Cũng khởi đầu Cờ (c) đứng cạnh U,
Sao cho rằng CỤ lớn hơn CU ?
Râu ria rậm rạp CU như CỤ,
Da dẻ nhăn nheo CỤ giống CU.
Chớ cậy ngày nay lên mặt CỤ
Mà quên thuở nọ vốn thằng CU.
Lạ gì CU nặng CU thành CỤ ;
CỤ chẳng .. nặng, thì CỤ hóa CU.
(Tây nào phân biệt CỤ hay CU).
Thế sự đảo huyền chuyện CỤ CU,
Lộn sòng "Thằng CỤ" với "Ông CU"
CU "Quân tử kiếm" là "CU CỤ",
CỤ "Lão ngoan đồng" ấy "CỤ CU".
Ra chốn đình trung ưng gọi CỤ,
Giữa vòng hương phấn muốn là CU.
Giai nhân có hỏi CU hay CỤ ?
"Ngũ thập niên tiền .. CỤ vốn CU".
Năm nay tuổi tớ sáu mươi tư,
Rằng CỤ rằng CU tớ cũng ừ!
Với bọn nhóc tì, ừ ! Lão: CỤ ;
Cùng hàng tiến bối, dạ ! Con: CU.
Nhơn sanh ảo ảnh, đời là mộng ;
Thế sự vô thường, khôn giả ngu.
Thành bại nhục vinh, mây khói cả ;
CU hay CỤ há khác nhau ư.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên (2)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Đọc bài của Thủy về Hưng Yên, nhớ chuyện xửa chuyện xưa (KQ)
- Tản văn: Tiếng cu gáy
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hưng Yên quê tôi (Thủy k42)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Hay!
Sờ Cu được, nhưng sờ CỤ thì... khó???
Vì đã "nặng", cu không "lên" được nữa!
Đăng nhận xét