Kỳ III: Thành tâm, thành
kính, việc sẽ thành.
Chúng tôi hỏi đường đi thôn Ngoàn. Kỳ lạ đó chính là
nơi đoàn khảo sát đã dừng lại 2 lần. Đoàn vào xã Nguyên Phúc, cán bộ xã cho
biết, xã đúng có 2 hang đá, một hang lớn nằm cách ủy ban 3 km, một hang nhỏ hơn
cách 2 km gọi là hang Bá Chủ. Tên Bá Chủ theo tiếng Tày có nghĩa là
“Cây sấu”, vì vùng này 60 năm trước vốn là một rừng sấu. Hang Bá Chủ cửa hẹp,
nhưng lòng hang ăn thông trong núi nên cũng khá lớn, còn thông với cả một con
suối nữa nhưng bên trong thế nào, chưa ai từng vào đó để biết...
Không đợi xã cử người đi cùng, chúng tôi vội đến hang Bá Chủ. Hang đá này nằm cách con đường liên xã đang làm dở chừng 300m. Nhìn khung cảnh nơi đây, có thể xác định, những thông tin ban đầu của ông Phụng tương đối chính xác. Nghĩ thế, chúng tôi thắp hương trên triền ruộng cao trồng ngô. Tìm kiếm một lượt, nhà ngoại cảm nói địa điểm cụ Tố bị hại là triền ruộng trồng ngô đối diện của hang Sấu này, vì ông có sự giao cảm rất mạnh ở khu đất cạnh gốc bụi tre (góc Tây Bắc thửa ruộng) đã bị chặt khi người dân bản khai hoang vỡ ruộng; và mô đất nhô cao góc Đông Nam thửa rộng, cách cửa hang 100m, bên cạnh có một hố sâu do dòng chảy của con suối mùa nước về tạo thành. Sauk hi khảo sát thực địa, đoàn lại lên đường về Hà Nội chuẩn bị cho chuyến đi quyết định lần ba.
Không đợi xã cử người đi cùng, chúng tôi vội đến hang Bá Chủ. Hang đá này nằm cách con đường liên xã đang làm dở chừng 300m. Nhìn khung cảnh nơi đây, có thể xác định, những thông tin ban đầu của ông Phụng tương đối chính xác. Nghĩ thế, chúng tôi thắp hương trên triền ruộng cao trồng ngô. Tìm kiếm một lượt, nhà ngoại cảm nói địa điểm cụ Tố bị hại là triền ruộng trồng ngô đối diện của hang Sấu này, vì ông có sự giao cảm rất mạnh ở khu đất cạnh gốc bụi tre (góc Tây Bắc thửa ruộng) đã bị chặt khi người dân bản khai hoang vỡ ruộng; và mô đất nhô cao góc Đông Nam thửa rộng, cách cửa hang 100m, bên cạnh có một hố sâu do dòng chảy của con suối mùa nước về tạo thành. Sauk hi khảo sát thực địa, đoàn lại lên đường về Hà Nội chuẩn bị cho chuyến đi quyết định lần ba.
Sau khi tổng hợp mọi dữ liệu và phân
tích kỹ khả năng tìm mộ Cụ Tố, chúng tôi xin ý kiến của Văn phòng Quốc hội, Hội
Sử học Việt Nam và lên đường đi Bắc Kạn lần thứ ba vào ngày 8-4-2007. Lúc 10h30
sáng, đoàn tìm mộ cụ Nguyễn Văn Tố có mặt tại hang Bá Chủ. Chúng tôi thắp
hương... Người
dân trong bản thấy chuyện lạ nên kéo nhau ra xem rất đông. Bà con cho biết: Khu
vực hang này trước vốn là nơi giặc thủ tiêu những người làm cách mạng, rồi đẩy
xác họ xuống dưới hố sâu trong hang. Những hôm nước to đi xúc cá ở dòng suối
chảy ra từ hang còn xúc phải rất nhiều móng tay, móng chân người.
Di hài cụ Tố đã được xác định. |
Gia đình xúc động khi đón được cụ về quê hương. |
Khi mới tiến hành đào hố thám sát đầu
tiên gần bụi tre, chị Hạnh cùng đoàn khấn vong linh cụ Tố linh thiêng xin về
báo cho con cháu được biết, ngay lúc đó đã xảy ra một điều không ai giải thích
nổi, vài
phút sau xuất hiện một con bướm to cỡ lòng bàn tay, cánh pha 2 màu đen trắng.
Nó cứ bay vòng quanh mọi người trong đoàn, không đậu vào đâu. Rồi khi thấy
người trần mời dùng cơm, con bướm đậu thẳng xuống mâm cơm... Tất
cả động thái đó đều được ghi vào Camera, giở vội camera và máy ảnh ra ghi lại
rồi kiểm tra, xong tay chân chúng tôi chợt lạnh toát, lấm tấm đổ mồ hôi lạnh: hình
ảnh bắt được trắng xóa.
Những hố thám sát đào tiếp sau gần
mương thoát nước, dọc theo con đường cụt không có kết quả. Ông Phụng điện thoại
từ Hà Nội động viên đoàn tiếp tục quay lại vị trí đầu tiên để mở hố mới.
Vào lúc 6h30 sáng hôm sau, khi sương khói còn bảng lảng, đoàn khảo sát mang cuốc xẻng ra hiện trường đào. Đêm qua, hầu như không ai ngủ được. Hố đào mở dài theo triền đất bậc thang của ruộng ngô. Hố đào mỗi lúc một sâu nhưng vẫn chưa có dấu hiệu gì. Bỗng nhiên trời đang hửng, gió nổi lên ầm ầm, đổ mưa to. Đây là hố thứ 5 mở sâu đến tận đất thổ, sâu ngập đầu người nhưng kết quả không khả quan. Sau cơn mưa, như linh tính mách bảo, chúng tôi theo lời chỉ dẫn của ông Phụng qua điện thoại, quyết định đi về khu đất đối diện cửa hang, tìm bằng được một con hào, dọc theo hào tìm đống đá xếp cạnh con đường mòn, mở hố đào ngay chính trên con đường ấy. Hố thứ sáu được thực hiện, song mọi chuyện vẫn bế tắc. Ai nấy bắt đầu nản... Ông Phụng bảo: Cụ Tố chưa cho tìm. Cụ bảo phải tìm ra 2 đồng chí của cụ gần đó nữa thì cụ mới yên tâm... Chúng tôi đang trong tâm trạng mệt mỏi, bán tín bán nghi thông tin này... Giữa lúc ấy, ông Phụng điện thoại báo: Phải đi tìm người trong bản hỏi về 2 ngôi mộ được người dân bản chôn cất năm 1947 mà ở đây dân bản nói là mộ người Mán đi làm dân công hỏa tuyến.
Vào lúc 6h30 sáng hôm sau, khi sương khói còn bảng lảng, đoàn khảo sát mang cuốc xẻng ra hiện trường đào. Đêm qua, hầu như không ai ngủ được. Hố đào mở dài theo triền đất bậc thang của ruộng ngô. Hố đào mỗi lúc một sâu nhưng vẫn chưa có dấu hiệu gì. Bỗng nhiên trời đang hửng, gió nổi lên ầm ầm, đổ mưa to. Đây là hố thứ 5 mở sâu đến tận đất thổ, sâu ngập đầu người nhưng kết quả không khả quan. Sau cơn mưa, như linh tính mách bảo, chúng tôi theo lời chỉ dẫn của ông Phụng qua điện thoại, quyết định đi về khu đất đối diện cửa hang, tìm bằng được một con hào, dọc theo hào tìm đống đá xếp cạnh con đường mòn, mở hố đào ngay chính trên con đường ấy. Hố thứ sáu được thực hiện, song mọi chuyện vẫn bế tắc. Ai nấy bắt đầu nản... Ông Phụng bảo: Cụ Tố chưa cho tìm. Cụ bảo phải tìm ra 2 đồng chí của cụ gần đó nữa thì cụ mới yên tâm... Chúng tôi đang trong tâm trạng mệt mỏi, bán tín bán nghi thông tin này... Giữa lúc ấy, ông Phụng điện thoại báo: Phải đi tìm người trong bản hỏi về 2 ngôi mộ được người dân bản chôn cất năm 1947 mà ở đây dân bản nói là mộ người Mán đi làm dân công hỏa tuyến.
Cán bộ xã đưa chúng tôi xuống tận khu đất nhà ông Tiến
cách cửa hang Bá Chủ chừng 300m trên một ngọn đồi. Dưới chân đồi có một con
suối nhỏ chạy quanh. Theo
con đường mòn lên đồi là thấy ngay một ngôi mộ dưới tán lá một cây mơ. Ngôi mộ
này giống như chiếc nôi con úp xuống. Đầu mộ và chân mộ được chặn đá đánh dấu
mốc. Ngôi mộ thứ hai được đánh dấu bằng đá, nằm ở triền đồi phía trên, cao hơn
một chút. Cán bộ UBND xã Nguyên Phúc lúc này mới ớ ra và cho biết: Theo người
già kể lại, đó là 2 ngôi mộ vô chủ, vô danh cho là 2 dân công hỏa tuyến người
Mán được an táng năm 1947. Ông Tiến chủ đất nơi có 2 ngôi mộ lại vắng
nhà. Dân bản bảo ông đi trông cá ở ao cách nhà 2 km. Trưa hôm ấy, chẳng biết
sao, ông Tiến nóng ruột, cứ nằng nặc đòi về nhà xem có việc gì...
Ông Phụng lúc này điện thoại khẳng định: Ngôi mộ ở triền đồi gần gốc cây mơ là mộ cụ Nguyễn Văn Tố. Còn ngôi thứ hai là mộ của đồng chí thư ký, ngôi thứ ba cách đó không xa là của đồng chí cảnh vệ.
Ông Phụng lúc này điện thoại khẳng định: Ngôi mộ ở triền đồi gần gốc cây mơ là mộ cụ Nguyễn Văn Tố. Còn ngôi thứ hai là mộ của đồng chí thư ký, ngôi thứ ba cách đó không xa là của đồng chí cảnh vệ.
Chúng tôi tiến hành đào ngôi thứ nhất. Đào xuống được
60cm thì nhìn thấy một hòn đá xanh đặt thẳng đứng như có ý đánh dấu của người
chôn cất. Đào tiếp thì lộ một lỗ đất tổ mối xông. Tiếp tục đào sâu xuống 20cm
nữa thì phát hiện một lóng xương chân dài. Mở rộng phần đất xung quanh, chúng
tôi tìm được những vụn xương mủn lấm tấm màu trắng, lộ ra một dáng hài cốt nằm
nghiêng dài chừng 1,65-1,67m... Trong phần mộ nghi là có hài cốt cụ
Nguyễn Văn Tố, chúng tôi tìm được một chiếc nhẫn lồng qua xương đốt tay. Cốt
của ngôi mộ thứ nhất xương chân tay còn nhiều, xương mặt còn nhưng phần xương
sọ đã mủn, phần sau gáy còn một mảng tròn như mảnh gáo dừa, các phần khác vỡ
thành nhiều mảnh. Trong mộ phát hiện 3 đinh thép lẫn với các phần xương cốt, 2
chiếc xuyên qua lòng bàn tay, một nằm ở phần xương bả vai phải. Đây
chắc chắn là dấu tích địch dùng đinh đóng vào người để tra tấn.
Cũng
đêm hôm đó, anh Vượng, một sỹ quan quân đội trong đoàn nằm mơ thấy trong ngôi
mộ thứ hai có một vật lạ tròn dài như chiếc bút máy, nên sáng hôm sau, anh dậy
rất sớm khai quật ngôi tiếp theo. Ngôi thứ hai được cho là của người thư
ký đi theo cụ Tố khai quật phức tạp hơn do đã bị mối xông hết. Đào sâu thêm 70
cm nữa, cốt lộ ra nhưng xương vỡ mủn... Đặc biệt trong ngôi mộ này phát hiện một chiếc bút hiệu paker ngòi vẫn sáng
nguyên ánh thép, một chiếc huy hiệu mờ không còn rõ ghi gì, gáy da làm bìa
của một cuốn sổ đã mủn và rất nhiều đinh xác định là đã đóng vào tay, vào đầu. Ngay
khi nhận được thông tin này, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: Theo thông
tin thu thập, cụ Tố được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng một chiếc bút máy mạ vàng
rất đẹp, có thể đây là chiếc bút này chăng... Còn với chúng tôi, ở nơi vùng núi
sâu này, những năm 1947 dân công hỏa tuyến làm gì có những vật dụng cao cấp như
bút máy parker?
Cũng một điều lạ nữa khi chúng tôi quyết
định bốc cốt ở 2 ngôi mộ vào tiểu sành do UBND tỉnh Bắc Kạn chuẩn bị, một
người dân giúp chúng tôi đào mộ chợt khóc thảm thiết, một mực yêu cầu được đón
và đưa quy tập vào nghĩa trang. Ông Phụng lúc đó ở Hà Nội cũng điện
thoại yêu cầu chúng tôi phải tìm bằng được mộ một chiến sỹ cảnh vệ ở gần đó.
Nếu không tìm được ngôi mộ này, cụ Tố chưa đành đi... Người
bốc mộ kể lể hoàn cảnh mình hy sinh suốt hơn 1 giờ đồng hồ với sự chứng kiến
của đông đảo bà con dân bản. Mọi người vô cùng ngạc nhiên khi thấy ông
Tiến ở đâu tất tả đến và oang oang nói, mới nhớ ra còn một ngôi mộ nữa bố ông
nói chôn ở khóm tre bên đồi đối diện. Người ấy trúng phải mìn nên thân mình
không còn nguyên vẹn. Người ta phải gom phần thân thể, lấy vải đùm bọc lại, úp
một cái bát lên, chôn xuống bên sườn đồi. Ông Tiến kể: Người trong làng nói lại
là xác những người này được tìm thấy cạnh cửa hang Bá Chủ. Không biết ai đã
chôn họ ở đám đất chân đồi này. Công việc đào sau đó khẩn trương trở lại, nhưng
cốt dưới ngôi mộ thứ ba chẳng còn gì, mủn mục thành đất đen, chỉ còn cái bát
xưa người chôn úp lên là còn nguyên vẹn. Chúng tôi đành cho tất cả vào tiểu,
phủ cờ đỏ sao vàng lên...
Chiều 10-4-2007, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn
đã tiếp nhận và đưa các hài cốt các liệt sỹ về quản lý tại Trung tâm y tế thường
xuyên của tỉnh và yêu cầu Pháp y công an lập hồ sơ, biên bản tiếp nhận, giám
định các hài cốt và những di vật đã tìm được. Văn phòng Quốc hội sau khi có thông tin
tìm được 3 hài cốt trong đó có 1 hài cốt có thể là cụ Nguyễn Văn Tố đã cử một
đoàn cán bộ có sự tham gia của một số lão thành cách mạng, cháu gái cụ Nguyễn
Văn Tố ở TP.HCM và nhiều nhà khoa học thuộc chuyên ngành nhân chủng học kiểm
tra sơ bộ các hài cốt tìm được.
Theo các nhà khoa học, căn cứ vào xương tìm
được của ngôi mộ thứ nhất, hài cốt có hình thể và tuổi xương trùng khớp với các
đặc điểm nhân dạng cụ Nguyễn Văn Tố. Công việc tiếp theo là xác định ADN.
Nếu có kết quả tốt, đây là tin vui. Sau 60 năm nằm lại nơi rừng sâu, cụ Nguyễn
Văn Tố – một nhân sỹ yêu nước, một liệt sỹ anh hùng, vị Trưởng ban Thường vụ
Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là Chủ tịch Quốc hội
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) sẽ trở về trong niềm xúc động của nhân dân. Những
hồ nghi xung quanh việc cụ Nguyễn Văn Tố hy sinh đã được giải đáp.
Chúng
tôi, những người tham gia hành trình đi tìm cụ Nguyễn Văn Tố và đồng đội mãn
nguyện khi hoàn thành trọng trách của mình. Một nén hương thơm mong anh linh cụ
Nguyễn Văn Tố và những liệt sỹ đã hy sinh thanh thản nơi suối vàng. Đó
cũng là nghĩa cử cao đẹp các đại biểu Quốc hội thực hiện đúng dịp kỷ niệm 60
năm Quốc hội Việt Nam, đúng 60 năm ngày cụ hy sinh lẫm liệt vì nền độc lập, tự
do, dân chủ của nước nhà.
Khó nghĩ quá! Tôi vốn không tin vào ngoại cảm vì vẫn nhấp tâm quan niệm nhà Phật cho rằng: Âm -Dương hai đầu cách biệt. Vậy thì không thể có giao lưu gặp gỡ, chuyện trò gì giữa hai đầu vô cùng, vô cực này cả. Chuyện thờ cúng, thành kính vọng gửi chỉ trong tâm tưởng, cầu niệm của người đời. Sau những gì mà bọn người" ngoại cảm" đã làm những năm qua, tôi nghĩ đã đến lúc khép lại những trò lừa đảo ,vô lương tâm này( kể cả những Bích-Hằng những Giác Hải, Văn Phác với cái viện tiềm năng...của họ).
Trả lờiXóaVẫn còn trong nhân dân, trong từng gia đình, từng người cụ thể có những sự kiện, câu chuyện tâm linh, mông lung trùng khớp với những vô tình, may rủi, hoặc những kế ma án mà cho đến giờ vẫn chưa gỡ, chưa lý giải, bóc mẽ ra được ...thì phải "chịu" coi như là bí ẩn thần thánh (khắp thế giới, nước nào cũng có những chuyện được ghi nhận, sử sách thừa nhận cho lưu truyền).
Tỉnh táo, duy vật, thành kính, ngưỡng mộ, xùng bái, đặt hết tâm linh vào chốn Âm Ty...đến như vợ chồng anh Hồ Đức Việt mà nào có AI, TRỜI, THÁNH, VONG LINH, HỒN PHÁCH nào phù hộ che chở cho đâu! rồi chính anh Hồ Đức Việt lại bị Đời trần, mắt thịt hành hạ, trừng trị cho tơi tả!(thành tâm, cầu xin thì đáng ra phải được ban phát, lộc cao, chức trọng chứ!!!) nhận hậu quả rồi mới vỡ lẽ ra là mù quáng, u mê. (TĐ)
Rất tiếc là mới chỉ nói nhận dạng là cụ Tố, còn không thấy nêu kết quả ADN, có kết quả này thì mới nói được.
Trả lờiXóa