Anh Vương, xưa là "quan tỉnh" Hà Nam, đến tuổi hưu thì về quê nhận chân Chủ tịch Hội Khuyến học Bình Lục - cái huyện đồng chiêm trũng "9 củ thành 10" quê tôi. "Về nghỉ nhưng có việc làm là tốt. Không thì... chết sớm. Anh đi vận động ủng hộ Quỹ Khuyến học, giúp con cháu quê ta hiếu học nhưng còn nghèo...".
Hôm rồi qua nhà, anh mời về dự Đại hội Khuyến học và xin sách về xây dựng Thư viện ở đúng xã Yên Đổ, quê hương cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tam Nguyên Yên Đổ. Ủng hộ ngay.
Hôm qua anh gọi vào: "Thư viện đặt ngay cạnh chùa, có tới 3000 đầu sách rồi, em ạ. Hôm 13/3 này họp Hội đồng hương Bình Lục, nhờ em phát động mọi người góp sách cho thư viện". Tôi xung phong ngay và nhận làm đầu mối.
Nói thật, có về quê mới hay, xã nào có được cái thư viện là ghê gớm lắm. (Vì hầu như không!). Bà con, các cháu làm gì có nơi, có sách báo để đọc. Xưa, lâu lâu lại gửi tạp chí Xưa và Nay về thôn. Các cụ mừng bắng chết và cảm ơn hoài.
Giá như bà con đi làm ăn xa, có thu nhập, mà gửi sách không dùng về cho thư viện quê mình thì quả là việc làm rất tốt! Cái đó cũng ý nghĩa chả kém gì tiền.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên (2)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Đọc bài của Thủy về Hưng Yên, nhớ chuyện xửa chuyện xưa (KQ)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Tản văn: Tiếng cu gáy
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Đúng, chưa hẳn cứ là tiền mới giúp đuợc quê.
Đăng nhận xét