B/ 20 năm sau mới biết tin cha bị bức hại
Trong những năm sống ở LX, Sa ít có thông tin gia đình từ TQ. Nhưng xem lại những ảnh cũ cũng hiểu ra nhiều điều. Trong số ảnh đó, có ảnh ông nội Lưu Thiếu Kỳ chụp với bác Lưu Ái Cầm và bố Lưu Doãn Phú tại Diên An. Ảnh ông nội sang LX họp với các đảng CS, về nhà thăm con, cháu. Ảnh ông ôm hôn Sa rồi cho quà. Đó là năm 1960, Sa mới 5 tuổi rưỡi, rất dễ thương. Cho đến bây giờ Sa vẫn hình dung ra cảnh ông nội ôm chặt mình vào lòng. Đó là lần đầu và cũng là lần cuối cùng ông, cháu gặp nhau. Cuộc gặp thật ngắn ngủi và đau lòng.
Cụ Lưu đến thăm gia đình con trai. Có 2 cháu Tô Tô, Liêu Liêu và mẹ Phi. Matxcova 1960.
Năm 1957, ông Phú ở Matxcơva nhưng đã quyết định về nước. Sau khi về nước, ông tới Bao Đầu, nhận nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo đầu đạn hạt nhân.
Vợ con ông vượt vạn dặm đường, về Bắc Kinh để mong đoàn tụ gia đình nhưng do sinh hoạt không quen (lúc này đời sống của cán bộ, nhân dân TQ rất thiếu thốn-ND) nên ba mẹ con lại phải quay sang LX. Thế là bố mẹ lại xa nhau. Ở LX, bà Phi phải một mình nuôi 2 con nhỏ. Quan hệ Xô-Trung ngày càng căng thẳng, bố mẹ không còn liên lạc.
Tháng 11-1967, ông Phú 42 tuổi. Vào một đêm ác độc, ông bị “Tứ nhân bang” (Vương Hồng Văn, Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên) bức hại ở Bao Đầu. Thời kì đó ở TQ đang diễn ra Đại cách mạng văn hóa (ND).
Vậy là 20 năm sau khi bố mất, mẹ con Sa mới biết tin. Năm 1987, bà Lưu Ái Cầm bỏ nhiều công đi tìm em dâu và 2 cháu. Sa tâm sự: “Tôi không nhớ nhiều về ba Lưu vì lúc chia tay ba, tôi còn rất nhỏ. Bây giờ đây, tôi vẫn không tin rằng ba đã mất”.
Cuộc sống của Sa khác ông nội và bố, phẳng lặng như mặt nước hồ lúc không sóng không gió nhưng anh kế thừa được sự thông minh và ham mê nghiên cứu khoa học. Anh nghiên cứu ở Viện Hàng không Matxcơva đạt kết quả xuất sắc, công tác ở Trung tâm hàng không Vũ trụ LX và là người nổi tiếng trong quân đội trong lúc quan hệ Xô-Trung rất xấu.
Từ lâu, gia đình không liên hệ gì với ông và bố. Xung quanh không ai biết Sa có “lí lịch đặc biệt”. Gia đình sống bình thường, không bị phiền hà. Anh là cán bộ chỉ huy cao cấp của Trung tâm. Đây là đơn vị rất quan trọng, được bảo đảm bí mật an toàn rất cao mà anh lại là nhà nghiên cứu khoa học quốc phòng cấp cao trong quân đội LX. Do có những cống hiến quan trọng nên Sa được thưởng nhiều huân, huy chương các loại.
(Người dịch: thầy Phạm Đình Trọng) - Còn tiếp.
1 nhận xét:
Số phận của những người đặc biệt thì rất khó phẳng lặng.
N.TV
Đăng nhận xét