Trang

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)

Hưởng ứng bài
Lắm bạc nhiều tiền là Đoàn Nguyên Đức
Gia đình trí thức là Ngô Bảo Châu.
Anh hùng sống lâu là Võ nguyên Giáp.
Đi họp hay ngáp là bác...

Bà chị có nick-name 'Nông Sản Phụ' có bài: THƯỜNG DÂN

Đông thì chật, ít thì thừa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất, đầu trần
Lao đao sau những vũ vần bão giông
Khi làm cây mác, cây chông
Khi là biển cả, khi không là gì
Thấp, cao nào có là chi
Ngàn năm cỏ vẫn xanh rì cỏ thôi
Ăn của đất, uống nhờ trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Ồn ào mà vẫn lặng im
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn
Chỉ mong ấm áo, no cơm
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành
Họa vào trời đất mà sanh
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân

10 nhận xét:

  1. Bọn quan chức ăn bẩn, ăn thỉu có về hưu thì còn lâu mới thành thường dân.

    Trả lờiXóa
  2. Giá mà BT5 post bài thơ kia lên thì hay quá?

    Trả lờiXóa
  3. Lắm bạc nhiều tiền là Đoàn nguyên Đức.
    Gia đình trí thức là Ngô Bảo Châu.
    Anh hùng sống lâu là Võ Nguyên Giáp.
    Đi họp hay ngáp là bác Đỗ Mười.
    Tiếp dân hay cười là Nguyễn minh Triết.
    Đấu tranh kiên quyết là Lê khả Phiêu.
    Tham nhũng làm liều là cậu Ba y tá.
    Suốt ngày đấu đá là Nguyễn Sinh Hùng.
    Điên điên khùng khùng là Tô Huy Rứa.
    Không bộ nào chứa là Nguyễn thiện Nhân.
    Vì gái quên thân là Nông đức Mạnh…
    Cuộc đời bất hạnh là chị ba Sương.
    Chỉ còn tấm gương Bác Hồ vĩ đại.)

    (Có bài ghi:
    …Thức thời phù thịnh là chị Hai Chuyền (Bộ LĐTBXH)
    Miệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ,
    Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng
    Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận…
    ….
    Dân mến dân thương là Võ Văn Kiệt
    Một thời oanh liệt là Nguyễn văn Linh
    Rối loạn triều đình là anh ...
    Trong vòng luẩn quẩn là ...
    Làm mất thanh danh là Văn Tiến Dũng
    Một thời hùng dũng là Nguyễn Chí Thanh
    Rạng rỡ lừng danh là Lê Trọng Tấn
    Cuộc đời vương vấn là anh Trần Độ
    Con người đức độ là Võ Chí Công
    Rạng rỡ non sông là công của Bác.

    Trả lờiXóa
  4. Lắm bạc nhiều tiền là Đoàn Nguyên Đức
    Gia đình trí thức là Ngô Bảo Châu
    Chăm chăm làm giàu là anh nào vậy?
    kt

    Trả lờiXóa
  5. Tác giả là kĩ sư giao thông nhưng dám "thân gái dặm trường" nhiều năm, làm nhiều km đường ở cao nguyên Trung phần Bảo Lộc, cả con đường vào khu du lịch Damb'ri. Ngày ấy chị từng uống R như điên để "đánh bại" các đối tác liền ông định giở trò nam nhi mà bắt nạt ủy nữ.
    Nay chị thích sống ở Bảo Lộc với không khí trong lành, cảnh trí thơ mộng, con người chân chất... Anh em tôi từng nhiều lần lên thăm trang trại của chị.

    Trả lờiXóa
  6. Mấy thằng bất mãn rẻ tiền... có giỏi thì ra mà hiến kế để TỀ GIA, TRỊ QUỐC đi. Thơ, đồng giao, hò vè của chúng mày không đáng một đồng xu

    Trả lờiXóa
  7. Thường thì thơ và đồng giao xuất hiện vào những thời điểm mà xã hội có nhiều vấn đề gây bức xúc cho quần chúng nhân dân. Có thể là sản phẩm của dân gian, có thể là do 1 tác giả viết ra nhưng được quần chúng đón nhận, thêm thắt, chỉnh sửa theo tư duy của họ. Bạn ND cũng chẳng nên bực mình, bức xúc làm gì mà tổn thọ. Tất nhiên, nếu có tài thì nên ra hiến kế TRỊ QUỐC, còn TỀ GIA thì thể hiện ở nhà thôi. Chưa có tài đến mức ấy thì sáng tác vè mà được quần chúng đón nhận dù chỉ để cười (chua chát) cũng đã đáng lắm rồi. Có bán đâu mà đánh giá được bao nhiêu xu?

    Trả lờiXóa
  8. Lâm tặc lắm tiền là Đoàn Nguyên Đức. Vì tay này thi 3 hay 5 lần đại học không đỗ , nên vào rừng làm thợ mọc và giầu lên tư đó.

    Trả lờiXóa
  9. ND ơi, nếu ra trị nước được thì dân ta ra từ lâu rồi, cơ bản là không ra được (nói cách khác: chả ai cho ra).
    Còn thơ ca hò vè dân gian là nỗi lòng của dân đen phản ảnh thực cái gì đang diễn ra trong cuộc sống, cũng muốn nhờ nó mà tới được tai quan (vì có cả thư, công vắn gửi nhưng quan có thèm đọc, thèm nghe?).

    Trả lờiXóa
  10. Hi, a.KQ! Chúc cả nhà a năm mới vui vẻ, hạnh phúc!
    Bài viết đúng quá! Giá vẫn đang ở chiến trường thì dễ trị quốc rôi!

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.