Mặc dù bộ phim “Aftershock” thuật lại trận động đất lớn nhất năm 1976 tại thành phố Đường Sơn với hơn 240 nghìn người thiệt
mạng, nhưng nó không mang thể thức
truyền thống của một phim về thảm họa tai nạn. Mà nó chú trọng vào những tình cảm bi ái xẩy ra cho một gia
đình sau đó – những thảm kịch đau thương mà nạn nhân sống sót phải gánh chịu
cảnh gia đình ly tán mất mát, nhưng cuối cùng được may mắn sum họp với nhau.
Một thiếu phụ, vừa mang nỗi khổ mất
chồng trong thiên tai động đất, vừa phải quyết định vấn đề nan giải nhất trong
đời - làm sao cứu mạng một trong hai đứa con của mình còn đang bị kẹt ở hai đầu
một tảng xi măng khổng lồ - nếu nhích tảng xi măng lên để cứu đứa này, thì đứa
bên kia sẽ bị đè bẹp. Phải hy sinh một trong hai.
Một nỗi khổ tâm gần như chuyện giải
quyết một công án thiền – nên nuốt trửng cục than lửa đỏ hay phun nó ra, đằng
nào cũng bị phỏng hay chết cháy. Nan giải khó khăn nhưng vẫn phải quyết định
nhanh chóng vì không thể lãng phí một phút giây nào trong trường hợp quá khẩn
cấp này, người thiếu phụ đau lòng chọn cứu mạng đứa con trai. Trong khi đó đứa
con gái bà nghĩ đã phải hy sinh, sau bao ngày bị chôn vùi vần còn thoi thóp
sống như có một phép lạ. Cô ta bừng tỉnh lại và kêu cứu, bên cạnh cô là xác
chết của người cha, còn mẹ và em cô thì không tìm thấy đâu cả. Cô cũng nhớ là
đã nghe lỏm được quyết định của mẹ cô trong lúc còn đang nữa tĩnh nữa mê. Mẹ cô
thì không hề hay biết con gái mình đã sống sót.
Nghĩ rằng mình không được mẹ thương
yêu, cô con gái chọn cách chôn vùi nỗi đau trong trái tim cô suốt 32 năm. Khi
được hai vợ chồng nọ trìu mến nhận làm con nuôi, cô ta giả vờ như không nhớ gì
cả về trận động đất và nổi đau của cô, cho dù thật sự cô không tài nào quên nó
được. Khi lớn lên, cha mẹ nuôi của cô cũng khuyến khích cô đi tìm tông tích mẹ
ruột và em trai, nhưng cô cứ làm lơ không đã động đến. Chỉ vì cô bị ám ảnh bởi
ý định của người mẹ trong lúc bấn loạn đã chọn cứu đứa con trai, tức theo cô
tưởng tượng, mẹ không thương cô, chỉ thương em mà thôi. Trong khi đó cô nào
biết người thiếu phụ trẻ, mẹ của cô suốt cuộc đời còn lại sau đó, bà bị dằn vật
đau khổ khôn nguôi bởi sự chọn lụa tối quan trọng trong đời bà: bà nghĩ bà mang
đầy tội lỗi vì đã hy sinh mạng sống của đứa con gái yêu quý của mình.
Chỉ vì những lầm tưởng thật to tác
của cả hai bên, mà suốt ba thập niên dài, cả hai mẹ con đều chịu đau khổ một
cách thật là vô ích. Câu chuyện này nhắc nhở mọi người phải luôn thông hiểu
nhau - đàm phán thẳng thắng từ trái tim, chuyện trò thân mật không giấu diếm
che đậy là một thiết yếu cho bất kỳ một mối quan hệ nào, dù lớn dù nhỏ. Đứa con
gái khăng khăng giữ vững lập trường sai lầm của mình về tình thương của mẹ. Cho
đến một hôm cô chứng kiến một bà mẹ vô cùng đau khổ phải chọn lựa cưa chân con
bà để cứu mạng sống của nó trong một trận động đất khác. Vì nếu động đến phần
chân bị kẹt của nó sẽ làm cho tòa nhà sụp hẳn xuống, cô và vô số người khác sẽ
chết. Đôi khi, mình không còn một chọn lựa nào khác hơn nữa… ngoài sự chọn lựa
hy sinh đó… bằng không một giải quyết khác sẽ mang hậu quả tàn nhẫn hơn thế đến
cho nhiều người.
Người thiếu phụ trẻ góa chồng mất
con, không còn tha thiết việc tái giá, vì bà nghĩ sẽ không có một người đàn ông
nào xứng đáng hơn chồng bà, chính ông đã hy sinh tánh mạng của mình để cứu bà.
Nhưng thật ra trong cái nghịch lý đó, chính bà đã chấp nhận làm hòa với những
chấp chặt của cuộc sống. Có cái gì thật sự là của ta không? Căn nhà có bền vững
bảo vệ ta mãi không? Tình yêu hạnh phúc có tồn tại mãi được không? Tất cả đều
vô thường: con người, tình cảm, sự vật… tất cả đều có thể tan vỡ sau chỉ một
trận địa chấn mà thôi. Vậy ta phải nên cột buộc vào một một nơi nương tựa vững
chãi của tâm linh thì hơn. Tôi thì tôi chọn nương vào Tam Bảo: quy y Phật, quy
y Pháp, quy y Tăng. Còn quý vị thì sao?
Trong một đoạn phim khác, người con
trai giờ đã trưởng thành, đang cùng các bạn đồng nghiệp làm việc trong một văn
phòng, thì bất chợt tòa nhà rung chuyển, đồ đạc rơi ngỗn ngang. Anh ta bảo với
mọi người chẳng cần di tản vì chỉ là một cơn địa chấn nhỏ xíu, nhưng cho dù có
lớn mạnh đi nữa trốn chạy cũng chẳng kịp. Như thế có quá bi quan không? Hay giả
sử đó là một trận động đất loại trung bình. Làm sao biết được mình có may mắn
sống sót không, chỉ khi nào nó qua rồi, hoặc giả đã quá muộn. Theo tôi, tôi sẽ
làm gì ư? Tôi sẽ chuyên chú niệm Phật để giữ tâm thanh tịnh, bình tĩnh, và để
đối phó bằng cách nào thích hợp nhất. Lại chọn lựa! Thêm nhiều chọn lựa nữa!
Đôi lúc tôi thầm suy nghĩ tôi sẽ
phải làm sao nếu tôi chính là người thiếu phụ trẻ đó trước sự chọn lựa khó khăn
nhất của đoạn đầu trong phim. Thật vô cùng khó để mà chọn lựa… vì dĩ nhiên
người mẹ đó yêu thương cả hai đứa con mình đồng đều. Cầu nguyện, chí thành cầu
chư Phật chư Bồ Tát gia hộ… Hay là thẩy một đồng xu lên rồi chọn mặt trái hay
mặt phải, nhưng đứa nào mặt trái, đứa nào mặt phải đây? Vẫn phải chọn thôi, cái
khổ là ở đó, cái gánh nặng triền miên của chúng ta. Vì thế, ta luôn phải siêng
năng tu tập, phát triển từ bi và trí tuệ hằng giây hằng phút trong cuộc sống,
để có thể chọn lựa chín chắn lúc cần thiết.
Ca khúc cuối phim là một biểu hiện
dẫn xuất từ bài Bát Nhã Tâm Kinh. Lời kinh nguyện cầu siêu cho quá nhiều những
vong linh xấu số, và cũng cầu an lành cho nhũng nạn nhân sống sót đang khổ đau
bởi mất mát, thương tâm. Tiếng nhạc mang lại một niềm an ủi nhỏ nhoi xoa dịu
phần nào nổi đau; lời ca nhắc nhở tánh không của vạn vật vô thường, đổi thay
từng sát-na. Đường Sơn bây giờ cũng đã được trùng tu thành một thị trấn
hiện đại, người thân đã mất cũng chẳng thật sự tan biến vào quên lãng muôn đời.
Mời các bạn xem bộ phim Dư Chấn!
2 nhận xét:
Mới xem đoạn đầu mà ấn tượng quá.
- Anh xem "Dư chấn" mà chỉ xem được một nửa vì kinh quá. "Đại địa chấn", theo anh, nên dịch là "Siêu động đất "!
Phạm Trọng
Đăng nhận xét