Bill Clinton lúc 5 tuổi. |
Tổng thống Mỹ Bill Clinton được sinh ra trong vào mùa hè
nắng ấm tại một thị trấn nhỏ thuộc bang Arkansas năm 1946 với cái tên William
Jefferson Blythe III. Cha đẻ của Clinton là ông William Jefferson Blythe II và
mẹ là bà Virginia Cassidy Blythe. Làm công việc của một nhân viên chào hàng lưu
động, cha Clinton đã không thể đem lại cho vợ mình cùng đứa bé trong bụng một
cuộc sống sung túc. Ba tháng trước khi cậu bé Clinton ra đời, bất hạnh ập đến
với gia đình nhỏ ấy khi ông Blythe mất trong một tai nạn giao thông thảm khốc.
Để trang trải cuộc sống và nuôi nấng đứa bé chưa kịp một lần cất tiếng gọi cha,
bà Blythe chuyển đến sống tại bang Lousiana và theo học một trường điều dưỡng,
gửi Clinton cho ông bà ngoại. May mắn thay, đứa trẻ thông mình và kháu khỉnh
nhận được rất nhiều tình yêu thương và sự hỗ trợ từ bà con, họ hàng. Clinton
lớn lên thiếu vắng bàn tay chăm sóc của cha mẹ, nhưng ông bà ngoại không để cậu
cô đơn và có cảm giác bị bỏ rơi. Họ sở hữu một cửa hàng tạp hoá, buôn bán nhỏ
lẻ và có tiếng là tốt bụng.Ngày ấy, sự phân biệt chủng tộc còn là một vấn đề nổi cộm trong xã hội Mỹ. Tuy nhiên, ông bà Cassidy vẫn cho những người da màu mua chịu hàng hoá và không hề phân biệt đối xử với họ. Ông bà đã dạy cho cậu cháu trai bé bỏng của mình rằng, mọi người đều sinh ra bình đẳng, thế nên đừng phân chia khoảng cách chỉ vì khác biệt màu da. Bài học đạo đức từ tấm bé ấy theo Bill Clinton suốt cả cuộc đời.
Năm 1950, mẹ Clinton trở về khi con trai đã lên bốn tuổi. Bà đã đạt được tấm bằng điều dưỡng và nhanh chóng kết hôn với một nhân viên bán xe hơi tên là Roger Clinton. Người cha dượng cùng dòng họ Clinton mang lại cho cậu bé Bill gia đình thực sự đầu tiên với sự yêu thương của cả cha lẫn mẹ. Clinton đổi họ từ những năm tiểu học, nhưng cho tới khi 14 tuổi, cậu mới chính thức chấp nhận tên họ này của mình. Tuy chưa từng gặp người cha đẻ quá cố, song phải nói rằng Bill Clinton đã luôn kính trọng và tự hào về ông. Bill còn có một người em cùng mẹ khác cha là Roger Clinton Jr. Tuy nhiên, khi làm ăn khấm khá và tài sản có chút dư giả thì cha dượng bỗng ham mê cờ bạc, nghiện rượu và quay sang bạo hành cả ba mẹ con.
Năm 1960, ngài John Kennedy trở thành Tổng thống Mỹ, khi đó cậu bé Bill Clinton ngày nào đã trở thành một nam sinh cao trung. Hai năm sau, nhờ sự chăm chỉ, cố gắng trong học tập và bảng thành tích đáng nể so với các bạn cùng khóa, Clinton đã được chọn vào đoàn học sinh đại diện cho trường tới Thủ đô Wahington, D.C. để gặp ngài Kennedy tại Nhà Trắng. Mãi tới sau này, Bill Clinton vẫn không thể nào quên được niềm vinh dự khi là một trong những học sinh đứng hàng đầu tiên tại Vườn Hồng Nhà Trắng và nhận cái bắt tay thân ái từ Tổng thống Kennedy. Thời khắc lịch sử ấy đã khiến Clinton nhận ra lý tưởng của cuộc đời mình và tạo động lực mạnh mẽ cho những cố gắng vượt bậc của ông sau này trên con đường trở thành một Tổng thống.
Cũng trong năm ấy, một lần nghe được bài diễn văn “Tôi có
một giấc mơ” do Tiến sĩ Martin Luther King Jr. đọc tại cuộc tuần hành vì tự do
và việc làm dưới chân tượng đài của cố Tổng thống Lincoln huyền thoại, lòng
nhiệt huyết trong con người Clinton thực sự được khơi dậy. Chàng trai trẻ
Clinton bắt đầu phấn đấu nhiều hơn, chăm chỉ học tập, lao động và quyết tâm trở
thành một công dân có ích cho cộng đồng. Ngày đó, ông đã nhiều lần tham gia gây
quỹ và tổ chức các hoạt động từ thiện. Bên cạnh công tác xã hội, ông cũng giành
nhiều thời gian đọc và nghiền ngẫm sách vở. Một học sinh năng động nhưng luôn
biết duy trì thành tích học tập xuất sắc là những gì các giáo viên thời ấy
thường kể về ông.
Để tự chi trả học phí và cuộc sống sinh viên, ông thường làm việc bán thời gian với vai trò một nhạc công thổi kèn saxophone. Một phần vì đam mê, một phần vì sở hữu tài năng thiên bẩm, Clinton nhanh chóng trở thành tay kèn số một tại trường, rồi chở thành trưởng nhóm trong đội kèn saxophone của bang.
Ông nhận ra rằng dù chi phí học đại học đối với hoàn cảnh của ông là một vấn đề, nhưng chỉ có nền giáo dục đại học thì mới giúp ông biến những giấc mơ của mình thành hiện thực. Và mọi nỗ lực trong học tập đã giúp ông giành được khá nhiều học bổng học thuật cũng như âm nhạc. Cộng với một khoản vay từ chính sách vay vốn cho sinh viên của chính phủ, ông lên đường tới Washington, D.C. theo học đại học Georgetown - ngôi trường nổi tiếng với chương trình đào tạo chuyên viên ngoại giao kiệt xuất.
Tại đây, ông may mắn được làm thực tập sinh tại văn phòng của ngài thượng nghị sĩ J. William Fulbright. Clinton chăm chú theo dõi quy luật điều hành của chính phủ và đời sống của giới chính trị gia. Ngài Fulbright luôn tận tình giúp đỡ Clinton và trở thành tấm gương sáng để ông học tập, noi theo. Sau khi nhận được tấm bằng cử nhân khoa học chuyên ngành quan hệ quốc tế năm 1968, Bill Clinton xuất sắc giành được học bổng Rhodes và được nhận vào trường đại học danh giá nhất nước Anh - Đại học Oxford.
Không dừng lại tại đó, sau khi hoàn thành chương trình học tại Đại học Oxford, Clinton về nước tiếp tục học luật tại Đại học Yale, đồng thời chăm chỉ lao động. Tốt nghiệp năm 1973, ông trở về Arkansas dạy luật tại Đại học Arkansas. Mảnh đất này cũng là nơi ông lựa chọn để bắt đầu con đường gia nhập giới chính trị của mình.
Để tự chi trả học phí và cuộc sống sinh viên, ông thường làm việc bán thời gian với vai trò một nhạc công thổi kèn saxophone. Một phần vì đam mê, một phần vì sở hữu tài năng thiên bẩm, Clinton nhanh chóng trở thành tay kèn số một tại trường, rồi chở thành trưởng nhóm trong đội kèn saxophone của bang.
Ông nhận ra rằng dù chi phí học đại học đối với hoàn cảnh của ông là một vấn đề, nhưng chỉ có nền giáo dục đại học thì mới giúp ông biến những giấc mơ của mình thành hiện thực. Và mọi nỗ lực trong học tập đã giúp ông giành được khá nhiều học bổng học thuật cũng như âm nhạc. Cộng với một khoản vay từ chính sách vay vốn cho sinh viên của chính phủ, ông lên đường tới Washington, D.C. theo học đại học Georgetown - ngôi trường nổi tiếng với chương trình đào tạo chuyên viên ngoại giao kiệt xuất.
Tại đây, ông may mắn được làm thực tập sinh tại văn phòng của ngài thượng nghị sĩ J. William Fulbright. Clinton chăm chú theo dõi quy luật điều hành của chính phủ và đời sống của giới chính trị gia. Ngài Fulbright luôn tận tình giúp đỡ Clinton và trở thành tấm gương sáng để ông học tập, noi theo. Sau khi nhận được tấm bằng cử nhân khoa học chuyên ngành quan hệ quốc tế năm 1968, Bill Clinton xuất sắc giành được học bổng Rhodes và được nhận vào trường đại học danh giá nhất nước Anh - Đại học Oxford.
Không dừng lại tại đó, sau khi hoàn thành chương trình học tại Đại học Oxford, Clinton về nước tiếp tục học luật tại Đại học Yale, đồng thời chăm chỉ lao động. Tốt nghiệp năm 1973, ông trở về Arkansas dạy luật tại Đại học Arkansas. Mảnh đất này cũng là nơi ông lựa chọn để bắt đầu con đường gia nhập giới chính trị của mình.
Ông có rất nhiều đóng góp trong việc ổn định tình hình
chính trị đất nước, củng cố hoà khí giữa các dân tộc, tôn giáo, bãi bỏ tư tưởng
phân biệt chủng tộc và thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục quốc gia. Năm
1992, ông trở thành Tổng thống thứ 42 của Mỹ, và đắc cử lần 2 vào năm 1996.
Trong suốt cuộc đời mình, Bill Clinton đã không ngừng học tập và lao động để biến giấc mơ được làm Tổng thống trở thành hiện thực. Con đường học vấn của ông là minh chứng sáng giá cho những nỗ lực của con người trong việc phát huy hết tiềm năng của cá nhân và cống hiến cho xã hội
Trong suốt cuộc đời mình, Bill Clinton đã không ngừng học tập và lao động để biến giấc mơ được làm Tổng thống trở thành hiện thực. Con đường học vấn của ông là minh chứng sáng giá cho những nỗ lực của con người trong việc phát huy hết tiềm năng của cá nhân và cống hiến cho xã hội
1 nhận xét:
Cái cơ bản nhất là họ được đào tạo rất chính tắc, rất nhân bản. Cái đó ta phải học.
Đăng nhận xét