“Mùa thu
rồi, ngày 23, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời, lời hoan hô, dân
quân Nam nhịp chân bước đến trận tiền. Thuốc súng kém, chân đi không mà lòng
người giàu lòng vì nước. Nốp với giáo, mang ngang vai, nhưng thân trai nào kém
oai hùng...".
Đó là bài hát Ba
đã dạy tôi khi tôi mới 5,6 tuổi. Và tôi đã không quên cho đến tận bây giờ. Mỗi
lần đến 23/9 tôi lại nhớ bài hát, nhớ Ba. Khi phải lựa chọn một ngày sinh cho
mình, tôi đã chọn ngày 23/9.
Hồi đó tôi còn
quá bé,chưa đủ hiểu những ngôn từ trong lời hát. Chỉ thấy Ba hát một cách
say sưa, hào hùng và tôi cứ hát cùng Ba. Lúc đó, với tôi, Ba là tất cả. Ba huy động
thanh niên, phụ nữ trong làng làm việc này việc nọ cho Cách mạng, như đắp đập
ngăn tàu Tây, gói bánh nuôi cán bộ, bộ đội...
Cứ đến các ngày lễ như Lễ độc
lập (Quốc khánh), Cách mạng Tháng 10 Nga... Ba đứng trước mọi người đọc những
bài diễn thuyết thật dài. Một vài năm sau, Ba rời khỏi làng, nghe nói đi hoạt
động thoát ly. Dạo đó trông Ba tôi càng oai. Lâu lâu ghé về thăm nhà, ba đi trong
chiếc tam bản có muôi 2 người chèo. (Nghe nói họ là cảnh vệ của Ba). Sau này, khi
hiểu biết, đọc lý lịch mới rõ Ba tham gia hoạt động Cách mạng sớm, từng là Bí thư
xã nhà, sau đó là huyện ủy viên, là Chính trị viên huyện đội.
Tôi tự hào vì Ba là
chiến sĩ Mùa Thu. Những năm được học nơi Miền Bắc XHCN tôi đã hết sức cố công
học hành để xứng đáng là con của Ba.
Sau ngày Miền
Nam hoàn toàn giải phóng, tôi trở về, Ba không còn nữa. Sang thời chống Mỹ, Ba phải
chuyển vùng hoạt động về Trần Văn Thời Cà Mau để tránh Luật 10/59 của Mỹ ngụy
và đeo bám hoạt động đến lúc qua đời. Năm 1973 sau khi ta ký hiệp định đình
chiến, Ba về đất vườn, bị một trái nổ. Thế là không bằng liệt sĩ, không Tổ quốc ghi
công. Khi có chính sách hưởng chế độ cán bộ Cách mạng, những người cùng thời với
Ba còn ai và ở đâu? Chúng tôi không cố công tìm kiếm. Vậy là tôi không được cùng Ba hát chung bài ca
ấy. Ba mãi là niềm tự hào
riêng của chúng tôi!.
6 nhận xét:
Cuộc chia ly mong 2 năm gặp lại nhưng phải 20 năm sau đất nước mới thống nhất và kẻ còn, người mất. Hiểu hơn về cô Thơ và sự hy sinh của ông. Những người cách mạng chân chính đâu có cần phải huân huy chương vì họ sống mãi trong lòng dân.
Em chúc mừng SN cô. Chúc cô lúc nào cũng vui, lúc nào cũng khỏe, lúc nào cũng trẻ (dù tuổi có cao) và luôn hạnh phúc.
Kỷ niệm của cô với ba là bài hát hùng tráng. Thật tuyệt vời. Còn em, kỷ niệm với bố em là cái lần ông ghé nhà, bế em, đưa cho em cầm quả lựu đạn, và em đã đưa ngay lên mồm gặm. Khi đó, em mới được 6 tháng tuổi(Đấy là em nghe người lớn kể lại thế). Sau lần đó, ông đi mãi và tới tận năm 1995 em mới tìm đươc mộ ông để hương khói cô à.
Ai đã kể chuyện hay quá? Xin cho biết quý danh!
Người này cô ĐT hình như hơi bị quen?
Giống như Quang Việt ấy,Quốc ạ.Em thử tra cứu tên này coi.Cố tra tấn cho nó xuất đầu lộ diện.Câu chuyện cảm động và nhớ đời.
!!!
Đăng nhận xét