Trang

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)


Đỗ Thành là người Mân Việt (vùng Chiết giang - Thượng hải) sang sinh sống ở Việt Nam, hiện định cư tại Mỹ. Bài viết của Đỗ Thành đầy lý thú, nó chứng tỏ người Việt gần gũi với nhau biết bao.
Sau đây là bài nguồn gốc chữ Nôm của Đỗ Thành, trước khi có chữ phải có tiếng đã và tiếng nói ấy giống nhau. Có rất nhiều và đủ bằng chứng hiển nhiên là chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt.

2800 năm trước có bài hát của người Việt khi chèo ghe, là bài “Việt nhân ca” được truyền đến ngày nay, là chữ Nôm.


2500 trước có “Duy giáp lệnh” của Việt Vương Câu-Tiễn nằm trong sách Việt Chép, là chữ Nôm.

Các truyền thuyết, cổ sử, cổ thư và cổ thi từ dân gian cho đến sách của Khổng Tử biên soạn, và “từ điển” thời xưa v v... đều sẽ chứng minh được là “hiển nhiên” rằng: chữ Nôm có trước!

Tôi xin trình bài khảo cứu nguồn gốc chữ Nôm và Chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt với nhiều bằng chứng rỏ ràng được xét từ giáp cốt văn, cổ thư-cổ sử.

Xin lần lượt xem qua từng bằng chứng:

 Sách “Thuyết-Văn” còn gọi là “Thuyết văn giải tự”do Hứa Thận thời Đông Hán biên soạn, bao gồm 2 phần là Thuyết văn và Trọng Văn.

    - Phần Thuyết văn gồm 9.353 chữ, chia theo 540 bộ chữ.

    - Phần Trọng Văn gồm 1,163 chữ, chỉ ra những chữ cùng âm cùng nghĩa nhưng mà cách viết khác nhau.

      Sách Thuyết Văn gồm 14 chương chính và 1 chương mục lục, tổng cộng có 133.441 chữ trong lời ghi chú để giải thích chữ nghĩa. Năm Vĩnh Nguyên thứ 12 (Công nguyên, năm 100), sách Thuyết-văn được hoàn tất nhưng mãi đến năm Kiến Quang thứ nhất (Công nguyên, năm 121 ), Hứa Thận mới giao cho con là Hứa Xung dâng lên triều đình Hán .

Nguyên bản của Thuyết văn đã thất lạc, cũng là nhờ các thư tịch khác thời Hán và các đời sau đã dùng Thuyết văn để dẫn chứng nhiều, cho nên, sau nầy người ta có tài liệu biên soạn lại sách Thuyết văn. Thời Bắc Tống , rồi đến thời Mãn Thanh đều có người nghiên cứu và hiệu đính.

Sách Thuyết văn dùng 2 phương pháp “Phản” và “Thiết” để tra chữ, rồi giải thích nghĩa, tạo ra tiền lệ và trở thành quyển từ điển đầu tiên. Các từ điển sau nầy là phỏng theo phương cách của Thuyết văn.

-“Phản” là cách nói phản-nghịch (nói lái): dùng từ phản (nói lái) để đọc ra phát âm của chữ cần tra cứu. Ví dụ:

Phát âm chữ “Thiên 天” là theo cách nói lái của “Tha-Tiền 他 前”, là “Thiên Tà”, thì sẽ biết “Thiên” là phát âm của chữ  “Thiên 天”: 天 = 他 前.

-“Thiết” là nhất thiết, là tất cả: chữ đầu lại dùng luôn âm vần của chữ thứ 2 để phiên âm ra giọng đọc của chữ cần tra cứu. Ví dụ:

Phát âm chữ “Thiên 天” là dùng chữ “Tha-Tiền 他 前”. Với cách đánh vần chữ “Tha 他” dùng luôn âm “iên” của chữ “tiền前” thì sẽ được Tha-iên-Thiên: 天=他 前.

Hai phương pháp “phản” và “thiết” có cách dùng trái ngược nhau, nhưng nhập chung lại thì cách nào cũng được, và gọi chung là “phương pháp phản-thiết” để phiên âm.

Nhờ cách phiên âm phản-thiết của Hứa Thận, cho nên người ta có thể căn cứ vào cách đọc của Thuyết văn để phục nguyên âm đọc Hán ngữ cổ. Cách giải tự trong Thuyết văn có nhiều đóng góp cho việc khảo cứu ngôn ngữ học. Qua đó, người ta có thể phục nguyên cách đọc của thời cổ xưa. Đời nhà Thanh có bốn học giả nổi tiếng đã nghiên cứu và hiệu đính Thuyết văn.

Có hiện tượng “không bình thường” là khi dùng tiếng Hoa ngày nay để đọc “Hán ngữ” cổ thì khó khăn, không thích hợp, còn dùng tiếng Việt để đọc lại dễ dàng. Từ đó rút ra kết luận: đọc Thuyết văn theo tiếng Việt thì đúng, mà đọc theo tiếng Hoa thì nhiều khi sai vì không hoặc khó phiên âm đúng.

Chính vì tiếng “Hoa” không đọc nổi “Thuyết văn giải tự”, cho nên các đời sau nầy khi biên soạn lại sách Thuyết văn, người ta thêm vào cách phiên âm “mới” hơn so với thời Cổ đại. Dù là như vậy nhưng, những âm Trung Cổ đại lại một lần nữa cũng gần với âm Việt hơn là tiếng Hoa ngày nay. Chúng ta có thể nhận ra những phần phiên âm theo cách “phản-thiết” mà người đời sau thêm vào. Khi đọc sách Thuyết văn thấy đã có hướng dẫn cách đọc chữ của Hứa Thận rồi mà lại có thêm 3 chữ “X X thiết” nữa mà lại khác với cách “hướng dẫn các đọc” của câu có trước thì đó là bản được “soạn” lại! Bản nào được biên soạn vào đời nhà Thanh thì có thêm phần “XX thiết” đọc theo tiếng quan thoại-phổ thông được hơn.

Liệu có còn bản chính của Thuyết văn do Hứa Thận thời nhà Hán viết ra không? Không! bản Thuyết văn xưa nhất hiện thời, cho dù được gọi là “nguyên bản”, được chụp hình đăng lên Internet hay in thành sách để bán thì cũng là bản được biên soạn vào thời nhà Tống ! Những bản khác còn được làm muộn hơn nữa.

Nhưng dù sao đi nữa, sách Thuyết văn có giá trị là nhờ nó giữ được nhiều nguyên văn cổ xưa của Hứa Thận và có nhiều điển tích trong những lời giải thích. Đồng thời sách cũng đưa ra quy tắc chữ viết cùng một bộ thì có phát âm giống nhau v v...
Tôi nhận thấy, đọc Thuyết văn theo tiếng Hoa-quan thoại thì không phiên âm được chữ như chú dẫn của Hứa Thận, còn khi đọc theo các tiếng Việt thì đọc đúng! Ví dụ:

-     Chữ  夏, tiếng Hoa ngày nay đọc là “Xia”. Thuyết văn ghi:   夏 : 中 國之人也. 從 夊從頁從𦥑. 𦥑,兩手. 夊,兩足也. 胡雅切. (Hạ: Trung Quốc chi nhân dã.Tùng xuôi tùng hiệt tùng cúc. Cúc, lưỡng thủ. Xuôi, lưỡng túc dã. Hồ nhã thiết.)

Giải thích chi tiết nghĩa là: Hạ夏: người Trung Quốc vậy. Viết theo 夊xuôi theo 頁hiệt theo cúc𦥑. Cúc , hai tay (cúc: khép, chấp 2 tay). Xuôi, hai chân vậy. Hồ nhã thiết.

-Phiên âm theo cách phản: Hồ nhã = Hà nhỗ, âm : “Hạ”

-Phiên âm theo cách thiết: Hồ-nhã=Hồ-a-ha , âm : “Hạ”.

Một đoạn ngắn nêu trên khi tra chữ Hạ 夏 cho thấy thời cổ đại cho đến thời nhà Hán thì chữ 夏xia của tiếng Hoa bây giờ, ngày xưa đọc là “Hạ夏”. Như vậy, rõ ràng là dùng tiếng “Hoa” khi tra Thuyết văn là trật, là không thích hợp. “Hồ nhã” không bao giờ phiên âm ra thành “Xia”.
Đọc theo tiếng Hoa-quan thoại thì “胡 雅 (Hủa + Dã)” không thể nào đánh vần ra “Xia” theo cách “phản và thiết”. Cũng nhờ phần chú thích giải tự thì biết được ngày xưa khép tay, khoanh tay, hay chấp tay gọi là Cúc𦥑và hai chân xuôi thì viết là xuôi夊.

*Đặc biệt: “Hồ nhã-胡 雅” đọc theo Mân Việt “雅Nhã” là “Nghé”, “nghe” hay “nghè” thì “phản thiết pháp” cuả Hạ夏 trở thành âm Hè夏 theo tiếng Triều Châu và Việt Nam.

Bây giờ ta thử xét một vài chữ có cách đọc khó và lạ xưa nay:

譒     𢾭也。 从言番聲。《商書》曰:“王 譒告之.”  補過切
chữ Bôn譒 Boa- dã. Tùng ngôn  bàn thanh. (Thương thư) viết: “Vương bôn cáo chi”. Bổ qua thiết, là “ Bổ-ua=bua-boa”.

Bua (Bổ qua thiết) là phiên âm của đời sau. Nguyên văn của “Thuyết văn” là “ngôn-bàn thanh言 番聲.”=Bôn.

Bây giờ người ta đọc chữ Bôn (bua-boa)-譒là “Phiên” hay là “Phồn”. Đọc là “phồn” thì còn hợp với Thuyết văn đã ghi là “ngôn, bàn thanh”. Bôn hay Phôn hay Phồn giống nhau, chỉ là đọc giọng nặng nhẹ khác nhau theo từng miền “đông, tây, nam, bắc”. Người ta còn đọc là 譒phiên theo âm chữ ghép bên phải là “phiên番”; và cách đọc “phồn譒” là vì ghép vần 番phiên  và 言ngôn. Nhưng thời xưa lại đọc chữ 番phiên là “bàn番”.

Xin giải thích thêm: 譒 vết tích của âm “Boa” còn được dùng trong tiếng Triều Châu- Mân Việt ngày nay. Hiện giờ tiếng Triều Châu vẫn gọi “bàn chân” là “kha-bóa” (Kha là kẳng/cẳng, Boa là bôn/bàn…Bàn là bàn tay, bàn chân). Từ nguyên văn “tùng ngôn bàn thanh” của “Thuyết văn” thì chúng ta biết được ở thời Cổ đại đọc là “Bôn, Bồn, Bàn”, đến thời Trung Cổ người ta “biên soạn” lại Thuyết văn thì thêm vào “Bổ qua thiết = Bua = Boa” phù hợp với “kha-boa (bàn chân)”. Bên tiếng Triều Châu còn dùng cho đến ngày nay. Âm của các “Nho gia (?)” từ từ biến thành  “Phiên”- như tên gọi nước “Thố phiên” hay “Phồn-  tức là nước “Thổ phồn”.

“Phiên” hay “Phồn” có sau và được dùng cho đến ngày nay. Người ta lại đặt tên gọi đó là “từ Hán-Việt”! Tên gọi là gì cũng được! điều rõ ràng là “Hán-Việt” của “phiên” hay “phồn” có sau, còn chữ Nom “bóa” “boa” “bàn” mới là có trước và đã được ghi trong sách “Thuyết văn” cũng như tồn tại trong dân gian Việt cho đến ngày nay. Cho nên nếu nói rằng “bàn” là “Nôm” thì rõ ràng là Nôm có trước.

(Dưới đây sẽ xét đến âm chữ Bàn trong Thuyết văn...)

 番:  獸足謂之番。从釆; 田,象其掌。   附袁切

Phiên: Thú túc vị chi phiên. Tùng 釆thể; 田điền, tượng kỳ chưởng掌. Phù viên thiết. Phiên: Chân thú gọi là phiên, viết theo 釆thể; theo 田điền, như là chưởng (chưởng: bàn,  bàn tay).

Phần trên là tôi phiên dịch theo “đa số” hiện giờ! chứ thật ra thì đoạn văn trên phải phiên dịch là “ Bàn: thú túc vị chi bàn, tùng thể; điền, tượng kỳ chưởng.”

Đây là vết tích của chữ Phiên番 trước và ngay thời Hán, vào lúc ông Hứa Thận còn sống thì đọc là Bàn. Cho nên còn cách giải nghĩa phần nầy như sau:  { Bàn番: Thú túc gọi là Bàn. Theo  (thể)釆bẻ ; (Điền)田đàn, tựa như cái chưởng. Bàn:  chân thú gọi là bàn (bàn chân), viết theo bẻ釆(thể) và đàn田(điền), tựa cái bàn (tay, chân)...} Vì sao lại “diễn nôm” như vậy ? Vì thuyết văn đã viết đây là “ngôn- bàn thanh”  {Chữ bẻ釆(thể) quá đặc biệt! “thể” là “hái” là “bẻ”/ví dụ: “Thể 釆Trà茶” là “hái” là “bẽ” “chè-trà”: [Chữ Bẻ釆(thể) gồm chử mể米 và 1 dấu “ngắt” hay “cắt” ở phía trên mà tiếng Triều Châu đọc Mể米 là “Bía米” và có thêm cái dấu dấu cắt phía trên thì có giọng đọc thành “bẽ釆” là rất phù hợp]. Tiếng Triều Châu còn đọc là “bboi” hay “bbé” hay “tiaé”, (tiếng Triều châu : “hái lá” là “tiáe Huêét” hay “Bbé Huêét” Huêét âm chử Hiệt頁 nhưng mang nghĩa là “Lá” ), tiếng Quảng Đông là “chsổi釆”, tiếng Bắc Kinh là “chsài釆”. Chsổi hay chsài  như là đọc “thể” không chuẩn mà thành “chsể, chsề”, còn “thể” đọc không chuẩn qua vần “T” sẽ thành “tể” hay “Tiae” ; còn âm “bbé” hay “bẻ” là giống nhau}. Xin hỏi ai là chuyên gia về “Hán-Nom” thì những âm của một chữ “đặc biệt” như vậy thì là âm nào là “Hán” và âm nào là “Nôm” và chữ Hán có trước hay là Nôm có trước?
Điều thú vị khi nghiên cứu Thuyết văn giải tự của Hứa Thận để phục chế cổ Hán ngữ thì thấy rõ phát âm thời Tần và Hán giống như các tiếng nói Việt Nam và Quảng Đông (Việt), Phước Kiến-Triều Châu (Mân-Việt) ngày nay; và cũng phát giác những biến âm đã khác tiếng Việt thời cổ đại mà các phương ngôn Việt Nam, Quảng Đông, Triều Châu còn giữ được. Ví dụ tiếng Việt Nam còn giữ được tiếng “bàn” tay, “bàn” chân, và Triều Châu giữ được “boa-boá” hay là “póa” Trung cổ đại mà thời Hán đã được ghi lại trong “Thuyết Văn”. Biến âm của Bàn-bồn-bôn/ tùng “ngôn” “bàn” thanh trở thành bua-boa-bóa-poá,  trở thành “biên” rồi thành “phiên” và “phồn”...!
Thực ra thì từ “bàn-bèn” biến thành “biên, bua, phàn, phền, phồn, phiên v v...” đó là quy luật biến âm thường tình của ngôn ngữ theo miền và theo thời đại với nhiều tiếp xúc văn hóa và phát triễn khác.
Cổ âm xưa là Bàn, giáp cốt-Kim văn đã vẽ rõ chữ nầy bằng hình bàn chân thú. Ngày nay chỉ có tiếng Việt Nam còn dùng “bàn” là “bàn tay- bàn chân” thì rõ ràng là tiếng Việt Nam còn giữ được âm cổ xưa nhất, và cũng là một minh chứng giọng “Nôm” của chữ “Nôm” là có trước: có thể nói giáp cốt văn-chữ tượng hình đầu tiên là “chữ Nôm”.

Cổ văn vẽ chữ tượng hình:  番phiên là “bàn -番” , chữ xưa là tượng hình, vẽ “chữ phiên” là bàn chân thú có móng vuốt, ngay cả chú thích “附 袁切phù viên thiết”. Ngày nay đọc như vậy thì làm sao đúng với ngày xưa? Nếu đọc là “bùa vang- 附 袁” là “bàn (vua)” thì hoàn toàn đúng là “bàn” như chú thích trong Thuyết văn vậy! Bởi vì chính chữ “bùa符(Phù)” của bùa chú là đồng bộ thì đồng âm với chữ bùa附(Hay “Phù”, hay “Phụ”) đó thôi.

- Xét thêm: Thảo bộ 艸部   蘻kỹ-(hệ)   狗 毒也 cẩu độc dã 从 艸繫聲 tùng thảo kỷ  (Hệ) thanh。古詣 切 Cổ chỉ thiết.

Cổ chỉ (nghĩ)= kỷ, ngày nay dùng chữ nầy cho ý nghĩa “liên kết”, mà khi có 2 chữ “liên kết” lại đọc là “liên hệ蘻”. Thật ra thì xưa Trung Cổ ghi là “古 詣cổ ngĩ =kỷ” và biến âm “kỷ” thành ra “kết” nhưng sau nầy thành ra “hệ” như ngày nay. (Ngày xưa đọc chữ “詣chỉ” là “Nghĩ詣”: Ngôn言 chỉ旨 = nghĩ và phiên âm là 五 計 / Ngũ kế). Phân tích kỷ lưỡng lời trong Thuyết văn sẽ thấy rõ là “nọc độc của chó gọi là “Cẩu Kỷ (nọc độc)” và “Tùng thảo kỷ thanh” lại là viết theo bộ thảo艸 với là âm “Kỷ- hay kỳ”. Vì tiếng xưa không cố định thanh sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng nên âm “kỳ” gần với “kề” và hoàn toàn phù hợp với “liền kề” cũng có nghĩa tương tự như “liên hệ”. Qua khảo cứu kỷ lưỡng, sẽ có đủ lý do để phục nguyên chữ Nôm cổ đại “kề蘻” đã có trước âm “hệ” quá mới, và âm “kỷ” với “kết” cổ đại vẫn có sau âm “kề”. Vậy: “liền kì” hay “liền kề” là có trước “liên hệ”

Ngôn bộ  言部   詣nghĩ(chỉ)    至 也 chí dã。从 言旨聲 tùng ngôn, kỷ thanh。 五計ngũ kế = ngễ(切thiết) . Từ khảo cứu nầy thấy “thánh chỉ” thời Cổ đại gọi là “thánh nghĩ”, và đến thời Trung cổ là “thánh nghễ” cho nên phiên âm là “Ngũ Kế五 計” = Nghễ, ngày nay là “chỉ.”

Chỉ bộ 旨部   旨kỷ   美也mỹ dã。从甘匕聲tùng cam tỉ thanh; âm cam theo tỉ thanh là “kỷ”。凡旨之屬皆从旨phàm chỉ chi thuộc giai tùng chỉ。職雉 切 chức thị thiết =chỉ (biến âm thành chỉ): xưa đọc là “kỷ” vì là “cam” với “tỉ thanh”. Nay đọc là “chỉ”

Tỷ Bộ   匕部   匕tỷ   相 與比敘也 tương dĩ tỉ tự dã。从 反人 Tùng phản nhân {cách viết như chữ nhân人 bị lộn ngược (匕)} 。 亦所以用比取飯. Tỷ, diệc sở dỉ dụng tỉ thủ phạn - “tỷ”có thể dùng để đựng cơm). Tiếng Việt ngày nay còn dùng “kỷ” trà, kỷ đựng trầu cau. 一 名柶 (nhất danh mứ/máng) còn gọi là “mứ” (hay là “máng” ngày nay)。Ngày nay tiếng Triều Châu vẫn dùng chữ “tỷ-đọc thànhTeaá” là cái “chảo” để chiên cơm, còn tiếng Việt Nam thì lại còn dùng “máng” là “máng” đựng thức ăn cho gia súc như cái “máng” dùng cho heo ăn. 凡 匕之屬皆从匕phàm tỷ chi thuộc giai tùng tỷ. 卑履切 ty lý thiết (ty lý = âm “tí-tỉ”) => “匕tỷ” có sau, nên được giải thích rõ là còn gọi là “mứ/ máng柶”.

Mộc bộ  木部   柶 Tỷ(mứ, máng)   《禮lễ》 有柶hữu tỷ. 柶tỷ/tứ(mứ, máng), 匕 也tỉ dã。 从木四聲 (tùng “mộc” “ tứ” thanh ) âm cổ là theo mộc , với “tứ” thanh, tức là “mứ” hay “máng”, cái “máng” đựng thức ăn, cái “máng” hay cái “mứ” hay cái “tỷ”, cái “kỷ” lại là dùng để đựng thức ăn trong dịp lễ禮。息利 切  tức lị thiết = tỷ (ghi chú: lị利 đọc là “lị”, chỉ đến khi có vua tên Lê Lị thì kỵ húy nên lị mới đổi đọc thành lợi).=> 从木四聲 Tùng mộc tứ thanh: mộc + tứ là “柶mứ”/ máng  là “chữ Nôm” có trước, âm “tỷ” có sau và chỉ đọc “tức lị息 利” bằng Hán-Việt được mà thôi, còn “xĩa lía息 利”= “xĩa”/ tiếng bắc kinh và “xíc lì息 利”= “xi”/ Tiếng Quảng Đông và “xech lịa息 利”= “xia”/ Tiếng Triều Châu... đều “khó lòng” và “không” “phiên âm” được chữ nầy thành ra chữ nào có âm chính xác theo cách “phản” cũng như là “thiết”! Chính vì vậy mới thấy được cái âm “Mứ柶, Máng柶” là chính xác và có trước, và âm Tỷ柶 là có sau. Các “phương ngôn” khác của chữ nầy thì khỏi bàn luận... vì không dùng nỗi, dùng sai hoặc biến âm khác xa rồi, hoặc không còn dùng chữ nầy nữa. Chữ nầy cũng là một bằng chứng rằng tiếng Nôm, chữ Nôm có trước!

 Chữ “gần近” ở Triều Châu đọc là “gìn/ kìn近”, ở Phiên Ngung đọc là “khạnh/ cạnh近”, ở Bắc Kinh đọc là “Jín近”. Thời nhà Đường nhiều nơi lại đọc là “cận 近” ; chữ “tiệm店” ở Triều Châu đọc là “tiẹm店”, ở Quảng Châu đọc là “tiêm店”, ở Bắc Kinh đọc là “tién店”, thời nhà Đường nhiều nơi lại đọc là “điếm店”. Gần-gìn, khạnh/cạnh với “jín” cũng chính là “gìn”, cùng với “tiệm” “tiêm” “tiẹm” “tiién”... Xin nhấn mạnh là riêng ở bên “tiếng Hoa” thì đã chứng minh và công nhận rằng tiếng Quảng Đông và Triều Châu là có trước tiếng Hoa-Bắc Kinh mấy ngàn năm. Như vậy cũng có nghĩa là chữ “gần/ cạnh” có trước chữ “cận hay jín” và “tiệm/ tiêm” có trước “tién” hay “điếm” của “Hán –Việt” vậy.

Ngày nay, lại có Khương Nhung bên Trung Quốc xuất bản tiểu thuyết “Tô tem Sói”, cho rằng chữ tượng hình chính là do dân du mục sáng tạo ra. Từ lý giải chữ Mỹ美 chính là con dê羊 lớn mập là đại大, thì là đẹp, đẹp lòng khi nuôi được con dê lớn thì là Mỹ美, (美=羊+大) tác giả cho rằng chữ vuông là của dân “du mục”. Vì vậy đẹp, Mỹ美 là “nuôi dê” là “du mục” và “Người Hoa-gốc bắc-du mục” sáng tạo ra chữ vuông! Khương Nhung nói về cái “đẹp” là Mỹ美 mà không dính líu với trồng tỉa và nông nghiệp! Tác giả cố tình không biết hay là thật sự không biết rằng:

Chữ Lệ麗 là cũng là mỹ là đẹp, và chữ lệ còn hay hơn chữ Mỹ美 nhiều! Chữ Lệ麗 là con nai(鹿lộc) vàng ngơ ngác với trên là đôi mắt nai mở to chứ không nhắm lại! Như vậy, xét theo chữ Lệ麗 thì chữ vuông là thợ săn hay “thi sĩ” hay “họa sĩ” sáng tạo ? Xin hãy cười cho vui! Người đời hay dùng chung nói đẹp đẽ là Mỹ Lệ-美 麗 hay diễm lệ-艷 麗.

Xin dẫn chứng tiếp:

- Chữ Diễm艷 là “đẹp” diễm tuyệt, là sắc đẹp đầy tràn, bên trái của chữ Diễm艷 là chữ Phong豐, bên phải là chữ Sắc色. Chữ Phong gồm chữ Đậu豆(hạt đỗ-hạt đậu) bên dưới và hình ảnh bông lúa “丰丰”đầy đồng phía trên, “diễm” được diễn tả bằng “sắc đẹp” của bông lúa“丰丰” và đậu豆(đỗ). Khi phục nguyên chữ Nôm thì chữ “Diễm艷” nầy lúc đầu có phát âm là “Đẹp艷”. Vì sao? Vì rất nhiều địa phương không phát âm vần “Đê/đ” được!  Ngày nay tiếng Bắc Kinh, Quảng Đông, Triều Châu đều không có âm “Đ”, cho nên đã đọc “Đẹp艷” là “Dep-diẹm” rồi thành-diềm艷 (tiếng Quảng đông ngày nay), diễm艷(Từ Hán-Việt), dén/yen艷 (Tiếng Bắc kinh ngày nay)”

- Phục nguyên chữ Nôm “lệ麗” chính là “đẽ麗” vì “đẽ麗” nhiều nơi đọc không được, đọc trệch thành “lẽ” và “lẹ” rồi thành “lệ麗” . Nhập chung lại sẽ thấy “đẹp đẽ-艷麗” sinh ra “Diễm lệ” trở thành “diễm lệ-艷麗”

- Phục nguyên chữ Nôm “Phong豐” có thể chính là “bông豐” vì chữ nầy nói về “bông” lúa và âm “đậu” hay “đỗ” hoàn toàn phù hợp ý nói “đậu bông”, “trỗ bông”. Phong phú豐 富 là bông lúa豐 富, có nhiều lúa (với phú富 gồm chữ Điền田 và bông lúa) là giàu! Chữ “bông豐(Hoa)” kết với chữ “sắc色(sắc đẹp)” thì đúng là “đẹp艷Diễm”.

- Chữ Nhã雅 là tao nhã, là đẹp với chữ “nha 芽” tức là manh nha, nhú mầm, nẩy mầm, nhảy mầm của hạt giống mới nẩy mầm. Phục nguyên giọng đọc của “Nha芽” và “Nhã雅” chính là “Nhảy芽/雅” bị đọc trệch là “Nhã雅” Hán-Việt và “Ngạ雅” / tiếng Quảng Đông, “nghè-Nghe, nghé雅”/ Tiếng Triều Châu, và “Dã雅(ya)” / Tiếng Bắc Kinh… chính là dân nông nghiệp ca tụng cái đẹp của “nhẩy芽nẩy, nhú” mầm của hạt giống.

Chữ Phước福 có Y/衣/áo, cũng có Điền田 là ruộng lúa nước.

Có thể kể ra thật nhiều trường hợp nữa, nhưng tôi tạm dừng ở đây, vì muốn nói cho cùng, phải làm một công trình quy mô khảo cứu và dịch toàn bộ sách Thuyết văn. Nhưng để chứng minh chữ Nôm của người Việt có trước chữ Hán của người Hoa thì có lẽ cũng là đủ, vì còn phải dẫn chứng qua phần chi tiết khác.

Thứ chữ mà tôi gọi là chữ Nôm thì nhiều người gọi là chữ Việt cổ. Không sao, chỉ là cách gọi. người Hoa Hạ đã dùng chữ Nôm của người Việt cổ phương Nam chế ra chữ Hán.

Khi tìm ra cội nguồn chữ Nôm, sẽ càng hiểu mức độ văn hóa và sức sống mãnh liệt nguồn gốc và văn minh Bách Việt của tộc Việt, càng cảm thông và kính phục cha ông mất bao trí tuệ và công sức sáng tạo và bảo tồn cho chúng ta về chữ và ngữ của tổ tiên.

Chử Nôm có trước từ xưa và vẫn tồn tại trong suốt qúa trình lịch sữ và cho đến ngày hôm nay; Đó là lý do vì sao tôi đã phục nguyên được “Việt nhân ca” và “Duy Giáp lệnh”.

Sacramento Ngày 29 tháng 03 năm 2010.

Đỗ Thành/ Nhạn Nam Phi

Ghi chú: Có qúa nhiều quan niệm xưa “Truyền thống” về chử Nôm
-Xin tham khảo thêm các bài và tài liệu sau đây.

*“Ghét đời Kiệt Trụ” . Tác giả : Nguyễn Thiếu Dũng

* ”từ chử phụ đi tìm nguồn gốc chử tượng hình” . Tác giả : Nguyễn Thiếu Dũng.

*PHÁT HIỆN LẠI VIỆT NHÂN CA (越人歌)

*PHỤC NGUYÊN DUY GIÁP LỆNH CỦA VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN .

Chữ Nôm Cổ Xưa và Ý Nghiã Việt
Đỗ Thành

Chữ “Nôm” có trước “Hán-Việt”! Nếu hôm nay tôi không phát giác thì cũng sẽ có người khác tìm ra điều nầy!
Trước hết xin xác định chữ Nôm là gì? để dễ thảo luận. Theo quan niệm thông thường của người Việt Nam thì chữ Nôm là những chữ mượn chữ Hán để thể hiện chữ với phát âm “thuần Việt” phương nam khác với phát âm của “Hán ngữ” thì gọi là chữ Nôm. Còn những thứ chữ như Nòng nọc, Hỏa tự, chữ trên đá Sapa, chữ giả định trên trống đồng…thì được gọi là chữ Việt cổ. Nhưng, Trong khi đó, người Việt sống ở Hoa Nam như Việt vùng Quảng Đông và Mân-Việt là Triều Châu, Phước Kiến(các nơi nầy có tên là Nam-Việt, Mân-Việt, Đông Việt trong lịch sử) lại cho rằng những chữ, hay tiếng nói cổ xưa
của tổ tiên để lại mà không ký âm được bằng chữ Hán – Quan Thoại hiện giờ thì đều là chữ (tiếng)Nam- Nôm: nhà nghiên cứu Nguyễn Thiếu Dũng đã gọi chữ Việt cổ là “tiền
Nôm”, còn chữ Nôm từ đời Trần về sau là “hậu Nôm”. Trong bài này, tôi gọi chữ Nôm là chữ do người Việt sáng tạo từ xa xưa-chữ Vuông/ Nôm.
Về nguồn gốc chữ Nôm, quan niệm “phổ biến” hiện nay như sau:
- “Chữ Nôm ra đời bắt nguồn từ tư tưởng chống Hán hóa, là ý thức phản vệ của dân tộc trước những gì có tính ngoại lai. Vào thời kỳ Bắc thuộc, người phương Bắc tràn vào Việt Nam với dụng ý muốn đồng hóa dân tộc Việt, chữ Nôm ra đời chống lại xu hướng Hán hóa của người phương Bắc, đồng thời khẳng định tinh thần dân tộc, tuy nhiên, điều đó
chưa thực sự mạnh mẽ một cách có ý thức. Chữ Nôm thuộc loại hình văn tự khối vuông
– nghĩa là toàn bộ chữ được cấu tạo trong một ô vuông, được xây dựng trên cơ sở chất liệu là chữ Hán và được đọc theo âm Việt.
Chữ Nôm xuất hiện ở Việt Nam khi chữ Hán đã vào Việt Nam và đã được hình thành một cách có hệ thống âm Hán Việt, nên ban đầu chữ Nôm thuần túy ghi âm Việt. Dần
dần có những chữ Hán không ghi được âm Hán Việt cho nên các chữ Nôm sáng tạo được ra đời.
Khi ý nguyện sáng tạo ra một dạng chữ riêng của người Việt trở nên mạnh mẽ hơn trong thời Lê, những chữ Nôm được tạo ra một cách có ý thức hơn đã giúp cho sự hình thành
thêm nhiều chữ Nôm mới đủ để biểu đạt được tâm tư, nguyện vọng, tâm hồn và khí phách dân tộc trong các tác phẩm văn chương như thơ, phú, chiếu, cáo, biểu v.v. Sự sang tạo đó đã để lại cho đời sau những di sản thơ Nôm vô giá từ những bài thơ của
Nguyễn Thuyên đến Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, từ Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông đến Bạch Vân am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ Đại Nam quốc sử diễn ca đến Đoạn trường tân thanh; từ những bài thất ngôn bát cú thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đến dạng song thất lục bát trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, thơ lục
bát với Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Rồi thi văn hát nói của Nguyễn Khuyến, Tú Xương,v.v. và không ít những tác phẩm truyện Nôm khuyết danh khác như Thạch
Sanh, Trê Cóc, Nhị độ mai, Phan Trần, Tấm Cám, Lưu Bình Dương Lễ, Ngư tiều vấn đáp y thuật, Kim thạch kỳ duyên, Nữ tú tài, v.v.”(trích: Bách khoa toàn thư mở wikipedia:Chữ Nôm)

Những điều nêu trên trở thành “quan niệm truyền thống” khẳng định chữ Nôm mới có sau nầy, do học được từ chữ Hán! _ Điều nầy không đúng sự thật!
*Khi tìm nguồn gốc chữ Nôm mà chỉ xét theo không gian biên giới và địa lý hạn hẹp bởi “riêng một địa phương” là chưa rõ sự thật ! Bỡi vì lịch sử người Việt đã cư trú trên
1 địa bàn rộng lớn hơn phần cơ bản của “những nhận định Chữ Nôm là Mượn từ chữ Hán”. *Ngược với quan niệm “Chữ nôm có sau”, tôi đã phát giác phát âm Nôm có trước, và phát âm mà người đời gọi là Hán, Hán-Việt, Hoa ngữ là có sau chữ Nôm, chính là phát âm Nôm có trước, rồi mới được cãi tiến mà có phát âm mới hơn mà sau nầy gọi là Hán,và Hán Việt.

Khi xét theo “thời gian” ngắn hạn, chỉ từ thời cận đại hiện nay đến trung cổ đại,thời bắc thuộc, thời nhà Hán rồi dừng lại, là chưa rõ sự thật! Bởi vì, tiếng nói và chữ viết của
người phương nam là người Việt nó bao la vì nhiều chi tộc, có nhiều phân chi Lạc Việt là Lạc bộ Chuy, lạc bộ Mã cùng nhiều nước Việt nhỏ … đã làm chủ vùng Thái Sơn và Hoàng Hà trước thời Đông Chu Liệt quốc. Để lại câu ca dao “Công cha như núi Thái sơn…”;Chữ Nôm trong một chi Việt tộc chỉ là một phần trong chữ Nôm của cái “đại thể” là “Bách Việt tộc”. Vì vậy phải khảo cứu rộng và xa đến thời thượng cổ, ít nhất là từ giáp cốt văn thì mới có thể thấy được sự thật.Chữ Nôm là chữ tượng hình và đã biến đổi trở thành không còn là chữ tượng hình, mà thành chữ “biểu ý”vuông cho đẹp, cho nên gọi
là chữ Vuông.

Hình như là tổ tiên người Việt không chỉ có sáng tạo ra một loại chữ, mà có thể kể đến chữ Nòng nọc (Khoa đẩu), chữ hình ngọn lửa (Hoả tự), chữ tượng hình vẽ chó vẽ nai
ở Sapa, vẽ hình bước lên cao, hình đứng bên cây yêu nhau v v… ở Vân Nam và nhiều nơi mà người ta đã phát hiện. Tại những di chỉ văn hóa như Bán Pha, Ngưỡng Thiều,
Đông Sơn v v… đều có dấu tích các chữ viết thuộc về tiền thân của giáp cốt văn và chữ Vuông ngày nay. Điều éo le là đến nay chỉ có chữ vuông của sử sách bên Trung
Hoa lưu lại và bao trùm văn minh Á Đông (Vì Việt Nam đã đổi qua dùng A< B < C vì ảnh hưởng từ thời Pháp thuộc.) Chữ Vuông đi từ phôi thai cho đến phổ cập từ đời nhà Hạ, Thương, Chu đến ngày nay. Đó là loại chữ viết ít nhất có trên 5000 năm lịch sử với những tên gọi khác nhau:

-Có thể gọi đó là: là Chữ “vẽ hình” ở thời nhà Hạ?- Chữ “giáp cốt” ở thời nhà Thương?
- Chữ “giáp cốt văn”, “kim văn”, “chung đỉnh văn” ở thời nhà Chu ? – Chữ “Hán” ở thời nhà Hán ?-Gọi là Trung văn, chữ Hoa, chữ Tàu, Chữ China, Chinese v v… Ngoài ra,
người ở Hoa Nam còn gọi là chữ Đường-(người Quảng Đông gọi là “Thòn chìa”, người Triều Châu gọi là “Tưng Dia”); và lại gọi là “Duyệt粵 mành文” (Việt văn) theo tiếng Quảng Đông, gọi là “Vuông文 dia字” (chữ字 Vuông文) theo tiếng Triều Châu. –và, Ở tận phương nam còn gọi cái chữ có dạng hình Vuông là chữ Hán, là Hán Việt, là Nôm và cũng gọi là “chữ字 Vuông文”.

Thật ra đó là chữ “Vuông文” của người Việt, và ngày nay chỉ có Việt ngữ phương Nam mới có âm đọc và chữ để viết “chữ Vuông” bằng hai tiếng “chữ字 Vuông文”. Tuy
rằng người Việt Nam ngày nay đã đọc “文vuông” là “Văn文”, nhưng dấu tích “văn文” là “Vuông文” còn giữ được bên tiếng Triều Châu; Người Mân Việt-Triều Châu cho đến
nay vẫn chỉ đọc chữ “văn文” là “Vuông文” mà thôi, không bao giờ đọc là “văn文”. “Văn” là do đọc trệch âm “Vuông文” mà thành. Nếu nói chữ “Vuông文” là của dân tộc khác thì
tại sao không có bất cứ dân tộc nào có 2 chữ với phát âm là “chữ字 Vuông文” để chỉ hai chữ “chữ Vuông”= 字文 ? Tiếng Việt ngày nay vẫn gọi cái hình vuông là “Vuông”-mà ngôn ngữ khác thì không có điều nầy.

-“Wẻn chứa”=文字 là tiếng Bắc Kinh-Quang Thoại
- “Mành chìa”=文字 là tiếng Quảng Đông.
- “Văn Tự” =文字 là Tiếng Hán Việt.
- Tiếng Triều Châu thì vẫn gọi là “Vuông-chữ” : Phát âm là “Vuông Dia=文字” Chỉ cần đảo văn phạm của người Triều Châu hiện nay trở về như trước kia, (mà sử sách đã chứng minh là Mân Việt nguyên có cách nói “chính trước, phụ sau” ngược với văn phạm Sino-tibetan của Hán văn “phụ trước, chính sau”), thì “Vuông dia” sẽ là “dia Vuông” tức là biến âm bỡi “chịa Vuông”- “chữ Vuông”;*** “Chữ” Vuông : –
phát âm “Chữ字” biến âm thành “chià字”: tiếng Quảng Đông, và “chứa字”: Bắc Kinh, và “Dia字” bên tiếng Triều Châu…. “Dia 字 Vuông文” chính là “Chữ字 Vuông文”.

Xin mách với bạn đọc hiện tượng thú vị là người Triều Châu luôn nói tiếng Việt: Đũa nói là “Tua”, Mắt nói là “Mắt”, đi tắm thì nói là đi “chan ét” ( Chan cho… ướt) , bị ướt thì nói
là bị “Tắm”(Tắm chính là Đẵm/đẵm ướt biến âm), nhà thì nói là “chsùa”, chùa thì nói là “chsìa”… Đọc giả so sánh thì biết tại sao bên tiếng Việt có tiếng “nhà chùa” và “chùa
chiền”! “Sẽ” thì nói là “e xia”, “đọc chữ” thì nói “thạc chưa” và còn gọi là “thạc Dia” …và cũng phân ra là “Hán” và “nôm” trong tiếng Triều Châu! văn hóa thì nói “Vuông hóe”,
khen ai hay giỏi thì nói là “khẹn” v v.. *Sách “Việt chép” có cách nay khoảng 2500 năm, trước Sử ký của Tư Mã Thiên, toàn bộ là chữ Nôm mà đời Tần và Hán đã phiên dịch ra “Hán ngữ” và đổi tên thành “Việt tuyệt thư”, trong đó có “Duy giáp lệnh” của Việt Vương Câu Tiễn được giữ nguyên văn là chữ
“Nôm” như sau:
維 甲 修 ‘內-矛’ _Tất cả tụ lại mau.
‘方-舟’ 航 治 ‘須-慮’ _Phóng hàng trật tự.
習 之 ‘于-夷’_Tập cho giỏi.
宿 之 ‘于-萊’ _Sống cho vẻ.
致 之 ‘于-單’_Chết cho vang.
(Xem bài “phục nguyên Duy Giáp lệnh của Việt Vương Câu Tiễn”).
*Và 2800 năm trước đã có bài “Việt nhân ca-越人歌” là chữ Nôm được lưu lại trong sách Thuyết uyển của Lưu Hướng thời nhà Hán như sau:
滥 兮 ‘抃 - 草’ 滥 予
_Năm nầy biện-thảo (bảo) năm xưa

昌 枑 ‘泽 - 予’ 昌 州 州 飠
_Thương hoàng trạch-dữ (tử) thương chiều chiều xưa.
甚 州 焉 ‘乎-秦’ 胥 胥
_Sớm chiều em hận tương tư
缦 予 ‘乎-昭’ 澶 秦 踰 渗 ‘惿-随’
Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.
…河 湖_Hò Hớ。

(xem bài “Phát hiện lại Việt nhân ca”)
Đến đây thì có lẽ độc giả đồng ý với tôi là chữ Nôm đã có từ lâu… Và Thật ra; Chữ Nôm có trước thời kỳ Đông Chu Liệt quốc-Thời của Khổng Tử quá lâu: là thời của Giáp cốt văn đời Thương, và đã được lưu lại nằm trong dân ca, sau đó được Khổng tử biên soạn thành sách vỡ:
-“Quan quan thư cưu” là bài dân ca cổ xưa có lẽ đã có hơn 3000 năm lịch sử. Trong bài có đoạn “悠哉悠哉”! Xin hãy xem và nghe chữ Nôm này được phát âm là: “Diu chai diu
chai” = vui chơi, vui chơi (Hán-Việt đọc là = Du tãi du tãi”: 悠哉- vui chơi). Bài “Quan thư” hát bằng tiếng Bắc Kinh ngày nay vẫn còn phát âm “vui chơi vui chơi” (và còn nhiều chữ
Nôm khác trong bài nầy mà tôi phải sẽ trình bày trong 1 bài viết riêng sau nầy).
Đây là Video clip trên youtube ở đoạn1:10 phút sẽ nghe rõ phát âm “diu chai, diu chai” tức là “vui chơi, vui chơi”
***Chữ Nôm có trước chữ Hán quá lâu, lâu đến đỗi người ta quên mất “Cố đô thành” mà chỉ biết là “Cô tô 菇蘇” thành một cách vô nghĩa-khiến không ai hiểu nổi “cô tô” là
gì…Trong khi tiếng Mân Việt-Triều Châu thì “Cố Tô” nghĩa là “Cố Đô”! và Xin hãy xem Phong kiều dạ bạc hát bằng tiếng Tô Châu (Tiếng Ngô Việt – vùng đất của Ngô Vương
Phù Sai trước đây) ở đoạn 1:50 phút : “Thành Ngoại 城外” ngày nay vẫn đọc là “sành ngoài外”. “sành城 ngoài外” nầy hoàn toàn phù hợp âm Nôm “ngoài外”:

Cũng với lý do trên, người ta quên tên gọi của Việt Vương Câu-Tiễn (鳩淺) và Phạm Lãi(范蠡). Câu-Tiễn (鳩淺)đọc theo Nôm là Cu-Tí hay Cu Tửng. Nôm rất là “lạ”, cùng một chữ đi đôi thì “喜喜-Hỉ Hỉ”có thể đọc là “喜喜Hí-hửng”; “淺淺tí tí” thì là tí tửng-Tí ti-

Tí tẹo… cũng vậy; Người Việt có chuyện “kỵ Húy” nhiều lắm…chợ “Đông Hoa” gọi thành chợ “Đông Ba”, Lê Lị thành Lê Lợi, thì ngày xưa “Cu-Tí” trỡ thành “Câu-Tiễn”;

Tên của Phạm Lãi (范蠡)đúng là chữ “蠡lãi” của con Lãi (Lãi蠡/ Nôm). Cha của Phạm Lãi muốn đặt tên con là “Long” là “rồng”, nhưng ngại và đặt tên là “Lãi 蠡” cũng viết bằng chữ “Trùng-虫”. Chữ trùng ngày xưa là chữ “Long-rồng-虫-Trùng” (đây là phong tục đặt tên con cho “xấu” để cho “dễ nuôi”!).

Cũng vì vậy, người ta cũng quên và không hiểu nghĩa tên của “Trụ Vương” là “Đụ” (Nôm) và “Đắc-kỷ” là “Đĩ” (nôm) thời nhà Thương. …Tên vua cuối cùng của nhà Hạ thật ra là bị dân chúng chữi là “Kẹch (cặc)桀” theo giọng phát âm Mân Việt, khi cần nói đến tên nầy, vì ngại phát âm chữ đó mà đọc thành ra là “Kiệt”, vì ông vua nầy mê gái quáxá !_đây là những vết tích rõ ràng thời của nhà Hạ và Thương-Thời của Giáp cốt văn là phát âm Nôm-chữ Nôm, và Sau nầy, đến thời Hán và càng về sau thì phát âm đọc chữ đã biến âm theo thời gian lịch sử và gọi là Hán ngữ,…Và Phát âm của Hán, Hoa ngữ đã không thể nào hiểu nỗi nghĩa của những “chữ” ghi trong cổ sử có nghĩa là gì! May thay!
Tôi phát giác đó là CHỮ NÔM-chỉ cần đọc theo phát âm Nôm là Rõ nghĩa. Vì Đó là: Chữ Nôm có trước.
Người ta quên đi chữ Vợ媒(媒-某-畝: các chữ nầy đều là “Bợ”, “Vợ”) “chồng棕” là chữ Nôm (bây giờ chỉ thấy tự điển ghi là “Mỗ某” và “tông棕”), chữ “Thổ-土” cũng là chữ Nôm,
chữ cái chân, bàn chân, “bàn番”(bàn tay, bàn chân) là chữ Nôm trong giáp cốt văn v. v….
*** Chữ Nôm là có trước chữ Hán qúa lâu, lâu đến đỗi người ta quên đi “chữ字Vuông文 ” mà chỉ biết có “Văn文Tự字”. Xin Trích phần nầy từ “thuyết văn” cuả Hứa Thận thời nhà
Hán: 号:5693 文部 文 wen2 錯畫也。象交文。凡文之屬皆从文。 無分切 :
(Phiên hiệu:5693_Văn Bộ_Văn_WEN2_Thác Họa dã._Tượng Giao Văn>_Phàm Văn
chi thuộc giai tùng Văn_Vô Phân Thiết.)
Giải thích của “Thuyết văn” 2000 năm trước về chữ Văn文 nghĩa là: “Văn文” : Vẻ sai
vậy, như “chéo” là Văn. Phàm là thuộc về văn thì theo Văn (cách giải thích ngày xưa khó hiêủ nhưng rõ nghĩa là “viết sai” cái hình “vuông”, “như đường chéo” của “hình vuông”). Nghĩa là, 2000 năm trước, Hứa Thận đã giải thích chữ “Văn文” được trình bày theo cách như là “viết sai” : thay vì phải vẽ “hình Vuông” thì khó khăn, người ta đã dùng cách thể hiện bằng 2 đường chéo “X” của hình vuông, để nói lên hình ảnh của cái hình “Vuông”/文. “Văn文” là “Vuông” từ xưa, được Hứa Thận “ghi nhận” trong sách Thuyết văn, và người Triều Châu vẫn luôn luôn đọc là “Vuông文”. Cám ơn Hứa Thận, và cám ơn tiếng Triều Châu-Mân Việt đã chứng minh dùm tôi là: Chữ “Vuông – 文”có trước, chữ “Văn – 文” có sau.

Dưới đây xin dẫn một số chứng cứ cho thấy chữ Nôm có trước chữ Hán:

Ngày nay, tuy rằng đã thay đổi và chữ “cổ”, chữ “vuông” được gọi là chữ Hán, hay là Hán-Việt, nhưng nhìn kỹ thì vẫn thấy đầy rẫy chữ Nôm trong đó mà người Việt không
biết. Sự thật này làm tôi ngỡ ngàng! Và người Hoa bên Trung Quốc cũng không biết, càng làm cho tôi kinh ngạc! Chữ tượng hình, chữ vuông được cho rằng của người Hoa,
không phải của người Việt! Lịch sử Trung Hoa được chính thức tính từ thời Hạ, Thương, Chu. Và văn hóa, văn học viết bằng chữ tượng hình, chữ Vuông đã phát triển rực rỡ từ
thời Chu với Bách gia chư tử, có Nho giáo, Đạo giáo và Tứ thư, Ngũ kinh, có nhiều cổ thư và sách sử. Sự thật đã bị đánh tráo! Thật ra thì chữ tượng hình, chữ Vuông là của người Việt. Vì không phải là 24 chữ cái kèm theo nguyên âm để đánh vần, cho nên, thuở ban đầu chữ viết là phôi thai rồi lớn dần như em bé còn chưa định hình tính cách của mình và còn nhiều khuyết điểm. Theo thời gian phát triển thì chữ vuông được cải cách thành hình vuông và đạt nhiều tiến bộ, đạt tới sự “định hình” và “ổn định”. Cũng chính vì vậy, sau một thời gian, người ta đã quên đi cái gốc là “chữ Nôm” ban đầu rồi
cho đấy là chữ Hán của người Hoa. Nhận định sai lầm nầy làm người ta không thể nào hiểu nổi lịch sử cổ đại được ghi bằng chữ vuông cho đúng! Đi vàochi tiết, thì nhiều dòng chữ và địa danh, tên người v v… thật “ngắn gọn” của cổ sử mà người ta còn không hiểu nổi nghĩa thì làm sao hiểu cho đúng lịch sử ? Chữ Vuông là của người Việt sáng tạo ra.
Đúng ra thì chỉ là một loại chữ, bây giờ đã bị phân biệt ra “Hán”, Hán Việt” và “Nôm”! Thành thử tôi phải dùng đến từ “Hán”, “Hán-Việt”
và “Nôm” để giải thích và ví dụ như sau:
Có một số chữ được “Nôm” và “Hán” dùng chung, vì thật ra chỉ là 1 thứ chữ trước-sau.

Chữ vuông với phát âm cổ là Nôm dù đã bị gọi là chữ Hán, nếu như so sánh với cách phát âm Hán-Việt hay Hoa ngữ-quan thoại ngày nay, thì vẫn bộc lộ cách phát âm Nôm có trước khi bắt đầu có chữ Vuông. Vì sao ?
Ví dụ: chữ “Cổ古”(từ Hán-Việt) ở Phiên Ngung là ngoại ô Quảng Châu tỉnh Quảng Đông,Trung Quốc ngày nay vẫn đọc là “Củ古”(từ Thuần Việt-Nôm). Người Việt ngày nay vẫn nói “đồ cũ” hay “đồ cổ”.
Chữ “văn文” thì người Triều Châu vẫn đọc là “Vuông文
”. Người Việt vẫn nói “hình Vuông” chứ không nói “hình Văn”. Thì ra, có quá nhiều lớp bụi mờ của lịch sử đã phủ lấp sự thật xa xưa, và biến đổi cách phát âm Nôm làm cho người ta không biết rằng “phát âm Nôm-chữ Nôm có trước âm Hán-Việt/ chữ Hán”.
Các nhà ngôn ngữ học do chối bỏ hay là thiếu tiếp xúc, so sánh và thiếu hiểu biết tường tận về lịch sử và cổ sử, nên đã không thấy rằng đường ranh biên giới nhân tạo của quốc gia không thay đổi được tiếng Việt của dân chúng bao nhiêu! Ví dụ, Cắt đôi một miền đất người Việt ra làm hai bên A và B với thời gian dài thì tiếng nói hai bên vẫn là Việt!
- Sau khi phân chia, cả A và B cùng nói “cũ古”. Sau đó nhiều trăm năm, bên A do có những biến đổi bỡi “thiên-địa-Nhân”, “古” chuyển thành âm mới là “Cổ”. “Cổ古” sau đó được thông dụng bên A.
-Nhiều thời gian sau nữa, đại đa số người bên A chỉ biết “Cổ古”(quên đi âm “cũ古”) và có đông dân hơn. Bên B vì ít người hơn, trở thành thiểu số, và bắt buộc phải bị ảnh hưởng và học thêm phát âm “Cổ古” của bên A, đồng thời vẫn dùng âm “Cũ古”.
- Thời gian lâu sau nữa, thiểu số B muốn thoát khỏi ảnh hưởng của bên A, và bắt đầu muốn dùng lại “Cũ古” mà thôi. Khi B bắt đầu dùng lại “Cũ古” thì “cổ 古” đã tồn tại từ ngàn xưa! Thêm thời gian kéo dài đã làm A và B bên nào cũng “quên”, và cho
rằng “Cổ古” có trước và “Cũ古” có sau! Vì dân số nói “Cổ古” đông hơn bên “Cũ古”, nên dễ làm người ta nghĩ rằng “đa số” là cái gốc! Nhưng có một vài nhóm nhỏ bên A, vẫn sống theo tinh thần “bảo thủ” và “bảo tồn văn hóa truyền thống”, họ chỉ nói “Cũ 古” từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Ví dụ nầy là để nói lên nguyên nhân sự ngộ nhận về phát âm Nôm hay chữ Nôm có sau Hán Việt.

Để chứng minh rằng “chữ Nôm- 字喃” có trước chữ Hán, “Nôm喃” lại là phát âm của dân “Nam”, của người Việt越/粵, vậy, tôi xin trình bày về “chữ Nôm” đơn giản nhất đó là chữ Việt.

Ngày xưa chữ “Việt” viết như thế nào? và phát âm như thế nào trong “Nôm”-“Hán”-“chữ Vuông”?
-Trước hết, chữ Nôm hay chữ Hán đều là chữ “tượng hình”, rồi trở thành chữ “biểu ý” và thành ra “chữ Vuông”.
-Khi viết Nguyệt月 là vẽ hình/ “tượng hình” về mặt trăng, hình bán nguyệt.
-Khi viết Nhật日 là vẽ hình/ “tượng hình”, hình mặt trời.
- khi nhập Nhật日 và Nguyệt月 chung thành chữ “Minh明”, là “biểu Ý”, chứ không còn là vẽ hình nữa. Và biểu hiện ý nghĩa thì còn dùng cách ghép và mượn chữ có sẵn bằng ý nghĩa của chữ gốc (gọi là giả tá), bằng âm thanh của chữ gốc (gọi là hài thanh). Ví dụ: Thỉnh請 là sinh, thanh清 là sạch, đều là theo cách “biểu ý”; cũng như chữ tình情 và chữ thanh青 là xanh cũng là chữ “biểu ý”, để nói lên ý nghĩa, chứ không thể “dùng màu xanh để vẽ ra cái hình màu xanh”! và Làm sao vẽ ra hình chữ “tình” ?
Thông thường thì người ta chỉ đề cập hai chữ Việt là : Việt粵 và Việt越.
“Việt” có phải là Nôm hay không ? Khi vẽ hình mặt trời là vòng tròn >O< phát sáng bởi có nhiều tia sáng chung quanh, thì đó là chữ tượng hình. Sau đó chữ tượng hình được
đơn giản hóa, bỏ đi các tia sáng, chỉ còn vòng tròn O và gạch ngang ở chính giữa vòng tròn. Sau đó, cái vòng tròn lại được sửa lại, thành ra hình chữ Nhật日 ngày nay. Phát
âm Hán Việt đọc là“Nhật日”. Phát âm Bắc kinh-Hoa ngữ đọc như là “Rướ日”.
-Thật ra là được biến âm từ chữ Nôm “Rực/rỏ日-hay (Diệt)” và thường dùng Anh văn/
English để phiên âm là “ri日”. Phát âm Mân Việt-Triều Châu thì đọc là “Diềt日”.
“Diềt日” hay là “Rực日” là Nôm ngày xưa của Bách Việt, và chỉ có người Việt có phát âm “Diềt日” nầy. Tôi xin trình bày rõ ở đây và Xin phục nguyên âm đọc cổ xưa và có thể gọi là Nôm hoặc là Nôm cổ đại đọc là Diềt/(Việt)日. (Việt)/Diềt日 là mặt trời, và cũng là “Việt” mà có nhiều cách viết khác là “Việt粵” và “Việt越” v v…(Điều này giải thích vì sao có quá nhiều trống đồng có hình mặt trời ở chính giữa: đó là linh vật của người Việt cổ đại). Diềt=Việt=日= là mặt trời, là nóng + sáng, là Quang + Minh của cổ Việt tộc, tức là tiền Việt mà người đời nay hay gọi là người gốc “Australoid”. Phát
âm “Việt/diềt日” tương đương âm “Vic” của “victory” bên tiếng Anh/ English, và có quá nhiều biến âm đều có gốc âm là “Việt”. Sau nầy “Việt/ diềt日” còn có rất nhiều chữ “Việt”
khác tùy theo các phân chi và các vùng của tộc Bách Việt. Tiếng Việt ngày nay đọc là “Nhật日”, rất gần với âm “Diềt日” của người Mân Việt-Triều Châu hiện nay.
Tiếng Mân Việt-Triều Châu là một phương ngữ rất xưa, được nhìn nhận bởi nhiều chứng minh là có cỡ ít nhất là 7000 năm lịch sử, xưa hơn âm Hán Việt thời nhà Hán hay
nhà Đường và thời nhà Tống rất nhiều! Chữ Nôm với âm Nôm có trước là “Diềt日”, chứ không phải là âm “Nhật日” của Hán Việt có trước.

Khi vẽ hình mặt trăng, để phân biệt với hình mặt trời, thì người ta chỉ vẽ hình trăng lưỡi liềm, rồi cũng dần dần “vuông” hóa thành ra chữ “Nguyệt月”. Nguyệt ngày xưa cũng đọc là “Việt/ Duyệt月”. Tiếng Quảng Đông ngày nay vẫn đọc “Nguyệt月” là “Duyệt月” y như phát âm của chữ “Việt粵” và “Việt越”. Tiếng Việt ngày nay đọc là “Nguyệt月” rất gần với âm “Việt/ duyệt月”.
-Tiếng “Nam Việt-Việt Quảng Đông” cũng là phương ngữ xưa, xưa hơn âm Hán hay Đường và thời nhà Tống rất nhiều… Chữ Nôm với âm Nôm là “Duyệt月” có trước, chứ
không phải là âm “Nguyệt月” của Hán Việt có trước.
Người Triều Châu đọc Nhật日 là “Diệt/ diềt” và người Quảng Đông đọc Nguyệt月 là “Duyệt”, tiếng Việt ngày nay thì là “Nhật-Nguyệt”. Điều nầy cho thấy thời “tiếng Việt nguyên thủy” thì dù là mặt trời hay là mặt trăng, miễn là “ngôi sao – chiếu sáng” đều có chung ý nghĩa là soi sáng, là “Diệt/Việt”, là “Viêm-nhiệt”, là sức nóng và tỏa sáng, là ánh
sáng quang minh… Và ngay cả ánh sáng của quang minh được soi chiếu bởi một âm là mặt trăng và một dương là mặt trời đều có tên chung cùng phát âm giống nhau là “Việt/
Diềt”.
Xin liệt kê các chữ “việt” theo tôi đã nghiên cứu như sau và Trước hết là xin nói về 3 chữ Việt “rất là quen thuộc và quan trọng” :

*Việt越: Chữ Nôm đọc là “Duyệt” ở Quảng Đông. Bắc Kinh đọc là “Yúe越”. Hán-Việt Đọc là Việt. Triều Châu đọc “Việt越” là “Oắt” (chú ý: từ âm “yué” qua “úe” rồi “Oắt” chẳng
bao xa; và thật ra chữ nầy mượn bộ tẩu là “chạy” cộng với âm cái “Rìu” để thể hiện phát âm “chiếu”,“chiếu” –> iếu->Oắt). *Việt粵: Chữ Nôm đọc là “Duyệt粵” ở Quảng Đông. Ngày nay Hán Việt và Việt đọc là “Việt粵”, âm Bắc kinh đọc là “Yué粵” (ghi chú: bên Triều Châu dùng chữ “Việt越” thay chữ “Việt粵” nầy). Cách viết chữ “Việt粵” nầy rất giống chữ “dịch易”. chữ “Việt粵 ” nầy là “Hướng向” về mặt trời Chiếu sáng- với chữ “thể采”: là “Bẻ” để “biểu hiện ý” của âm “E” là “Yue” là “Việt”_ bản thân của chữ “thể采” trong cổ văn thì đó là chữ Nôm nghĩa là “Cháy采”, chứ “Cháy” là “Mộc木” đang phát cháy bằng mấy nét phía trên là ngọn lữa, Tôi là người Mân Việt nên hiểu rỏ chữ “Cháy采”nầy,(“Cháy采” còn 1 phát âm khác là “Bẻ采” để nói nghĩa khác, và “bẻ” hay “Bén” cũng lại quay về ấm Bén, cháy bén…)…cháy采-sáng nguyên 1 vòng câù tức là “Cầu vòng” mà ngày nay được viết bằng “Thể Hồng-彩虹” tức là “Cầu vòng”…nhiều người cứ tưỡng rằng Việt粵 với bên trong chữ Hướng向 là “Mễ米” là gạo…, không phải vậy đâu: Bỡi vì nghĩa cuả “Việt” là “Nhật- Nguyệt” là Quang Minh-Soi sáng… như Trống đồng của Cổ Bách Việt tộc đã lưu dấu trong lịch sữ).

*Việt易: chữ Nôm đọc là “Diệt/ diềt易” ở Quảng Đông. Hán Việt và Việt đọc là “Dịch易”, Bắc kinh phát âm là “Yi易”, Triều Châu Phát âm là “éck易”. Quảng Đông phát âm là “diềt易” tương đương với “Diệt易” là “Việt易”. Chỉ có âm Quảng Đông là còn đọc chữ nầy gần với âm “Việt易” nhất (tiếng Quảng Đông đọc chữ “Việt易” nầy là: “Diềt易diệk” hoàn toàn như người Triều Châu đọc chữ “Việt日” (nhật日) nầy là: “Diềt日Diệk”). “Việt易 ” đây là chữ dịch易chính là chữ tượng hình vẽ mặt trời hình tròn ->O<- -="" a="" bi="" c="" ch="" chung="" d="" g="" h="" i="" l="" m="" n="" ng="" nh="" ph="" quanh="" ra="" s="" sang="" t="" th="" thu="" tia="" tr="" v="" vi="" vu="" x="" y="">O<- a="" c="" ch="" chung="" d="" g="" i.="" i="" inh="" kinh="" l="" m="" ng="" ph="" ra="" s="" t="" th="" tia="" tr="" vi="">Việt=Trời/Trăng soi sáng=Hình mặt trời các tia phát sáng,hình trống đồng,và viết bằng>O<, 日, 易, 粵; 2 chữ Việt nầy: 易, 粵…Đều là “mặt trời cháy sáng” nhưng lại cố xếp hình cho giống như chữ Điểu-鳥 là con chim! Bỡi vì trong tộc Bách Việt có 1 bô tộc là Lạc bộ chim mà “Từ hán Việt” đã gọi là “Lạc bộ Chuy” ( Chuy隹 là Chim隹). Vì là Lạc bộ Chim鳥/Điểu cho nên đã thể hiện chữ Việt 易, 粵 cho giống như hình chữ “Điểu鳥 ” là chim_Và hình của Trống đồng thuộc Lạc Bộ Chuy/chim thì có rất nhiều hình鳥/ Điểu Chim_Và cũng vì “quang Niệm” là con của “Huyền Điểu” cho nên là “chim” thì “đẽ”
ra “trứng” cho nên “Rất là dễ hiểu khi có sự tích đẽ ra 100 trứng cùng chung 1 bào, cho nên gọi là đồng bào”-Vì đã có “Con cháu của Huyền Điểu là Lạc bộ Chim/ Chuy” . “Lạc
洛-Chim隹/ “Điểu鳥”, Phục nguyên âm Nôm của “Lạc” là “Nước”, “Lạc洛” là nước, lạc ngày xưa đọc là “Thác洛” hay là “Nak洛” như người Mường hiện giờ, và “nak/洛Nước/
Lạc” được ghép bằng bên trái là bộ thuỷ-Nước氵 và bên phải là bộ các各 thành ra Nak洛lạc.

Phục nguyên chữ Nôm của âm chữ “Lạc洛- Chim隹” chính là “Nước洛Nak-Chim隹” : tức là nước Việt-Chim của người Việt ở vùng đất Chiêm thành ngày xưa, đó là phần đất ở Miền Trung của Việt Nam ngày nay vậy-chính là từ nơi đây mà khoa học ngày nay đã phát hiện văn Hóa Hoà Bình là cái nôi của văn hóa Lúa Nước và Đông Nam Á, và từ
đây mà “Việt” đã phát triễn và đi xa Đông, Tây, Nam, Bắc.

Xin tuần tự xét các chữ “Việt” viết khác nhau mà có ý nghĩa và phát âm giống như nhau:

1*Việt = Việt日; là hình “mặt trời”, hình “trống đồng”, chữ “Nhật日” là hình mặt trời được đơn giản hóa.

Ghi thêm: nước Nhật ngày nay thật ra là một nước “Việt日” thuộc đại chủng Bách Việt, phát âm Japan 日本tương đương “Jan” hay “yan” giống như là nước “Yến” của thời
Đông Chu Liệt Quốc. Thật ra cổ âm đều là: “Việt”, là mặt trời hay là mặt trăng, là soi sáng.

2*Việt = “Việt易”. Hình chữ Dịch “易” là mặt trời (“Nhật日Việt”) chiếu sáng được đơn giãn hóa và xếp theo nghệ thuật, các “tia sáng “勿” được gom lại để ở phía dưới theo chữ “Vuông” vừa đúng vừa đẹp. Kinh “Dịch易” là kinh “Việt易”, nước “Dương楊”-Việt là thêm chữ “mộc木” vào chữ nầy.

3*Việt = “Việt炎” được viết bằng 2 chữ hoả chung 炎; hình “Hoả火” chữ Viêm “炎” đại diện cho lửa mặt trời. Bây giờ bị đọc là “Viêm炎” xưa là “Việt炎”. Ngày xưa để lại tên “Viêm炎 Đế” mà thật ra thì phải gọi là “Việt炎 ĐẾ”, mà người ta không biết nên gọi là “Viêm Đế”. Hai chữ 燕yan và 炎yan trong tiếng Bắc Kinh phát âm giống nhau và đều là nói về “Trung tâm hỏa-Mặt trời”.

4*Việt = “Việt燕”, chữ “yến”燕 là Hỏa ở trung tâm, các tia sáng tỏa từ 8 phương với chữ có hình mặt trời được đại diện bằng “Khẩu口” ở chính giữa, và 4 chấm phía dưới là 4 nét của chữ Hỏa火.Tự điển online MDBG-Chinese English Dictionary ngày nay còn biết nguồn gốc và giải thích chiết tự của chữ “Việt燕” nầy là “Trung tâm hỏa: 中心火” chứ không phải là chim Én, “Yến燕” như cách hiểu bình thường của nhiều người. Việt nầy biến âm thành Yan, yen, Yến.

Ghi thêm: nước Yến燕 thời Đông Chu liệt quốc là nước Việt燕, phải đọc phát âm chữ nước “Yến燕” nầy là nước Việt燕 thì mới đúng. “Yến燕” hay “Yan燕” là do biến âm đọc trệch.

Nước Yến燕 là Việt燕, nói tiếng Việt, cho nên quan trong triều dưới cấp “Tướng” là “tá”… Ví dụ như: “Thượng đại大 phu夫” là Thượng “tá”, “Trung Đại Phu” là Trung “Tá”.
Chữ “Đại大 Phu夫” ngày xưa vùng nầy đọc là “Tài Phá”, Tài-Phá là chữ đa âm của “Tá”!
Chuyện Thái Tử “Đan丹” của nước “Yến燕” nhờ “Kinh荆 Kha轲” thích sát Tần Thủy Hoàng rất nổi tiếng. Thái Tử tên “Đen丹” thì đúng hơn, “Kinh-Kha/荆轲” tên là “Cả” đúng
hơn…(Yến có nhiều dân Siberia nhập cư và làm vua: vẫn giữ tên Yến燕)

5*Việt = Việt楊. Việt viết bằng chữ “Dương楊”, cũng là chữ Dịch易Việt , chỉ thêm vào bên trái bộ Mộc木. Nước “Dương楊-Việt越” là nước “Việt 楊”, thêm vào thành ra
là “Dương楊” “Việt越” để phân biệt với những nước Việt khác mà thôi. “Dương楊 Việt”
vùng nầy phát âm như “yuôn”, “duyồn” gần với âm của tiếng khmer. Sau nầy còn gọi là “Yuồn” Việt. Vì chữ Hán Việt đã quên chữ “Việt楊” nầy mà đọc là “Dương” vì bắt
chước âm “yuôn” nên phải thêm vào “Việt” thành ra “Yuôn Việt tức là Dương Việt”.
Âm “Yuôn楊” Việt nầy là Nôm có trước, lâu quá đến đỗi người ta đã quên và chỉ nhớ là “Dương楊”.

6*Việt = Việt陽, thể hiện bằng chữ “Dương陽”, chữ nầy ngày nay vẫn dùng để chỉ mặt trời như chữ “Nhật日”. Có vua tên là “An安 Dương陽 Vương王” không? Vô lý! Thật ra
là “An Việt陽 Vương”, chỉ là do người đời sau bị ngộ nhận do quên mà đọc sai theo âm mới là “Dương陽”, âm cũ là “Việt陽”. Chữ Nôm có trước quá lâu và người ta đã quên.

7*Việt = Việt有, viết bằng chữ “Hữu有”, “Việt有” nầy là ghép từ chữ Đại大 và Nguyệt月(Duyệt/Việt). Hữu有 Hùng thị thật ra là Việt有Hùng thị. “Hữu有 sào thị” thật ra là “Việt有 sàn thị” (Người Việt ở trên nhà sàn). Âm Bắc Kinh ngày nay đọc là “dù有”
tương đương với “yuồn有”/ “Duyồn有” tức là “Việt有yuồn” mà người Khmer hiện nay vẫn dùng là “Yuồn”/ Việt.

8*Việt = Việt夜, thể hiện bằng chữ “Dạ夜” cũng là “Nguyệt月Việt” trong cách ghép chữ “người人” “Việt月/Diệt/duyệt” dưới ánh sáng “trăng月”. Chữ Nôm là “yẹ夜Duyệt/
Việt”, âm Quảng Đông “Yè夜” vẫn dùng cho đến ngày là có trước, biến âm thành “da” / Ya / Dạ).
Nước Dạ夜 Lang朗 thật ra là nước Việt夜 Làng朗. Tức là “Làng Việt” hay là “Việt soi sáng”, Dạ-Lang còn sinh ra âm “dang” “dàng” và “dãng 楊-tiếng Bắc Kinh”. Xin chú ý:
chữ Làng朗 nầy có nhật日 và nguyệt月 hai bên như chữ Minh明, khác với chữ Lang郎 là anh chàng “情tình 郎lang”

9*Việt = Việt吳, thể hiện bằng chữ “Ngô 吳”, với mặt trời là chữ “Khẩu口” phía trên chữ “Thiên天” nghĩa là mặt trời soi sáng trên bầu trời, phát âm là “uả, úa, Ổ, Ngổ , Ngô”
là do biến âm của Việt/ Yué/ ué; Oắt-Úe thành “úa”, “uả吳-Tiếng Bắc Kinh” v v… Ngày nay chữ Hán Việt đọc là “Ngô吳”, xưa viết chữ “Việt吳Úa” nầy là hình mặt trời trên chữ Thiên吴 và đọc là “Duyồn吳” như tiếng Khmer, biến âm thành Dô吳, gô吳, Ngô吳 . Úa, uả của tiếng bắc kinh là có sau, nước Ngô吳 là “Việt吳(yuồn)” cho nên gọi là tiếng
Ngô吳Việt. Chữ Nôm “Duyồn吳Việt” có trước rồi biến âm “Dô” và Ngô… làm người ta quên đi cái gốc!

Ghi thêm :“Cô Tô thành” của nước Ngô thật ra là “Cố đô thành”, sách Việt chép hoàn toàn bằng chữ Nôm là do Ngũ Tử Tư người Sở chạy qua Ngô吳 làm tướng biên chép là chủ yếu tại nước Ngô吳/duồn/dô/gô/ngô. (Xem bài : Phục nguyên Duy Giáp lệnh của
Việt Vương Câu Tiễn)

10* Việt = Việt粵, thật ra thì chữ Việt粵 nầy thể hiện rất giống với chữ Việt易/dịch .
Đa số người Việt và “Hoa” đều biết chữ “Việt粵” nầy. Đối với bên Trung Quốc thì đây là chữ Nôm của người “Quảng Đông”( tức là gốc Việt ) ở Hoa Nam.

11* Việt = Việt越, thể hiện bằng Việt越 nầy là vùng ven biển Đông, tên Việt Nam, Mân Việt, Ngô Việt , Âu Việt, Đông Việt, Ư Việt, Vu Việt, Việt Thường, v v… “Bách Việt” là
dùng chữ “Việt越”nầy. Chữ Việt nầy giữ phát âm “Việt” nhưng khác với tất cả những chữ Việt khác, và mang ý nghĩa là “Vượt+vũ khí trong tay là cái Rìu Việt”. Nhưng chữ Việt
nầy vẫn là mang ý nghĩa “chiếu越”, chiếu sáng, và hoàn toàn phù hợp với chữ Nôm có trước. Bộ “tẩu走” là chữ “chạy走” ghép với cái “qua戈” là cái “Riù”, thành ra âm “Chiếu越
”. Người Việt ngày xưa gọi vua là “chiếu” hay “chúa” . chính vì âm “chiếu” mà người Triều châu Đọc “iếu越” và thành “oát越” ngày nay. Và người Dao lại đọc thành Yìu越,
còn lên tới Sơn Đông và Bắc kinh đọc thành “Dù有/ gần giống như “yuồn’’(有Hửu)”

12* Việt = Việt瑤,thể hiện bằng chữ “Dao瑤”, âm chính của người thời nay được đọc bởi chính người Dao thì đọc là “Dìu瑤”, Diêu, Diều, yiu gần với âm “diệt” mà đọc theo
dấu “huyền” cho nhiều là thành “Diều瑤”. Chữ Việt瑤/ Dao/ dìu nầy có bộ “nguyệt月” phía trên, bên góc phải. Đây cũng là chữ Nôm có trước, ngày xưa đọc “Dìu” hay “Diềt” .
Người Dao瑤 hay chính xác gọi theo người Dao瑤 hiện nay tự xưng hô mình là người “Yíu瑤 Mien”, ”Dìu mien/ diềt mien”, thật ra là giống nhau với “Việt Mân”, hay là Mân Việt như người Triều Châu và Phước Kiến. Ngôn ngữ của người “Dao瑤 Việt” hiện nay là sự pha trộn bởi tiếng Triều Châu, Quảng Đông, Thái, Việt, Lào. (Tôi có nhiều tiếp
xúc với người Dao瑤 từ xưa và nay, nên nhận rõ điều này.).

13* Việt: Việt夏. Chữ Việt nầy thể hiện bằng chữ Hạ夏, thật ra chữ nầy tiếng Triều châu đọc là “He夏” như “Hè夏” bên tiếng Việt, và chữ nầy cũng được dùng trong “mùa hè夏
”. Chữ “hè夏” nầy có chữ “Hiệt頁” phía trên, phát âm “Hiệt頁” ngày xưa cũng tương đương là chữ “Diềt夏 Việt”. Chữ “biểu hiện bằng thanh và hình” nầy thật ra cũng là mặt
trăng “nguyệt月” ở chính giữa, và các tia sáng được sắp xếp trên và dưới cho đẹp. 2000 năm trước thì Hứa Thận đã giãi thích không đúng chữ nầy trong sách Thuyết văn! Tiếng Quảng Đông và Triều Châu có lịch sử hơn 7000 năm còn vết tích đọc chữ nầy là “Hè夏” nhưng phát âm hơi giống “Hiệt”, rất khó phiên âm bên Triều Châu, và “Hà夏” bên
Quảng Đông. Nhưng âm cổ xưa nhất bên Quảng Đông lại đọc như “Hè”, “Hẻ” và “Ẽ”, ở ngoại ô Quảng Châu là vùng còn mang tên là thành “Phiên Ngung” ngày nay đọc “Ẽ夏
” hay “hè, he, hẹ, hạ夏” lại được dùng để chỉ người “Lão佬” hay “Lào佬” của nước “Hạ夏 Lào佬”, đều là “Ẽ, E tương đương Ye, Yué” tức là Việt. “Hè夏 vương” hay “Hạ夏/ Hà
vương” âm đọc như là “Hùng夏-Vương”. Theo tôi thì Việt夏/Hè/ Ẻ cũng chính là “Hùng夏 vương”, và “Ẻ夏Lao佬-ẻ Lào-ẻ Lủ” của người Phiên Ngung lại là nói về người ở “Ai Lao” của nước Lào! Thủ đô “Viêng Chăn” của nước Lào hiện giờ vẫn được giải thích nghĩa là “thành phố Trăng”.

14* Việt: Việt黃, thể hiện bằng chữ Hoàng黃, thật ra là “Vàng黃” và thật ra là “dàng黃 ” và thật ra là “Yuồn黃” biến âm; “Hoàng黃 đế” chỉ là “Việt黃vàng/ dàng/ yuồn đế”…cho nên sử sách còn nói rõ: Hoàng黃 đế và Viêm炎 đế đánh nhau nhưng là anh em cùng một tộc._chính người Mường-Nhánh Hmong có rất nhiều người họ “Vang/ Vàng/Voòng” còn nhận họ là người ở Hoàng hà ngày xưa …phải chạy về phương Nam.

15* Việt華. Thể hiện bằng “Hoa華” hay là “Huê華”. Tiếng Triều Châu-Mân Việt còn đọc là “Hoe華” tương đương với “yue” là do biến âm từ “Yue/ tức là Việt” mà thành “Hoe華
” và thành ra “Hoa華”, lại đọc là “Hoả華” theo tiếng Bắc Kinh… âm “Hoả火” là Nói về “Lữa火” như chữ “Viêm炎”, nhưng chữ nầy Rất đặc biệt, nhất là thể hiện bằng họ “Mi
芈” hay đọc là “Mỵ 芈” là họ của vua người Việt, chỉ thêm bộ “艹thảo” ở phía trên… Xin qúi vị đừng tra tự điển về chữ “Hoa華” hay là “Hoe華” do biến âm từ “yue/ tức là Việt”
như tôi đã trình bày ở đây…Vì đâu có ai thấy chuyện nầy qua bao lớp bụi mờ của lịch sử mà đưa vào từ điển ???, ngày nay chử nầy đã được dùng để chỉ dân tộc “Hoa華”,
…trong khi , đây lại là Họ Mỵ芈 hay Mi芈 của vua Việt và ngày xưa cở thời gian …trước khi Nhà Chu tiêu diệt nhà Thương thì chắc là phải đọc là “Việt-diềt-yue-yúe-hue-hoe華
” bởi chữ My芈 hay Mỵ芈 và cũng là âm “dê羊(dương)” để sinh ra âm “Yue” hay “Diệt/ Việt”. Khi nhà Chu lật đổ nhà Thương và tự xưng “ta là Hoa華-Hạ夏” thì đủ biết chữ Hoa華 nầy chính là Hạ夏 là Yúe là Việt với nguyên âm “Hiệt頁” hoặc “Nguyệt月” làm chủ: chỉ chờ sự khảo cứu kỹ lưỡng của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ “uy tín” và “đang có chức vụ” có nhiệm vụ nghiên cứu và xác định-Hoe-Hoa là Yue/ Việt biến âm mà thôi.
-Các chữ “Việt” có rất nhiều âm Nôm cổ xưa biến âm chằng chịt cùng 1 gốc và gọi là “Bách Việt”, Ngoài ra, có những chữ Nôm là tên của quốc gia, mang tên và phát âm Nôm của người Việt, nhưng khó nhận ra nên cứ tưởng là từ Hán-Việt, đó là :
-Nước Lỗ魯, thật ra tên là nước “Rõ魯” nghĩa là sáng rõ, không thoát khỏi ý nghĩa là: Mặt trời chiếu sáng, “Rõ魯” đọc không được “Đ” thì thành ra “Lỗ魯”. Rõ魯 mới nhìn vào tưởng như là “Ngư魚 và Nhật日”, nhưng thật ra chữ nầy được thể hiện bằng Nhật日, hoả火(Viết thành cái dấu phía trên 日… thành 4 chấm), Điền田, Cung弓-nghiã là Mặt trời/日-cháy/火-chiếu sáng-trên sông/弓 và ruộng/ 田; Nước Lổ魯 có Khổng Tử- 孔子 nổi
tiếng mà ai cũng biết.
-Nước Triệu 趙 âm xưa là “chiếu趙”, có chữ Nguyệt月 nằm bên phải,có nghĩa là chiếu sáng bởi ánh trăng,có kinh đô là “Tấn晉 Dương陽”(Tấn晉 là Tiến, Dương 陽là Việt như
đã trình bày).
-Nước Tấn晉,Tấn là Tiến, Tiến nầy lại là theo hướng mặt trời chiếu mà tiến. Phía dưới chữ Tấn晉Tiến nầy là “Nhật-日-Việt”, phía trên là chữ “Tùng從” viết tắt. “Tấn” nầy nghĩa
là “theo nhật日-theo mặt trời日”. “Tấn” có âm xưa là “tiến” hay “chín” nên ngày nay tiếng Bắc Kinh là “Jín晉”
-Nước Hàn韓, Hàn韓(hay “Hùng韓”) hay “Hòn韓,đọc theo tiếng Việt vùng Quảng Đông”, có kinh đô tên là “Dương Trì-陽翟” …thật ra là “ Việt Trì”, “Dương陽” là “Việt” như đã
giải thích, còn “Trì翟” chính là chim “Trĩ翟”, Trĩ viết bằng “Vũ羽” là lông vũ ở phía trên, và “chim隹chuy” ở phía dưới. “韓Hòn” phát âm như “Hùng”, nhưng “Hòn” sau nầy còn
biến âm là “Hon”, và “Hon漢” tiếng Quảng Đông, lại thành “Hán漢” bên tiếng Bắc Kinh, và cũng thành ra “Hán漢” bên từ Hán Việt, âm “Hán漢” là có sau.
-Nước Tề齊, Tề thật ra là nước “Chói齊”, chữ nầy gồm mặt trời là chữ Khẩu viết theo “nghệ thuật” và các tia sáng chói được nghệ thuật hóa ở phía trên. Tiếng Triều
Châu ngày nay vẫn đọc “齊齊-Tề Tề” là “choi chói- 齊齊”. “Tề齊” nầy nghĩa là “Sáng-đều đặn,đẹp”- “chói sáng-đầy đủ ánh sáng”.
-Nước Đường唐, chữ “Đường唐” nầy có “khẩu口” là mặt trời viết ở phía dưới, và ruộng 田điền ở phía trên trong mái nhà cao, (nước “Tề齊” là nước Đường 唐 Cũ ở tỉnh Sơn Tây đổi tên); cần phân biệt nước Đường唐 ở các thời đại và địa phương khác nhau.
“Đường唐” phát âm Bắc Kinh là “Thản唐” và Quảng Đông là “Thòn” đều là biến âm của “Thượng” và “Thường”. Người Triều Châu lại đọc “thường” thành ra “Từng唐”. Nhóm “Việt Đường” hay “Việt Thường” ngày xa xưa hay là người ở Hoa Nam thường tự xưng hô mình là người “Thòn唐”chính là “người Thường” hay “người Thượng”
…và cũng còn chữ Việt Khác nữa, nhưng rắc rối hơn, cần giãi thích dài dòng hơn, cho nên tôi đã không đưa vào trong bài viết nầy.
_Bài Viết nầy dù đã cố gắng ngắn gọn mà vẫn hơi dài…, vì để cần giãi thích cho rỏ mỗi 1 chữ là có thể thành ra 1 bài viết riêng thì mới rỏ hơn…, Tôi đã tóm tắt, Vì đây là bài
viết chứng minh phát âm “Nôm” có trước, chứ không phải là “đi vào chi tiết của từng chử”.
Xin hẹn qúi đọc giã: còn có thêm nhiều bằng chứng Chữ Nôm có trước…

Đỗ Thành/ Nhạn Nam Phi

Tham khảo :
-
- Một quan niệm xưa nay thường thấy về nguồn gốc chữ Nôm
-Một trang chữ Noim
-Giới thiệu “Lược khảo chữ Nôm của Cụ Trần Văn Giáp” (Nguyễn Ngọc Bích).
-Bách khoa toàn thư mở wikipedia: Chữ Nôm :
-Chử Nôm và nguồn gốc tiếng Việt :
-Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ
-字喃-Chữ Nôm- 喃字:
- 越南语-Việt Nam
Chữ Nho 儒字:http://zh.wikipedia.org/
zh/%E8%B6%8A%E6%96%87%E6%BC%A2%E5%AD%97
-甲骨文 giáp cốt
-金文Kim
-Việt Nhân Ca-越人歌:khoa hoc
-“Duy Giáp Lệnh”Nhạn Nam Phi » Blog Archive » DUY GIÁP LỆNH
Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Nguồn Gốc Chữ Nôm

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc, thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống văn hiến hầu phục hồi nền An Lạc & Tự Chủ.

Duy Giáp Lệnh cuả Việt Vương Câu Tiễn và Mân Ngữ

Cùng với Việt nhân ca, Duy giáp lệnh cũng là hiện tượng đặc biệt của văn hóa Trung Hoa, thu hút nhiều tâm lực của giới nghiên cứu. Nhà đại nho thế kỷ XX Quách Mạt Nhược đã bàn về chuyện này. Ở thời hiện đại, chuyên gia ngôn ngữ Trịnh Trương Thượng Phương thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội Trung Quốc được coi là học giả hàng đầu. Tuy nhiên, những diễn giảng của các vị này chưa thỏa mãn người đọc, vì thế câu chuyện chưa kết thúc! Tôi cảm nhận rằng, khi nghiên cứu Duy giáp lệnh, các học giả trên đã theo một phương pháp luận sai lầm. Dù biết rằng Duy giáp lệnh là mệnh lệnh của Câu Tiễn, vị vua người Việt, nhưng trong khi nghiên cứu, các vị này không trở về ngôn ngữ gốc của Câu Tiễn với tiếng Việt, chữ Việt mà cứ giảng giải biện luận bằng chữ Thái và Hán phát âm quan thoại. Làm như vậy có khác nào leo cây tìm cá? Tôi vốn sống trong dân gian, học được ít nhiều chữ Hán nhưng thấm đẫm ngôn ngữ, văn hóa Mân Việt, Bách Việt nên khi nhìn vào bản văn của Việt nhân ca, Việt tuyệt thư, Duy giáp lệnh… tôi dễ dàng nhận ra cái hồn cái vía Việt trong những dòng chữ cổ. Không thể để chúng khô chồi héo rễ trong sách vở và bị hiểu sai, bị xuyên tạc, tôi mạo muội thưa lại đôi điều.

I. Duy giáp lệnh theo sự hiểu hiện thời.

   “Duy giáp lệnh” được trích từ quyển thứ ba trong Việt tuyệt thư, Ngô nội truyện. Việt tuyệt thư do một số người đã ghi chép lại chuyện xảy ra ở Ngô và Việt thời Xuân Thu - Chiến Quốc, trong đó phần nhiều là do Ngũ Tử Tư viết, khoảng năm 484 TCN, trước Sử ký của Tư Mã Thiên nửa thiên niên kỷ. Đoạn văn như sau:

越絕書·吳内傳 維甲令
越王句踐反國六年,皆得士民之眾,而欲伐吳,於是乃使之維甲。維甲者,治甲系斷。修內矛,赤雞 稽繇者也,越人謂入铩也。方舟航買儀塵者,越人往如江也。治須慮者, 越人謂船為須慮。亟怒紛紛者,怒貌也,怒至。士击高文者,躍勇士也。習之于夷,夷、海也;宿之于 萊,萊,野也;致之于單,單者堵也。。

Phiên âm: Việt vương Câu Tiễn phản quốc lục niên, giai đắc sĩ dân chi chúng, nhi dục phạt Ngô, vu thị nãi sử chi duy giáp. Duy giáp giả, trị giáp hệ đoạn. Tu nội mao, xích kê kê chựu giả dã, Việt nhân vị nhập sát dã. Phương châu hàng mãi nghi trần giả, Việt nhân vãn như giang dã. Trị tu lự giả, Việt nhân vị thuyền vi tu lự. Cực nộ phân phân giả, nộ mạo dã, nộ chí. Sĩ kích cao văn giả, diệu dũng sĩ dã. Tập chi vu di. Di, hải dã; túc chi vu lai, lai, dã dã; chí chi ư đan, đan giả đồ dã.

Cho đến ngày nay, “Duy giáp lệnh” được hiểu như sau:

維 甲 修內矛
Duy giáp tu nội mao
方舟航 治須慮
phương châu hàng tu lự
*亟怒紛紛者,
cực nộ phân phân giả *
*士击高文者
sĩ kích cao văn giả **
習之于夷.
Tập chi vu di
宿之于萊.
Túc chi vu lai
致之于單.
Chí chi vu đan

*và **: lời của sử quan bị người đời sau đưa lẫn vào Lệnh.

Ông Trịnh Trương Thượng Phương giải nghĩa như sau: (xin:phiên dịch)

维甲,修内矛(赤鸡稽繇)
(Duy giáp, Tu nội mao)’Xích kê kê chựu’
方舟航(买仪尘),治须虑
(Phương châu hàng’mại nghi trần’, trị tu lự)
  亟怒纷纷,士击高文
 (Cực nộ phân phân, sĩ kích cao Văn)
  习之于夷
 (Tập chi vu di)
      宿之于莱
  (Túc chi vu lai)
    致之于单
 (Chí chi Vu Đan)

连结好犀牛甲,快整修好枪矛刀剑!
(Liên kết cho xong ngưu giáp, mau chuẩn bị đao kiếm giáo mác)
要想抬起头来航行,快整治战船
(Phải ngẩng đầu lên mà phóng thuyền, chuẩn bị chiến thuyền)
激起冲天怒火,勇士们坚定地迈步向前!
(Kích khỡi nộ hoả xung thiên,các dũng sĩ hảy kiên định cất bước thẵng tiến)
让 勇士们在海上苦练,
(Hảy đễ dũng sĩ khổ luyện trên biễn)
让 勇士们在野地宿营
(Hãy đễ dũng sĩ ngũ ở dã ngoại)
让 勇士们到前线致胜攻关!
(Hãy đễ các dũng sĩ đến tiền trận đến thắng-công quan)

 Nhận xét:

Đoạn trên là văn kể chuyện, tường thuật sự việc kèm theo trình bày nội dung Duy giáp lệnh. Trong văn bản, xưa, tác giả không như chúng ta ngày nay dùng dấu ngoặc kép để phân biệt mệnh lệnh của Việt vương với lời trần thuật của mình khiến cho người đọc dễ lầm. Khi ông Trịnh Trương Thượng Phương đưa hai câu “ Cực nộ phân phân và Sĩ kích cao văn” vào Duy giáp lệnh, tôi thấy là không thỏa đáng! Thực ra đây chỉ là lời ghi chú của sử gia viết lại quang cảnh “bừng bừng khí thế” của quân lính tập trận khi nghe lời nói của Việt vương Câu Tiễn mà tập trung lại thôi. Bởi vì, trong một lệnh “tổng động viên” mà có hai câu “ Tức giận bừng bừng, sĩ khí cao dâng” thì có vẻ kỳ lạ? Vô lý!  Thật ra lịch sử đã cho thấy là sau khi có “Duy giáp lệnh” 10 năm nước Việt mới chinh phạt nước Ngô. Trước khi phục quốc thành công thì nước Vu Việt đã bị nước Ngô xâm chiếm. Dưới sự cai trị, giám sát của người Ngô thì làm sao có một lệnh tổng động viên công khai kèm theo lời nói “tức giận bừng bừng, sĩ khí cao dâng”?

- Lời giải nghĩa của ông Trịnh Trương Thượng Phương hoàn toàn vô lý và tối nghĩa ngay trong bản thân câu văn. Do biết được bối cảnh chuẩn bị chiến tranh của “Duy giáp lệnh” ông suy diễn “giáp” là áo giáp! Trong khi đó, tiếng Mân Việt của Câu Tiễn còn đọc “giáp” là “cả”, “nội” là “lại” ... Ông cũng quên rằng ngôn ngữ thời Ngô Việt là đa âm và đa âm xưa vẫn tồn tại đến ngày nay: trị tu lự gồm hai từ: “trị” và “tu + lự” = trị tự là “trật tự”!

- Bài giảng nghĩa của ông Trịnh quá công phu và quá dài với quá nhiều dẫn chứng bằng cổ thư như “Quốc ngữ-Việt ngữ hạ”, “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận, “Sử ký” của Tư Mã Thiên,  “Thủy kinh chú” và các từ điển diễn giãi “Quảng âm” , “Tập âm” v v... đã có dùng hay có giải thích những chữ tương tự trong “Duy giáp lệnh”, đồng thời so sánh các từ đồng âm bên tiếng Thái và tiếng Choang... Do cách giải thích hoàn toàn sai cho nên tôi không phiên dịch phần đó trong bài nầy. Nếu như người nào muốn nghiên cứu toàn bài giải thích “Duy giáp lệnh” của tác giả Trịnh Trương Thượng Phương

- Cho dù bài giải nghĩa “Duy giáp lệnh” nầy theo tôi và một số bloger Trung Văn cho là sai nhưng hiện tại nó đang được xem là “mẫu mực” , “chính thức” , “giá trị” , “tài liệu để giảng dạy trong trường Đại học”... Cho nên, bất cứ ai có tinh thần yêu chuộng sự thật thì cũng nên góp phần thảo luận để chỉ rõ ra cái sai và tìm ra cái đúng...

 II.  Phục nguyên Duy giáp lệnh

- Theo truyền thống thì người ta dùng hai chữ đầu tiên của mệnh lệnh để đặt tên cho lệnh  vua, nên cái lệnh chúng ta bàn có tên là “Duy giáp lệnh”! Nguyên văn “Duy giáp lệnh” trong một đoạn ngắn được các sử quan nhiều đời sau cố tình giữ nguyên cổ ngữ Việt để giữ đặc tính nguyên thủy và tính trung thực của “lệnh”. Đó là một việc làm thật quý giá, nhưng họ đã kèm theo những lời giải thích mà vô tình làm cho tối nghĩa thêm! Khi thì thêm bằng chữ Nôm-Việt, khi thì thêm bằng Hán ngữ-Nhã ngữ, sử quan đã gây thêm ngộ nhận cho đời sau. Có người vịn vào đó mà nói rằng “Lệnh của vua Việt mà lại dùng khi thì chữ “Hoa”, khi thì chữ “Việt”! Như vậy có nghĩa là dân thì dùng tiếng Việt còn vua và quý tộc thì đã bị “Hoa” đồng hóa cho nên quen dùng tiếng Hoa và sợ rằng dân Việt không hiểu nên kèm theo tiếng Việt! Lại có người nói rằng “Dân Việt thời đó đã bị đồng hóa bởi tiếng Hoa, cho nên lệnh vua phải kèm tiếng Hoa cho dân hiểu!” Cho tới bây giờ người ta vẫn căn cứ theo những cái sai của tinh thần chủ quan, không thực tế, không hiểu tiếng Việt mà lại đi giải nghĩa tiếng Việt để rồi giải nghĩa “Duy giáp lệnh” hoàn toàn sai bét! Trong khi, những cái đúng của sử quan ngày xưa thì không ai hiểu, bị bỏ qua để hiểu theo nghĩa khác !

Tôi xin ghi lại nguyên văn Duy giáp lệnh như sau:

維 甲 修 內矛
Duy giáp tu nội mao
方 舟航 治 須慮
phương châu hàng trị tu lự
習 之于夷.
Tập chi vu di
宿 之于萊.
Túc chi vu lai
致 之于單.
Chí chi vu đan

Như vậy, cái lệnh của vua Việt Câu Tiễn thật ngắn gọn, vẻn vẹn có 23 chữ. Nhưng đó là sự thách đố suốt 25 thế kỷ. Muốn giải nghĩa được, cần tìm nghĩa những từ sau:

- Chữ Tuyệt (絕), ngày nay chúng ta đọc là Tuyệt絕 trong khi cổ xưa lại đọc là Chép絕. “Việt chép” (越 絕) bây giờ trở thành “Việt tuyệt thư” (越 絕書).

- Chữ Đôi 堆 nghĩa là đống (ví dụ đống đất), tiếng Mân Việt-Triều Châu lại đọc là “Túi堆” và cũng có nghĩa là “tất cả”. Nguyên một đoàn người thì có thể nói là nguyên một “túi堆”-(“đống堆”) người.                                                                                      - Chữ Duy 維 ngày nay chúng ta đọc là Duy維 nhưng trong “Duy giáp lệnh” thì có thể ngày xưa đọc là “Tất” hoặc là chữ “Túi堆” và “túi堆 cả甲” bị chép nhầm là “Duy 維Giáp甲” như trường hợp chữ chép絕 bây giờ đọc là “Tuyệt絕”, quá khác nhau! Suy ra: 1, Ngày xưa ghi là “堆 甲-Túi cả =Tất cả” ; 2, Ngày xưa dùng chữ “Duy維” chính là đọc thành “Tất” , cho nên “duy giáp維 甲” cũng là “Tất cả維 甲”

Nếu quý vị nào quen biết người Triều Châu biết đọc chữ “vuông” theo tiếng Triều châu thì sẽ thấy là tiếng Mân Việt có khác:

- “giáp 甲”: đọc là “Cả” .
- Nội-內: đọc là “lại” .
- lai-萊: đọc là “lái”.
- Châu舟: đọc là “chuấn”

Chỉ có người nào vừa biết tiếng Triều Châu và tiếng Việt Nam mới dễ thấy được sự tương đồng và rõ nghĩa. Ví dụ “Nội-內” có nơi đọc là “Lội” và Quảng Đông đọc là “nồi” hay “lồi” thì không xa âm “Lại內” của Mân Việt-Triều Châu bao nhiêu, và cũng từ đó sẽ dễ hiểu chữ “Tu修 lại 內mau矛” tức là “Tụ lại mau” chứ không phải là “Sửa xoạn-bên trong-giáo mác” như chuyên gia ngôn ngữ bên Trung Quốc đã giải thích!

_Xin giải thích từng chữ của “Duy giáp lệnh” theo tiếng Việt và “Mân-Việt” (Triều Châu):

維: Duy hiện giờ đọc là “Uy” ngày xưa có thể đọc là “Tất”! 甲Giáp đọc là “Ca, Cà , Cả”. 修 Tu. 內 Nội đọc là “lai, lài, lại”. 矛 Mao đọc là “Mao”, “Mau”. 方 Phương. 舟 Châu đọc là “Chuấn”. 航 Hàng. 治 Trị đọc là “Tia”. 須 Tu. 慮 Lự. 習 Tập. 之 Chi đọc là “Chua” phát âm tương tự như “Cho”.于 Vu. 夷 Di. Chữ nầy là Di của “Đông Di”, nhưng mà ghi chú của các sử quan ngày xưa ngay trong “Duy giáp lệnh” đã giải thích “Di” nầy đọc  là “Hổi 海”, Hải theo phát âm Triều Châu bây giờ là “Hái海”, và người Quảng Đông ngày nay vẫn đọc Hải海 là “Hổi”. “夷Di” trong thời của “Duy giáp lệnh” là “Hổi海”. 宿 Túc đọc là “Sok”. 于 Vu. 萊 Lai đọc là “láy”. 致 Chí nầy là “chí致mạng命” là “Chết”, trong “Việt tuyệt thư” khi dùng “chí至” nghĩa là “đến” thì viết khác và viết là “Chí至”. 于 Vu. 單 Đan  (hay đơn).

Ghi chú: theo tiếng Mân Việt-Triều Châu thì những chữ sau đây sẽ là:

Duy維 trong bài nầy phải là chữ “Đôi” đọc theo Mân Việt là “Túi”, là “tất” (tất cả).

Phương方Chuấn舟 là đa âm, ngày nay là  chữ “Phuấn” = Phóng.

Tu須Lự慮 là chữ đa âm, ngày nay là  chữ “tự”.

Vu于hổi夷 là chữ đa âm, ngày nay là  chữ “vổi” = giỏi .

Vu于lái萊 là chữ đa âm, ngày nay là  chữ “vái”, “Vãi” = vẻ.

Vu于Đan單 là chữ đa âm, ngày nay là chữ “van” = vang.

Sau khi đối chiếu Hán Việt – Chữ Vuông/ cổ văn - Việt/ Mân Việt/ Triều Châu- tiếng Việt ngày nay, tôi xin trình bày phục nguyên “Duy giáp lệnh” của Việt Vương Câu Tiễn như sau:

Duy giáp tu nội mao
Phương châu hàngTrị tu lự
Tập chi vu di
Túc chi vu lai
Chí chi vu đan

維  甲  修  內   矛
方 舟  航 治 須 慮
習  之  于 夷
宿  之  于 萊
致  之  于 單

Tất(Túi) cả tu lại mau
Phuấn hàng Trị Tự
Tập cho Vu-hỏi
Sóc cho Vu-láy
Chí cho Vu-đan

Tất cả tụ lại mau
Phóng Hàng trật tự
Tập cho Giỏi
Sống cho Vẽ
Chết cho Vang

-          Ngày xưa Việt Vương Câu-Tiễn đã nói “Tất cả tụ lại mau. Phóng hàng trật tự. Tập cho giỏi, sống cho vẽ, chết cho vang!”  Bây giờ nhờ vào tiếng Việt và tiếng Triều Châu là tiếng Mân Việt (Tiếng Mân Việt ngày xưa khác với bây giờ,  giống tiếng Việt Nam hiện nay nhiều hơn, ngày nay dù đã biến âm vì ảnh hưởng của Hoa ngữ-Quan thoại nhiều nhưng không xa “nguồn gốc” lắm), cho nên tôi đã phục nguyên được “Duy giáp lệnh” .

Đối chiếu với các lời ghi chú – giải thích của các sử quan thời xưa ghi trong “Duy giáp lệnh” thì càng thấy bản phục nguyên của tôi là đúng.  Dưới đây là lời giải thích của sử quan ngày xưa đã ghi trong “Duy giáp lệnh” mà chưa có ai giải nghĩa chính xác cũng bởi vì người ta không ngờ nhiều chữ chính là chữ “Nôm” cổ đại của tiếng Việt:

- “赤 雞稽繇”者 也: “Xích Côi kê chựu” giả dã=Người “Xét côi tề tựu” vậy. (Kê雞: chữ Nôm cổ đại đọc là “Côi”). Câu chú thích nầy dùng “chữ Nôm cổ đại” chứng tỏ được ý nghĩa “Tụ lại mau”; Người ra lệnh “Tụ lại mau” là người “Xét coi tề tựu” .

- 越 人謂 “入 铩”也: Việt nhân vị “Nhập Sát” dã = Người Việt gọi “Nhanh” vậy. Chữ Nôm cổ đại: Nhập sát入 铩 là đa âm, nghĩa là “nhát” hay “nhat” (cổ ngữ không có cố định các thanh “sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng”) âm “nhat” là nói về chữ “nhanh入 铩” .

- “買 儀塵”者: “Mại Nghi Trần” giả= người “bày nghi trận”. Chữ Nôm cổ đại “Nghi trần” hoàn toàn trùng âm với “Nghi trận”. Chữ Mại買 còn có âm đọc là “Bồi買” bên tiếng Triều Châu. Tiếng Triều châu “mại買 mải賣” đọc là “bồi bôi” trong khi tiếng Việt Nam hiện giờ vẫn dùng “Buôn bán-買 賣” cho Mại買 và Mãi賣 là mua vào và bán ra. “Mại nghi Trần” là “bày nghi trận” trong “chữ Nôm cổ đại”. Điều này càng thấy “Tụ lại mau, phóng hàng cho thẳng” đúng là đang “bày nghi trận”.

- 越 人往如江也: Việt nhân vãng như giang dã. Câu chú thích nầy dùng từ Hán Việt, ý nói người Việt đến tụ hợp rất đông, hàng hàng lớp lớp ...(“vãng” là “vãng lai” “vãng” là đến; “Như giang” là “như nước sông” ý nói hàng hàng lớp lớp...)

- 越 人謂船為 “須 慮”: Việt nhân vị thuyền vi “tu lự” - người Việt gọi thuyền là “tu-lự”. Sở dĩ có câu nầy là vì vùng Giang Tô tiếng Việt (Ngô Việt) gọi thuyền là “xuy須-lùy慮” phát âm tương đương tiếng “xuyềnh” của Quảng Đông và chữ “Thuyền” bên tiếng Việt ngày nay. Câu nầy chỉ là phần giải nghĩa thêm chữ “Thuyền” của một sử quan nào đó. Nó làm rõ nghiã là “phóng hàng trật tự...” chứ không thể nào “phóng châu mà “trị” thuyền, sửa thuyền!

- 亟 怒紛紛者怒貌也怒至: Cực nộ phân phân giả nộ mạo dã nộ chí - Câu chú thích bằng Hán Việt nói về những người lính đang tập hợp phóng hàng là “Cực nộ bừng bừng”... rõ ràng có dùng chữ “giả者” là “người”, vậy nó không thể nằm trong bản mệnh lệnh!

- “士 击高文”者 躍勇士也:  “Sĩ kích cao văn” giả diệu dũng sĩ dã - Câu chú thích bằng tiếng Hán Việt nói về “sĩ khí dâng cao” của những người đã “phóng hàng trật tự”, cũng có chữ “giả者” là “người”, nên không thể nằm trong mệnh lệnh!

- “夷”、 “海”也: “Di” , “Hỏi” (Hải) dã - chú thích nầy lại nói rõ “Di” nầy là “hải海” là “hỏi” bên Hán Việt nhã ngữ. Chú thích nầy quá lạ. Không ngờ thời xưa “Di” lại đọc là “Hỏi”. Nhờ vậy mà biết được “vu-hỏi” là “vỏi” tức là “giỏi” của ngày nay!

- “單”者 堵也: “Đan” giả đồ dã - chú thích nầy khó hiểu nhất ! “Đan單” giả là “Đồ單” dã! “Đồ” là đồ sát, là giết chết... Có lẽ sử quan ngày xưa hiểu được ý câu “Sống cho vẻ, chết cho vang”  nên giải thích “đan” là “bị giết chết khi đánh giặc là vẻ vang”. Ngày nay người Trung Hoa không hiểu nên diễn giải là “tấn công thành lũy, công quang, đến khi chiến thắng !

  3. Kết luận:

Phục nguyên “Duy giáp lệnh” không khó nếu như nắm vững qui luật đa âm thời cổ và đơn âm thời nay, cùng với các phương ngữ Việt. Nhưng trình bày cho rõ lại là chuyện không dễ! Việt nhân ca với Duy giáp lệnh là hai văn bản xa xưa cho thấy rằng khoảng 2500 năm đến 3000 năm về trước, người Việt đã có chữ “Nôm” rồi! Điều nầy phù hợp với “suy luận theo lý lẽ” của tôi là chữ “Nôm” có trước và chữ “Hán-Việt” hay chữ “Hoa” là có sau! Bởi vì, chữ “Hoa” hay “Hán-Việt” toàn là đơn âm! Chẳng lẽ người xưa phải “chờ” đến khi ngôn ngữ biến thành đơn âm hết rồi mới có chuyện sáng chế ra chữ viết? Theo suy luận của tôi thì người xưa không chờ mà đã sáng chế ra chữ viết ngay khi còn dùng tiếng nói đa âm. Đó là chữ “Nôm”! Chắc chắn là không phải chỉ có riêng một người sáng tạo ra chử của ngôn ngữ, vì không ai đủ sức và sống lâu ngàn năm để làm được như vậy! Chính bá tánh toàn dân đã sáng chế ra chữ viết “Nôm”. Bởi vậy nên chữ Nôm không có tính thống nhất. Sau nầy các văn bản của triều đình được gọi là “nhã ngữ” đã thay thế dần rồi làm thất truyền đi “chữ Nôm”. Do vậy sau nầy người ta mới không hiểu và giải nghĩa sai “Việt nhân ca” và “Duy giáp lệnh”! Có rất nhiều vết tích để lại là chữ “Nôm” có trước. Hy vọng thế kỷ 21 sẽ chứng minh được điều nầy.

( kỷ niệm đón xuân Canh dần 2010) - Đỗ N. Thành/ Nhạn Nam Phi .

*Tài liệu và bài liên quang:

-Việt Tuyệt Thư bản online: quyễn 3.Việt Tuyệt Ngô Nội Truyện: 卷 第三·越 绝吴内
- Phát Hiện Viêt Tuyệt thư
-Nước Việt của Việt Vương Câu-Tiễn và Mân Ngữ:
Sở Là Việt ...Là Văn Lang
Đỗ Thành

Sở có phải là Việt Không ?

Phải. Sử Ký Tư Mã Thiên ghi rỏ Sở và Việt đồng tông đồng tộc, ngày xưa là ngôn ngữ giống nhau, sau nầy thì còn giống nhau 1/2, ngày nay tiếng Quan-thoại đã chiếm lỉnh vùng đất Sở, nhưng vẫn còn nhiều từ cổ Việt được dùng, và đối chiếu với tiếng Việt bên Ngô-Việt và Mân Việt là giống nhau, và dĩ nhiên có từ cũng giống như tiếng Việt -Nam.

Văn Hóa Sở có thời xưng mình là Shan 商-Thương, Ân Thương殷商 Âu-Nhân 甌 人 ( Âu-Nhân chỉ là phiên âm , Âu-Nhân 甌 人= Ân, tức là Ân Thương ) rồi xưng là Sở 楚. Sở là 1 quốc gia rộng lớn, văn hóa và ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ và văn minh Sở tiến bộ rất sớm, đã tồn tại và ảnh hưởng bao trùm nhiều nơi, "Sử Ký" chép rằng Vua Sở Chúc Hùng 楚鬻熊 là Thầy dạy học cho Châu Văn Vương cuả NHà CHU.

Sở Còn có nhiều tên gọi của Đất Sở, nước Sở, Người Sở, do Cách phiên âm khác nhau cuả từ "Sở" thành ra nhiều chử sở. Phiên âm là 1 hình thức dùng chử đã có rồi đễ diễn đạt chử chưa có cuả tiếng nói, ví dụ cụ thể là cho đến ngày nay thì rất nhiều tiếng Việt vùng Quảng-Đông và 20% tiếng Mân Việt / Triều châu còn chưa có chử viết !

Sở Còn Gọi là Kinh, Kinh Sơ, Cửu Khuẩn, Kinh Man, và 1 sô...

[Thư đã được cắt bớt]  Xem toàn bộ thư

4 nhận xét:

  1. Mỗi một nghiên cứu là một giả thuyết, sau đó là phần chứng minh.
    Muốn chứng minh phải làm sao thuyết phục được người đọc (hay nghe).
    Về ngôn ngữ thì tất cả mọi ngôn ngữ đều thay đổi theo thời gian, (nếu nói bức xúc cho một người VN sống ở VN cách đây 50 năm họ sẽ không hiểu là gì).
    Cách phát âm, giọng nói thì có những trường hợp ngay cả ở VN, chỉ cách 1 con sông là khác hẳn.
    Trong ngôn ngữ sẽ có những từ vay mượn lẫn nhau, 2 bên có thể cãi nhau, anh lấy của tôi? hay tôi lấy của anh? thế nhưng khi quay về xuất xứ của sản phẩm hay danh từ đó thì sẽ biết ngay nó xuất phát từ đâu.
    Thí dụ tiếng Quảng Đông: "mầy chếnh", tiếng Việt tại HN " mì chính", tiếng Anh: monosodium glutamate, một sản phẩm được phát minh ra từ một người Nhật, vậy nó xuất phát từ đâu chúng ta sẽ dễ hiểu.
    Cho nên để chứng minh về lịch sử các phương pháp có tính thuyết phục là tuổi của di vật đó là bao nhiêu bằng "carbon dating"? lập tức sẽ thuyết phục được người nghe (hay xem) cái nào có trước.
    Thế nhưng đáng tiếc là HN trong mất ngàn năm nay đã bi những kẻ xâm lược tàn phá nên người VN không có những "hard evident" để thuyết phục người xem (hay nghe) được.
    Trong khi đó China sẽ không bao giờ cho người VN biết những kết quả khảo cổ của họ.
    Người Việt là ai?
    1,Người Việt chắc chắn không phải người Hán. Hiển nhiên người Việt nói "cái nhà đỏ, cái cây xanh", tính từ đứng sau danh từ chứ không nói như người Hán, tính từ đứng dằng trước danh từ.
    2, Như những phần khảo cổ ở China đã cho thấy 2 nền văn hóa khác hẳn là Yang Shao ở phía Nam và Lung Shan ở phía đông và đông bắc.
    3, lịch sử của China toàn là những cuộc thanh toán và thôn tính những dân tộc lân cận mà người Việt chính là 1 nạn nhân trong những số đó. Trong lịch sử VN đã từng ghi Quảng Đông, Quảng tây là 2 tỉnh của VN.
    Đồ gốm, giấy, tơ lụa và thuốc nổ là những thứ thế giới công nhận là phát minh của China, trong khi đó cổ vật lâu đời nhất 20000 năm về gốm sứ là tìm thấy ở Quảng Tây.
    Còn bằng chứng nào về giấy bắt nguồn từ đâu sẽ còn phải chờ vào những bằng chứng khảo cổ.
    CB

    Trả lờiXóa
  2. Xin đính chính là đồ sứ thôi, còn đồ gốm (hay những sản phẩm bằng đất nung) thì đều tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới.
    CB

    Trả lờiXóa
  3. Những đề nghị cho nhà nghiên cứu Trần Quốc Việt. Nhớ trả lời nghe!

    Trả lờiXóa
  4. Còn người Nhật là ai?
    Tôi có 1 lần xem phim Nhật chiếu ở đây, nói về một chúa vùng lấy cờ hiệu là "núi" với ý nghĩa là núi không bao giờ dịch chuyển, phiên âm sang tiếng Anh là "San", cờ hiệu là hình vẽ chữ "san" như của China, nhưng ngang bằng : "i_I_i" chứ không vạch nghiêng như chữ "san" của China, làm tôi tự hỏi, trong lịch sử China có nói khi Tần Thủy Hoàng gửi đi 1 đoàn vài trăm người đi tìm thuốc trường sinh thì đoàn người đó đem vàng bạc và biến mất, vậy có liên hệ gì đây?.
    Còn thấy nói ở Soul, thủ đô của Nam Hàn, người Nam Hàn kỳ thị Chinese đến nỗi không bao giờ có 1 cửa hàng ăn Chinese.
    Biết mình, biết người.
    "kẻ thù của kẻ thù của ta là bạn của ta".
    CB

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.