Trang

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Bản nhạc "Zigeuner weisen" (Thuỷ k42)

Năm tôi học lớp 6, anh trai mở cho tôi nghe một bản nhạc. Sau  khi nghe xong, anh hỏi tôi về cảm xúc cũng như cảm nhận khi nghe bản nhạc đó. Quả thực bản nhạc đó đã gây cảm xúc rất mãnh liệt, và đến giờ vẫn còn ám ảnh trong tôi. Rất khó diễn tả cảm nhận, cảm xúc của tôi thay đổi theo từng khúc.
Ngay từ mở đầu, khúc nhạc đã làm rung động tâm hồn tôi, khiến tôi thả hồn theo từng tiết tấu của bản nhạc và rồi những nỗi buồn trống trải, sự cô đơn cứ kéo đến rất đau thương, âm thanh léo lắt, da diết quặn đau bủa vây trong tôi đến u uất… Tôi cảm thấy bi kịch như đang diễn ra và nỗi buồn đang trào dâng trong tôi một cáchvô thức... Rồi bất chợt khi đến khúc cuối, tự nhiên tôi cảm thấy phấn chấn đến lạ kì, một không khí thật tươi vui rộn rã, nghe thật lạc quan và yêu đời. Khi kết thúc bản nhạc, khúc cuối đã làm tôi quên hẳn cảm giác u ám choán gần tâm hồn tôi trước đó, thật là kì diệu.
Sau khi anh trai nghe tôi chia sẻ, anh đã giới thiệu về bản nhạc đó để tôi được biết về xuất xứ cũng như nhan đề. Bản nhạc mà tôi vừa nghe đó là bản Zigeuner  weisen của Pablo de Sarasate (Gypsy Airs), Op.20. Đây là một tác phẩm âm nhạc nổi tiếng cho violin và dàn nhạc được viết vào năm 1878 bởi các nhà soạn nhạc - nghệ sĩ bậc thầy Pablo de Sarasate, được công chiếu trong cùng một năm ở Leipzig. Âm nhạc được dựa trên chủ đề của những người Roma, đặc biệt là các vũ điệu của csárdás  của người Hungary.
Và tôi vẫn nhớ anh cũng chia sẻ rằng, cảm xúc của anh khi nghe bản nhạc này cũng có đôi nét giống tôi vậy.
Xin mời các bạn cùng thưởng thức!

BT5: Có một điều chắc tác giả chưa biết Zigeuner weisen nghĩa là: Người Zigan thể hiện (có lẽ là "trình diễn" thì đúng hơn!)?


2 nhận xét:

  1. Có gì đó hoang dại kiểu Zigan?

    Trả lờiXóa
  2. Vâng ạ. Cháu cũng có cảm nhận đó. Hoang dã, cuồng nhiệt và bốc lửa thể hiện rõ nhất là ở khúc cuối.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.