I-
Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ
Central Intelligence Agency (CIA)
Cơ
quan Tình báo Trung ương (tiếng Anh: Central Intelligence Agency; viết tắt:
CIA) là cơ quan tình báo trung ương của Hoa Kỳ. Chức năng chính của
cơ quan này là thu thập và phân tích thông tin về chính phủ các nước, các tập
đoàn kinh tế, các tổ chức hay về bất cứ ai để cung cấp cho chính phủ Hoa Kỳ những
thông tin quan trọng và cần thiết phục vụ việc hoạch định chính sách, đề ra các
biện pháp ứng phó thích hợp. Chức năng thứ hai là tuyên truyền, phổ biến những thông tin ngầm hoặc công khai và gây ảnh
hưởng đến các tổ chức và cá nhân nhằm thu hút sự ủng hộ cho Chính phủ Mỹ. Chức
năng thứ ba của tổ chức này là thực hiện các hoạt động ngầm dưới sự chỉ huy trực
tiếp của Tổng thống Mỹ. Chức năng này của CIA đã gây nên rất nhiều tranh cãi và
làm dấy lên các câu hỏi về tính hợp pháp, giá trị đạo đức và sự hiệu quả của những
hoạt động đó.
Lịch
sử CIA được thành lập năm 1947 theo Đạo luật An
ninh Quốc gia năm 1947 do Quốc hội thông qua và Tổng thống Hoa Kỳ Harry S.
Truman
ký ban hành, có tiền thân là Cơ quan Tình báo chiến
lược
(OSS) thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. Tổ chức OSS đã giải
tán vào tháng 11 năm 1945 và các hoạt động được chuyển giao cho Bộ Ngoại giao
và Bộ Chiến tranh. Do sự cần thiết của một hệ thống tình báo tập trung sau chiến
tranh nên 11 tháng trước đó, vào năm 1944, William J. Donovan, người khai sinh OSS,
đã đệ tình lên Tổng thống Franklin D. Roosevelt một bản kế hoạch thành lập một
tổ chức tình báo chịu sự giám sát trực tiếp của Tổng thống.
Mặc dù gặp phải sự phản đối từ
phía Bộ ngoại giao và Cục Điều tra Liên
bang
nhưng Tổng thống Truman vẫn quyết định thành lập Khối Tình báo trung ương vào
tháng 1 năm 1946. Sau đó theo Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947 (có hiệu lực từ
ngày 18 tháng 9 năm 1947), Hội đồng An ninh quốc gia và Cơ quan Tình báo Trung
ương chính thức ra đời. Thiếu tướng hải quân Roscoe H.
Hillenkoetter là người đầu tiên được bổ nhiệm vào chức Giám đốc Tình báo
Trung ương.
Năm 1949, điều lệ 81-110 được
thông qua, cho phép cơ quan này được quyền sử dụng các thủ tục về mật vụ, tài
chính và hành chính và được miễn khỏi hầu hết những hạn chế trong việc sử dụng
ngân quỹ liên bang. Sắc lệnh này cũng cho phép CIA không cần công bố các thông
tin về tổ chức, nhiệm vụ, văn tự, tiền lương, số lượng nhân viên. sắc lệnh này
cũng bao gồm cả chương trình "PL-110" để lợi dụng những kẻ đào ngũ và
một số cá nhân nước ngoài, đồng thời cung cấp tài chính họ. Năm 1949, cơ quan
tình báo của Tây Đức Bundesnachrichtendienst dưới quyền lãnh đạo của
Reinhard Gehlen, đã nằm trong sự điều khiển của CIA.
Năm 1950, CIA thành lập Tập
đoàn Pacific, một trong những tổ chức kinh doanh đầu tiên của CIA. Cũng trong
thời gian đó, Giám đốc Hillenkoetter lần đầu tiên phê chuẩn chương trình điều
khiển nhận thức (mind control) mang tên Dự án BLUEBIRD. Năm 1951, hệ thống truyền
thanh Columbia (CBS) bắt tay hợp tác cùng CIA. Sau đó, Tổng thống Truman quyết
định đổi tên Dự án BLUEBIRD thành Dự án ARTICHOKE.
Trong những năm đầu mới đi vào
hoạt động, CIA không chịu nhiều sự điều khiển từ các cơ quan khác của chính phủ.
Tuy nhiên mọi chuyện đã thay đổi vào khoảng những năm 70, thời điểm xảy ra vụ Watergate.
Biểu tượng của CIA bao gồm 3 phần
mang ý nghĩa tượng trưng: đầu chim đại bàng quay sang trái, ngôi sao 16 cánh và
một cái khiên. Đại bàng là linh vật quốc gia, tượng trưng cho sức mạnh và sự tỉnh
táo. Ngôi sao 16 cánh mang hàm ý CIA là tổ chức tìm kiếm thông tin tình báo từ
khắp mọi nơi trên thế giới ngoài biên giới Hoa Kỳ và những thông tin đó được
quy tụ về trụ sở đầu não để phân tích, kiểm tra và phân bố đến các nhà làm luật.
Ngôi sao được đặt trên cái khiên, tượng trưng cho sự phòng thủ vững chắc.
Ngân sách hiện tại của CIA vẫn được giữ kín. Tuy nhiên số tiền mà tổ chức
này tiêu tốn hàng năm có thể lên tới nhiều tỉ đô la, một phần do quốc hội cung
cấp, còn một phần là hoạt động kinh doanh và bán những thông tin tình báo của
mình cho các cơ quan khác của nước Mỹ. Vào năm 1997, lần đầu tiên chính phủ
Mỹ công khai các số liệu tổng hợp với mọi hoạt động liên quan đến tình báo
(trong đó CIA chỉ là một phần) với ngân sách khoảng 22,6 tỉ USD trong năm tài
chính 1997. Ngân sách tình báo của những năm khác vẫn được giữ bí mật.
CIA và Việt Nam. Trong thời chiến tranh và cả hậu chiến, CIA
đã hoạt động mạnh ở Việt Nam. Trong chiến tranh Đông Dương, Mỹ coi Việt Nam là địa bàn
quan trọng trong chiến lược chính trị của họ nên bắt đầu các hoạt động can thiệp.
Đúng 20 ngày sau khi Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đô đốc Mỹ Sabin đến
Hà Nội, họp với phái đoàn quân sự Mỹ tại đây. Năm 1955, phái đoàn quân sự này của
Mỹ do Edward Lansdale chỉ huy, nhân viên cao cấp của CIA và đã làm cố vấn cho
Pháp tại Việt Nam từ 1953, đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền chiến tranh tâm lý để kêu gọi dân chúng
miền Bắc di cư vào Nam[5].
Trong chiến tranh Việt Nam, chiến dịch Phượng hoàng với sự hậu thuẫn của CIA, đã
được triển khai nhằm tróc rễ các cơ sở bí mật nằm vùng của Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam[6]. Hiện nay CIA đang tuyển các nhân viên người Việt, bao gồm cả
những người mới sang Mỹ. Một số người Việt khi được hỏi về vấn đề hoạt động
gián điệp ở Việt Nam thì họ cho biết rất sẵn sàng[7].
II-
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), Tiền thân là (KGB)
Federal Security Service of
the Russian Federation – FSB
Tổng
cục An ninh Liên bang của Liên bang Nga (tiếng Nga: ФСБ, Федеральная служба
безопасности Российской Федерации; Federal'naya sluzhba bezopasnosti Rossiyskoy
Federatsii, tiếng Anh Federal Security Service of the Russian Federation -
FSB) là cơ quan an ninh nội địa chính của Liên bang
Nga và
cũng là đơn vị kế tục của chính của Ủy ban An ninh Quốc
gia Xô Viết (KGB). Các nhiệm vụ
chính của cơ quan này là phản gián, bảo đảm an ninh nội địa và an
ninh biên giới, chống khủng bố và thực hiện công tác
giám sát. Trụ sở của nó đặt tại quảng trường
Lubyanka,
nội đô Moskva.
Tiền thân trực tiếp của FSB là
Tổng cục Phản gián Liên bang (FSK). Vào ngày 12 tháng 4, 1995, tổng thống Boris
Yeltsin
đã ký đạo luật yêu cầu cải tổ FSK, dẫn đến sự ra đời của FSB. Năm 2003, quyền hạn
của FSB được mở rộng khi nó sáp nhập thêm Tổng cục Biên phòng và đại bộ phận của
Cơ quan Liên bang Thông tin và Truyền thông Chính phủ (Federal Agency of
Government Communication and Information - FAPSI) do cơ quan này bị bãi bỏ. FSB
trực thuộc Bộ Tư pháp theo sắc lệnh tổng thống ngày 9 tháng 3, 2004.[2] Giám đốc FSB từ 2008
là Alexander Bortnikov.
Tổng
quan: FSB chịu trách nhiệm an
ninh nội địa của Nga, bao gồm các lĩnh vực phản gián và đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, khủng bố và buôn lậu ma túy. Từ
2003, khi Tổng cục Biên phòng Liên bang Nga được sáp nhập vào FSB, cơ quan này
đã đảm trách thêm cả an ninh biên giới.[1] FSB chủ yếu xử lý các
sự vụ trong nội địa còn nhiệm vụ phản gián thuộc trách nhiệm của Tổng cục
Tình báo Nước ngoài. Tuy nhiên, FSB cũng bao gồm cả "Cơ quan Liên bang
Thông tin và Truyền thông Chính phủ", cơ quan kiểm soát việc giám sát điện
tử ở nước ngoài. Tất cả các cơ quan tình báo và thực thi pháp luật của Nga đều
hoạt động dưới sự chỉ đạo của FSB[1]. FSB có trách nhiệm và
quyền lực cũng tương tự như đối với Cục Điều tra Liên bang (FBI), Cục Bảo vệ Liên bang, Cơ quan Mật vụ, Cơ quan An ninh Quốc gia, Tuần duyên, Cục Hải quan và Biên phòng của Hoa Kỳ. FSB có
66.200 nhân viên mặc quân phục, trong đó có 4.000 quân thuộc lực lượng đặc biệt.
Cơ quan này cũng có 160.000–200.000 lính biên phòng.[1] Phạm vi hoạt động trong quốc nội và trên toàn cầu
Lịch
sử Tổng cục An ninh Liên
bang Nga là một trong những tổ chức kế tục của Ủy ban An ninh Quốc gia Xô Viết (KGB). Sau sự kiện Liên Xô tan rã và ngay sau sự kiện đảo chính năm 1991 mà trong đó một số đơn
vị KGB cũng như nhà lãnh đạo Vladimir Kryuchkov đã đóng một vai trò
quan trọng, KGB đã bị triệt tiêu và chấm dứt sự tồn tại kể từ tháng 11, 1991.[3][4] Tháng 12, 1991, có 2 tổ
chức đã được thành lập từ những gì còn sót lại của KGB: Tổng cục Tình báo Nước
ngoài (SVR) và Cơ quan Liên bang Thông tin và Truyền thông Chính phủ (FAPSI).
Tháng 1, 1992, một cơ quan mới được thành lập khác là Bộ An ninh được giao nhiệm
vụ đảm trách về an ninh nội địa và an ninh biên giới.[5] Sau cuộc đảo chính năm 1993 chống lại tổng thống
Boris Yeltsin, Bộ An ninh đã được tái cơ cấu ngày 21 tháng 12, 1993 thành cơ quan Phản gián
Liên bang
(FSK). FSK nằm dưới sự lãnh đạo của Sergei
Stepashin.
Trước khi những hoạt động quân sự chính trong chiến tranh Chechnya lần thứ nhất diễn ra, FSK đảm trách
những hoạt động ngầm chống lại các phần tử ly khai do Dzhokhar Musayevich Dudayev lãnh đạo.[1]
Năm 1995, FKS được tái tổ chức
và đổi tên thành Tổng cục An ninh Liên bang (FSB) bởi Luật Liên bang ban hành
ngày 3 tháng 4, 1995 "về các cơ quan của Tổng cục An ninh Liên bang của
Liên bang Nga"[6].
Ngân
sách cơ quan an ninh Liên bang theo dự thảo do Ủy ban Quân lực Duma Quốc gia
Nga soạn thảo, tổng chi phí cho quốc phòng đến năm 2016 sẽ tăng 60%, tăng từ
2.100 tỉ rúp (65 tỷ USD) trong năm nay lên 3.380 tỉ rúp vào năm 2016 (105 tỷ
USD). Trong khi đó, chi phí quốc phòng trong năm 2014 sẽ là 2.490 tỷ rúp (77 tỷ
USD) và năm và 2015 là 3.030 tỷ rúp (93,5 tỷ USD). Ngân sách năm 2014 của chính
phủ Nga, mà Thủ tướng Dmitry Medvedev đã mô tả là "rất khắt khe," đã
được đệ trình lên Duma Quốc gia hôm thứ 2 tuần trước. Theo báo cáo về dự thảo
ngân sách liên bang của ủy ban này cho giai đoạn 2014-2016, trong năm 2016, Nga
sẽ chi 46,26 tỷ rúp (1,4 tỷ USD) cho các hệ thống vũ khí hạt nhân, tăng rất nhiều
so với 29,29 tỷ rúp của năm nay. Thủ tướng Medvedev cảnh báo rằng sự cắt giảm ngân
sách giữa các năm 2014 và 2016 có thể lên tới 5% ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên,
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho rằng, các kế hoạch mua sắm của Bộ Quốc
phòng sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự cắt giảm ngân sách này. Các hệ thống vũ khí
hạt nhân mới sẽ được biên chế hoạt động trong thời gian tới bao gồm tên lửa đạn
đạo phóng từ tàu ngầm Bulava của Hải quân, tên lửa hành trình tầm xa Kh-102 của
Không quân và các tên lửa đạn đạo liên lục địa triển khai trên đất liền mới cho
các Lực lượng tên lửa chiến lược Nga.
2 nhận xét:
CIA chọc ngoáy vào các quốc gia khác siêu hạng, kể cả VN còn bảo vệ an ninh nội quốc thì kém xa KGB hoặc có thể còn kém VN
Nhìn nhận khách quan CIA có lịch sử lâu đời, có ngân sách hoạt động/năm cực khủng gấp 3 lần KGB, có hàng nghìn đầu mối và hàng vạn nhân viên trên TG, vì vậy cực CIA là một bên của cán cân so với các cực còn lại. Chung quy CIA vẫn là thống soái về tình báo chiến lược toàn cầu vì quá nhiều TIỀN và VN hãy liệu trong kế hoạch thôn tính dài hơi của CIA.
Đăng nhận xét