Trang
▼
Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012
HOÀNG SA – TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM (Đoàn Phú Hòa, Czech)
Tôi phải thừa nhận một điều là khi đọc bài “Không thể chậm trễ” được đăng trên báoTiền Phong hôm thứ sáu vừa rồi thì dù có uất lắm nhưng tôi không hề ngạc nhiên. Ở trườnghợp này, nếu không phải là cháu học sinh mà là một nhân viên ngoại giao Việt Nam nào đó đương đầu với nữ học sinh Trung Quốc nọ thì chắc cũng chỉ có phản ứng bằng cách bỏ bữa cơm là cùng chứ không đủ lý luận để tranh cãi vì có được hướng dẫn gì đâu (nếu không nói là không dám tranh luận).
Việc này làm tôi nhớ lại nhữngnăm ngồi ghế nhà trường. Hồi đó, khi học môn địa lý, lịch sử thì chưa bao giờ chúng tôi được nghe đến mấy từ Hoàng Sa, Trường Sa cũng như nguồn gốc của chúng. Chúng tôi được nghe các thầy cô kể về Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Côn Đảo và trongcác sách giáo khoa cũng chỉ đề cập đến mấy hòn đảo đó. Khi Mỹ ném bom Miền Bắc thì qua đài, báo chúng tôi được biết thêm Hòn Mê, đảo Cồn Cỏ, là những nơi có những cuộc chiến ác liệt và đã xuất hiện nhiều anh hùng. Hồi đó đó với lũ họcsinh chúng tôi thì hai tiếng Cồn Cỏ thiêng liêng lắm và với chúng tôi thì mọi người dân, người lính trên hòn đảo này đều là những anh hùng.
Những tháng đầu năm 1965, các trường phổ thông ở Hà Nội (và có lẽ cả các tỉnh khác trên Miền Bắc) có phong trào viết thư cho các chú bộ đội Cồn Cỏ. Hồi đó tôi đang học lớp 6. Lớp tôi được Ban giám hiệu nhà trường chọn viết lá thư này và cô chủ nhiệm lớp lại chọn tôi và 2 đứa nữa, vẫn được coi là khá văn nhất lớp để làm việc này. Hì hục mất một ngày thì ba đứa chúng tôi cũng soạn thảo xong bức thư để đưa ra toàn lớp duyệt. Đứa yêu cầu thêm câu này, đứa lại yêu cầu sửa câu kia nhưng cuối cùng bức thư cũng được hoàn thành với chữ ký của cả lớp. Đến lúc cho thư vào phong bì thì cả lớp mới chưng hửng là không biết ghi địa chỉ người nhận như thế nào. Hồi đó nhà trường làm gì có điện thoại, internet như bây giờ nên chẳng biết hỏi ai. Cuối cùng cô chủ nhiệm có sáng kiến ghi địa chỉ người nhận là “Các chú bộ đội đang chiến đấu ở Đảo Cồn Cỏ” và cô khẳng định rằng dứt khoát thư sẽ được chuyển đến tận tay các chú bộ đội ở ngoài đó bởi vì cả Miền Bắc biết Cồn Cỏ ở đâu. Cho đến giờ, dù đã 60 nhưng tôi vẫn tin rằng lá thư với những dòng chữ nắn nót, đầy tình cảm và hoài bão của chúng tôi đã được chuyển đến hòn đảo nhỏ bé nhưng anh hùng đó. Những sự kiện về Cồn Cỏ, những hình ảnh về những mâm pháo 37 mm giương nòng xả đạn vào máy bay Mỹ vẫn còn đọng lại trong trí ức của tôi cho đến giờ và tôi luôn tự hào rằng quê hương Việt Nam của mình đã có một Cồn Cỏ như vậy.
Viết ra điều này để mọi người thấy rằng công tác thông tin, tuyên tryền có một sức mạnh ghê gớm như thế nào vì trước đó bọn nhóc chúng tôi đâu có biết gì về Đảo Cồn Cỏ. Ngoài giờ học thì bọn con trai chúng tôi chỉ biết đá bóng, chơi khăng, chơi bi, chơi xèng, chơi quay còn bọn con gái chỉ biết chơi nhẩy dây, chơi chuyền, chơi lò cò... Sau khi gửi lá thư đó đi thì ngày nào bọn tôi cũng mò vào phòng cô hiệu trưởng để dò trên bản đồ đoán xem lá thư đó đã đi đến đâu rồi và hồi hộp chờ thư trả lời của các chú bộ đội Cồn Cỏ. Cái Hoa, đứa viết chữ đẹp nhất lớp được trao”trọng trách” thay mặt lớp viết lá thư này và nó đã rất nắn nót viết địa chỉ người gửi là “Các cháu học sinh lớp 6A trường phổ thông cấp hai Trung Liệt – Khu Đống Đa – Hà Nội”. Chúng tôi cứ chờ nhưng mãi không nhận được thư trả lời và cuối cùng cũng yên lòng với câu giải thích của cô chủ nhiệm là “các chú bộ đội bận nhiều việc lắm nên không thể viết thư trả lời cho tất cả các trường được”. Tuy buồn nhưng chúng tôi vẫn tự an ủi nhau là các chú đã đọc được thư của mình.
Đầu năm 1979, lúc đó tôi đã là một người lính, một kỹ sư làm ở Viện Thiết kế vũ khí. Tuy không trực tiếp tham dự cuộc chiến ở biên giới phía Bắc chống giặc xâm lược Trung Quốc nhưng chúng tôi đã có những đóng góp kỹ thuật của mình trong cuộc chiến này. Tận mắt mình nhìn thấy những vụ hành quyết lẫn nhau trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc vào những năm 1967-1968 và về những vụ tàn sát của lính Trung Quốc đối với nhân dân mình ở Lạng Sơn hồi tháng 2.1979 thì không bao giờ tôi tin tưởngvào cái tình cảm thật sự của những người lãnh đạo Trung Quốc qua tất cả các thời kỳ đối với đất nước Việt Nam của mình. Với tôi thì chính quyền Trung Quốc luôn luôn là kẻ thù nguy hiểm của dân tộc Việt Nam và những hành vi đểu cáng đối với ngư dân Việt Nam trên biển càng biểu hiện mưu đồ bẩn thỉu của họ.
Thế hệ của chúng tôi còn biết đến ngày 17.2.1979, 14.3.1988 nhưng những thế hệ sau này làm sao có thể biết đượcnhững ngày đó là những ngày gì. Báo chíkhông tuyền truyền, thầy cô giáo cũng như sách giáo khoa không đề cập tới thìlàm sao các cháu biết được. Tôi dám đảm bảo rằng nhiều học sinh không biết lịchsử của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và càng không biết hai quần đảo này thuộcvào những tỉnh nào ở Việt Nam. Vì lý do gì mà việc tuyên truyền Hoàng Sa, TrườngSa là của Việt Nam lại bị hạn chế đến mức tối đa như vậy? Tại sao chỉ có mộtvài người nhất định được phép nói Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam nhưngngược lại bất kỳ ai khác mở miệng nói ra câu này đều bị cản trở, thậm chí phảivào vòng lao lý? Thế hệ trẻ biết gì về vụ thảm sát dã man của những tên línhxâm lược Trung Quốc ngày 14.3.1988 đối với64 người lính Việt Nam trên vùng biển Việt Nam? Tôi gọi đó là thảm sát vì 64người con của dân tộc Việt Nam đã tay không bảo vệ đảo đến hơi thở cuốicùng. Thế hệ trẻ biết gì về vụ cướp quầnđảo Hoàng Sa hồi tháng 1.1974 với 74 người lính VNCH bị giết hại?
Lịch sử của đất nước ViệtNam là lịch sử được viết bằng máu. Mỗi tấc đất Việt Nam đều thẫm máu của nhữngngười con anh hùng, dám hy sinh thân mình để bảo vệ mảnh đất của Ông, Cha để lại.Ai cướp đất Việt Nam, ai giết hại nhân dân Việt Nam đều là kẻ thù của cả dân tộcViệt Nam. Bạn bè không thể giết nhau một cách man rợ như vậy được.
Tại sao và vì mục đích gìmà phải che bịt sự thật. Một sự thật mà nhẽ ra cả dân tộc phải biết để cảnh giác trước mọi mưu đồ xâm lược của kẻ thù. Khôn ngoan, nhân nhượng không đồng nghĩa với hèn nhát. Nhật Bản là bạn đồng minh với Mỹ, chấp nhận căn cứ quân sự của Mỹ trên đất nước mình nhưng hàng năm chính phủ Nhật Bản vẫn không quên tổ chức cầu siêu cho những người dân mình bị thảm sát trong hai trận ném bom nguyên tử của Mỹ hồi năm 1945. Những ai nắm sinh mệnh của đất nước hãy lấy đấy làm gương, đừng để những người thân của các liệt sĩ phải âm thầm lau những giọt nước mắt của mình trong bóng tối.
Hoàng Sa – Trường Sa không phải của riêng ai. Hãy để cả dân tộc Việt Nam được công khai nói lên một câu: HOÀNG SA – TRƯỜNGSA LÀ CỦA VIỆT NAM.
Mình cũng đọc "Không thể chậm trễ" nhưng không viết được như PH. Cảm ơn bạn.
Trả lờiXóaLần đầu tiên mình nghe đến Trường Sa-Hoàng Sa là ở trường Trỗi, hình như từ CH. Hắn là con một tướng cao cấp nên chắc cũng "nghe lỏm" được nhiều chuyện "bí mật quốc gia". Một hôm nó thì thầm bảo nước mình có đảo ngoài biển khơi xa lắm, bây giờ đang đánh Mỹ, đành phải nhờ TQ giữ hộ. Ấy là trẻ con chỉ nghe mà tin. Nhưng sự thực thì chính cha ông chúng ta đã từng mất cảnh giác như vậy.
Phú Hòa viết rất hay. Mời các bạn vô đây mà đọc com bài này:http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/04/hoang-sa-truong-sa-la-cua-viet-nam.html
Trả lờiXóa