- Anh lấy
em bao nhiêu tiền? - Người phụ nữ mua ve chai bỏ bao tải trên vai xuống, đưa
tay quệt mồ hôi trán hỏi tôi.
- Cho em
thôi.
- Cảm ơn
anh! - Giọng nói vùng Nga Sơn không nặng như cánh xứ Thanh thường thấy.
Tôi thở
phào nhẹ nhõm khi khuôn viên cơ quan gọn gàng, sạch sẽ. Nhìn người phụ nữ lam
lũ có những ngón tay to đen, sù sì, tương phản với gương mặt xanh, gầy và đôi
mắt cam chịu khi bỏ khăn che mặt đón ly
nước tôi mời.
Nhà còn ba mẹ con. Thằng lớn vào Sài Gòn thuê mướn làm ăn rồi lấy vợ. Thằng thứ hai ở quê,
đi lính biên phòng, đóng quân biên giới
sắp hết nghĩa vụ, mới điện vào: “Nếu mẹ lo đươc hai trăm triệu thì con sẽ ở lại
“chuyên nghiệp” chứ không về”. Người phụ
nữ chép miệng thở dài...
Lạ thật!
Con lão hội trưởng Hội Cựu chiến binh phường tôi chạy cho con khỏi đi nghĩa vụ
mất khối tiền mà vẫn phải điều con lên tận Tây Nguyên tá túc nhà người quen cho
hết tuổi “quân dịch”. Thế mà con trai chị...
Thời thế
thay đổi, lộn tùng phèo cả, đến lòng yêu nước, muốn trở thành người lính phục
vụ lâu dài trong quân đội cũng phải “chạy” thì thử hỏi: thời ta đang sống đây
là cái thời quái quỷ gì?
2 nhận xét:
Chuyện đúng là vậy, không khó hiểu. Nếu thanh niên thành phố kia mới hết cai nghiện cho về nhà, thì phải tốn nhiều tiền mới được vào quân ngũ. Ngược lại,anh lính biên giới mà đã tốt nghiệp đại học hoặc là công nhân tay nghề cao thì cũng phải tốn tiền mới được về hẳn nhà. Một biến dạng của qui luật cung-cầu.
Thời đại của "tự phê bình và phê bình"
Đăng nhận xét