Anh KC ngày 19-11-2011 kể chuyện „Cầu may„ của cha con ông cốp A, B nào đó trên BT5. Câu chuyện kể về chuyện cầu may của đám quan chức mà tài, đức kém, uy tín thấp nhưng lại mong có quyền cao, chức trọng và những đợi đời ban cho bổng cao, lộc lớn. Tôi tin là đạo trời chẳng ưu ái cho chúng mãi. Lòng tham thì vô hạn, quỉ kế mưu sâu, chúng cũng đã vơ vét được khối của cải, vật chất nhưng nếu chúng cầu Phúc thì tin chắc không được, vì Phúc phải do chính cốt cách tạo ra.
Gác chuyện của bọn đáng ghét đó sang bên, xin kể các bạn câu chuyện cũng với tên gọi là „Cầu may„ mà tôi đã gặp. Chuyện thực, rất đáng thông cảm và cũng xin nói thêm là không đến nỗi bi quan nhưng cũng làm tôi tự ngượng và buồn cười.
Gác chuyện của bọn đáng ghét đó sang bên, xin kể các bạn câu chuyện cũng với tên gọi là „Cầu may„ mà tôi đã gặp. Chuyện thực, rất đáng thông cảm và cũng xin nói thêm là không đến nỗi bi quan nhưng cũng làm tôi tự ngượng và buồn cười.
Chuyện chữ „Phúc„
Tôi biết tiếng Trung Quốc từ còn nhỏ, lớn lên do ham đọc mà có thêm ít nhiều hiểu biết "Nho nhe", trong một số trường hợp phải dụng đến chữ nghĩa Tầu thường được bạn bè tham khảo ý kiến nên quen và rất tự tin.
Năm 2003 có dịp đến Quế Lâm, được vợ chồng anh chị Lư Mỹ Niệm – Tạ Phúc Chiêu mời đến thăm tư gia và ăn cơm gia đình. Bước vào cửa nhà anh Tạ, thấy có tờ giấy đỏ treo chữ „Phúc“, nghĩ ngay là lời cầu trời đất của gia chủ mong ban „Phúc“ đến nhà.
Anh Tạ Phúc Chiêu là người có học, lúc đó anh đang là giám đốc đài Phát thanh Truyền hình thành phố Quế Lâm. Ngỡ ngàng vì chữ „ Phúc „ treo ngược, tôi định bụng xoay lại thì thằng con ngăn và bảo: "Mới đấy bố ạ!".
Biết có sự ngỡ ngàng, trong bữa ăn vui vẻ, anh Tạ lựa lời giải thích cho tôi: Người TQ mới phát triển cách chơi ngôn ngữ theo „ Âm„, „Nghĩa„ năm ba chục năm gần đây.
Trước đây thời phong kiến cũng có người dùng nhưng bị giới quan lại bài xích, cho là hạ đẳng, bình dân. (Kiểu như gần đây ta chơi „Sát thủ đầu mưng mủ„ ấy mà).
Từ ngày chữ TQ bắt buộc phải có phiên âm La-tinh, có ký tự để Computer hóa thì yếu tố „ Tượng hình „ tinh túy, độc nhất vô nhị của Hán tự bị mất. Ngôn ngữ chữ Hán khi chuyển hóa, gặp khó khăn do có quá nhiều từ đồng âm, khác nghĩa.
Đầu tiên là trong giới trẻ, sau đó là lan toàn xã hội. Người ta hiểu nghĩa của từ theo âm phát ra kiểu như: nói „4-sì „, „7-qì „ ngoài nghĩa thực là Tứ, Thất còn có ý suy theo âm gần giống là „Tử" (chết), „Thất"(mất)„; hoặc nói „6-lù„, „8-bà „: ngoài nghĩa Lục, Bát cũng có thể nghĩ trại ra là „ Lộc „, „ Phát „…và từ đấy thành ra cách kiêng kỵ, cầu may lạ lùng: Kiêng số 4, số 7, chuộng số 6, số 8.
Chữ „ Phúc „ viết ngược lại được chơi theo một kiểu khác. „Lật ngược“ có thể hiểu là „Đảo liễu „ ( Đổ rồi!). Theo âm, chữ „Đổ“ có thể nghe lẫn thành hai nghĩa là „Đáo" (đến) và "Đảo" (đổ) ( trong cách viết trước cải cách, chữ "đảo" có viết thêm bộ "nhân" đứng, nhưng lớp thanh niên học sinh bây giờ cho qua bộ nhân đứng mà viết tắt như là chữ "đáo"). Vì vậy, về âm phát ra, "đến rồi" hay "đổ rồi" na ná nhau! Mà về nghĩa, đến rồi là khẳng định đã đến, còn đổ rồi thì hỏng! (Xin lưu ý, ở TQ nhiều địa phương, nhiều âm giọng nên Văn tự ngoài đọc phải kèm bản chữ (tượng hình) mới giúp khẳng định đúng nghĩa!).
Cánh cửa nhà họ Tạ treo chữ „Phúc„ viết ngược vì họ không còn cầu phúc mà họ khẳng định nhà họ Phúc đã đến rồi.
Trong số rất hiếm hoi các gia đình Trung Hoa, gia đình họ Tạ, quan nhỏ, căn hộ chung cư, con cái một trai một gái ngoan hiền, đông bè bạn…dám treo chữ „ Phúc đổ„ là một sự hãnh diện lắm. Họ không cầu tài, cầu lộc hơn nữa mà khiêm nhường toại nguyện biết mình là đủ nên thanh thản với Hạnh Phúc đang có. (Đám tham quan ô lại thì làm sao đã có phúc mà dám treo „Phúc Đáo Liễu„?).
Điều này có thể giúp các bạn Quế Lâm hiểu thêm về chị Mỹ Niệm, người bạn rất gần gũi, tận tình thân quen và khả kính của các khóa học sinh Quế Lâm và Trỗi.
Cũng qua đây xin gợi ý để các bạn trẻ khi muốn chơi chữ „Thánh Hiền“ biết mà suy ra: Nhà nào tự thấy chưa toại nguyện với Phúc, còn đang cầu mong, vun đắp thì không nên treo chữ "Phúc ngược" như người ta mà phải tôn chữ Phúc đứng thẳng!).
Tôi bị quê vì suýt nữa thì phạm vào điều cấm kỵ của gia chủ người TQ hiện đại.
Ảnh 1: chữ „Phúc đáo liễu“ nhưng viết ngược ( đổ).
Ảnh 2,3: vài cái biển số xe mà từ người TQ đã chuyền sang cho người Đức (Berlin) vế cách cầu may vào số 6, số 8.
3 nhận xét:
Lần anh Ngân về phép năm ngoái, tôi đến chơi nhà anh, cũng thắc mắc tại sao chữ phcs lại treo ngược, và cũng đã được anh giải thích, nhưng dọc bài nay tôi mới hiểu được đầy đủ. Thực sự là GĐ anh đã có thể rất tự tin treo chữ Phúc đổ. Dù đã có phuc rồi, tôi vẫn muốn chúc anh cùng Đại gia đình (trải dài trên 2 châu lục từ Á sang Âu) mọi điều tốt đẹp nhất.
Xin cảm ơn lời chúc Phúc của Bạn. Quả thật tôi đã cho gia đình treo chữ Phúc ngược. Cũng không nghĩ là mình có thừa nhưng quả thấy không dám cầu thêm nữa. Tuổi 68 rồi, giờ còn cầu thêm tôi lo mình quá tham lam mà sẽ phải bon chen. Xác định "Phúc đến rồi" là chấp nhận toại nguyện với hiên tại,và tự thấy lòng thanh thản lạ thường. ( TĐ Ngân)
Anh QV tào lao với anh Ngân à? Không thấy nick?
Đăng nhận xét