Trang
▼
Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015
Thăm Triển lãnh tranh của thầy Phạm Lực
Ngày hôm qua, thầy khai trương triển lãm cùng 2 họa sĩ Đỗ Quốc và Kim Dung. Nhưng hôm trước, anh em Trỗi lại đi dự đám giỗ anh Trỗi nên sáng nay mới đến bảo tàng Mỹ thuật TP xem tranh của thầy.
Lần này thầy mang vào 20 bức tranh sơn dầu khổ lớn, vẽ năm nay 2015.
Gặp họa sĩ miền Nam Nguyễn Lâm - từng kí hợp đồng sửa bức tranh sơn mài của cố họa sĩ Nguyễn Gia Trí ở Tổng lãnh sự Pháp và Thư viện quốc gia TPHCM bị xuống cấp. Ông chia sẻ chân thành: "Tuổi ngoài 70 như anh đã hình thành 1 phong cách vẽ rất riêng và vẽ với 1 tốc độ kính nể. Chứ tôi cứ phải vài ba tháng mới xong 1 tranh sơn dầu khổ lớn (1,3 x 1)m...". Thầy nhà ta cứ vẽ 1 loạt rồi hoàn tất luôn.
Là người lính từng đi qua chiến tranh, tranh của thầy vẫn phảng phất đâu đây hình ảnh người lính sau trận mạc. Sót thương, bi hùng! Chả khác gì "hội chứng chiến tranh".
Lần này triển lãm đến hết tháng rồi rút ra HN. Vào cùng thầy có cô bạn người Scotland, đang dạy vẽ cho 1 trường học của Anh ở HN. Đúng là cùng đam mê nghệ thuật thì con người dễ dàng gặp nhau.
Lần này thầy mang vào 20 bức tranh sơn dầu khổ lớn, vẽ năm nay 2015.
Cảm xúc đỏ. |
Mẹ ra thăm trận địa. |
Cùng họa sĩ Nguyễn Lâm. |
Đàn hát cùng em thơ. |
Tình yêu đồng đội. |
Là người lính từng đi qua chiến tranh, tranh của thầy vẫn phảng phất đâu đây hình ảnh người lính sau trận mạc. Sót thương, bi hùng! Chả khác gì "hội chứng chiến tranh".
Lần này triển lãm đến hết tháng rồi rút ra HN. Vào cùng thầy có cô bạn người Scotland, đang dạy vẽ cho 1 trường học của Anh ở HN. Đúng là cùng đam mê nghệ thuật thì con người dễ dàng gặp nhau.
Biên Cương Nước Việt (BS Trần Đại Sỹ)
A. Sơ tâm về tộc Việt
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhNr2-yqP9kERJFFr1WGQjJecgXJzYeWLxOuxrrD0ZifLhP2RQ2puNezxUiFj0ZQaeT33s67m39gXytD3YKRH0N5V5pTYG_w7x1CKDNw3zKIR5JZGiTKmXz5cYEoxo6Pe_xP_-n_fh381c/s280/B%25E1%25BA%25A3n+%25C4%2591%25E1%25BB%2593+VN1.jpg)
Năm lên sáu tuổi, tôi được học tại trường tiểu học do chính phủ Pháp mở tại Việt Nam. Cũng năm đó, tôi được học chữ Nho. Thời gian 1943-1944 rất ít gia đình Việt-Nam còn cho con học chữ Nho, bởi đạo Nho cũng như nền cổ học không còn chỗ đứng trong đời sống kinh tế, chính trị nữa. Thú thực tôi cũng không thích học chữ Nho bằng chơi bi, đánh đáo. Nhưng vì muốn làm vui lòng ông tôi mà tôi học. Các bạn hiện diện nơi đây không ít thì nhiều cũng đã học chữ Nho đều biết rằng chữ này học khó như thế nào. Nhưng tôi chỉ mất có ba tháng đã thuộc làu bộ Tam tự kinh, rồi sáu tháng sau tôi được học sử.