16 tấn vàng đó gắn liền với tên tuổi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong
giai đoạn cuối cùng của chế độ, Nguyễn Văn Thiệu đã phải chịu oan với tin đồn
tai tiếng kéo dài suốt hơn 30 năm.
Và kế hoạch đem 16 tấn vàng ra nước ngoài
Để cứu vãn sự sụp đổ hoàn toàn hay ít ra cũng làm chậm nó, từ đầu tháng 4, khi
hy vọng được Mỹ viện trợ khẩn cấp đã gần như không còn, Nguyễn Văn Thiệu đã lập
một kế hoạch khác để vay tiền cho Việt Nam Cộng hòa.
Ông cử ngoại trưởng Vương Văn Bắc bay sang Saudi Arabia, đề nghị quốc vương
Haled tiếp tục đồng ý cho Việt Nam Cộng hòa vay tiền như phụ vương của ông ta
"vua Faisal" đã hứa trước khi bị hạ sát.
Nhưng để đạt được giải pháp tài chính nhanh hơn nữa, Nguyễn Văn Thiệu cử tổng
trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng ngày 15 tháng 4 bay sang Mỹ để cùng ngoại
trưởng Vương Văn Bắc xúc tiến vận động hành lang để vay 3 tỉ USD từ chính phủ
Mỹ, với 4 khoản thế chấp là tài nguyên dầu hỏa và nông nghiệp của Việt Nam Cộng
hòa, số tiền mấy trăm triệu USD mà quốc vương Haled hứa cho vay, và 16 tấn vàng
dự trữ đang nằm trong hầm của Ngân hàng Quốc gia ở bến Chương Dương.
Theo ông Nguyễn Tiến Hưng, thư ông Thiệu gửi Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ có
đoạn: “Tôi trân trọng thỉnh cầu Ngài kêu gọi Quốc hội cho Việt Nam Cộng hòa vay
dài hạn 3 tỷ đô la, chia làm ba năm, lãi suất do Quốc hội ấn định, và xin triển
hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu hoả và canh nông của Việt
Nam Cộng hòa sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này.
Món nợ giúp chúng tôi chống xâm lăng và cho chúng tôi cơ hội để tồn tại như một
quốc gia tự do.
Cũng từ đầu tháng 4, ông Nguyễn Tiến Hưng đã đề nghị giải pháp dùng vàng dự trữ
để mua vũ khí cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa như là “nỗ lực phòng thủ cuối
cùng” và đề xuất các phương pháp chuyển tiền ra nước ngoài.
Số vàng dự trữ lúc đó còn 16 tấn, trị giá khoảng 220 triệu USD "theo giá
vàng lúc đó" được giao cho Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Lê Quang Uyển phụ
trách chuyển ra ngoại quốc để thế chấp.
Ông Uyển lập tức liên lạc với các hãng hàng không TWA, Pan Am và Hãng bảo hiểm
Lloyd’s ở London.
Nhưng thông tin bị lộ ra ngoài. Ngày 5 tháng 4, một số tờ báo nước ngoài đã bắt
đầu đăng tải những bản tin sốt dẻo đó, với sự ám chỉ về một âm mưu chiếm đoạt
của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Các tờ báo lớn có phóng viên thường trú tại Sài Gòn đưa tin “tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu chuẩn bị mang 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam”.
Không chỉ BBC, AP, mà nhiều tờ báo khác như Los Angeles Times lúc đó cũng đăng
tin.
Báo chí Việt Nam Cộng hòa cũng đưa tin về sự kiện này. Tờ Chính Luận ngày 16-4
đăng tuyên bố của phát ngôn viên chính phủ: “Hoàn toàn là tin thất thiệt, đầy
ác ý, cố ý bôi lọ”. và: “Tình trạng loan tin thất thiệt và cố ý bôi lọ của các
hãng thông tấn và báo chí ngoại quốc loan đi không phải mới xảy ra mà đã kéo
dài từ lâu” .
Kế hoạch chuyển vàng đi Thụy Sĩ vì thế đã bị vỡ. Các hãng hàng không và bảo
hiểm quốc tế từ chối phi vụ này vì sợ bị dư luận chỉ trích.
Đại sứ Mỹ Martin can thiệp để giúp chuyển vàng đi. Để hy vọng làm tan đi mối
nghi ngờ xung quanh vụ việc, Martin thuyết phục Nguyễn Văn Thiệu gửi vàng vào
Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York (Federal Reserve Bank of New York), nơi
nhiều nước khác cũng gửi tài sản. Nguyễn Văn Thiệu đồng ý.
Ngày 16 tháng 4, đại sứ Martin đã điện về Washington xin một chuyến bay quân sự
đặc biệt được bảo hiểm để chở số vàng đó đi New York.
Nhưng không quân Mỹ và Ngân hàng dự trữ liên bang New York đã không dễ dàng tìm
được hợp đồng bảo hiểm cho một khối tài sản lớn như thế từ một nước đang có
chiến tranh.
Cuối cùng thì vấn đề bảo hiểm cũng được dàn xếp xong.
Sáng ngày 25 tháng 4, một chiếc máy bay quân sự từ căn cứ Clark (Philippines)
đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất tại Sài Gòn, sẵn sàng bốc 16 tấn vàng ra khỏi
Việt Nam.....
16 tấn vàng này đã được bàn giao lại cho NHNN sau khi giải phóng. Có thể xem tại đây
Trả lờiXóahttp://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/135370/ky-cuoi-nguoi-giu-chia-khoa-kho-vang.html
HMK6