Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Bài thơ anh Đinh Thế Cảnh, cựu giáo viên Học viện KTQS, vừa gửi

Cuộc đời

Ta sống với nhau được mấy lần,
Cuộc đời ngắn lắm-kiếp trầm luân.
Hỡi người bạn cũ, người Tri kỷ
Hãy sống vì nhau, tại cõi trần.

Ôi cuộc đời ta vướng bụi trần
NGHĨA TÌNH cùng với những OÁN ÂN
KHỔ ĐAU, VUI SƯỚNG từng vương lụy
Giải thoát vì nhau, hỡi người thân.

Người đã đi xa đươc mấy tuần,
Mà chùa Phúc Khánh* vẳng chuông ngân
Vọng kinh cầu nguyện, người thân tụng
Phật độ vong linh, đượm nghĩa nhân.

                                    Đinh Thế Cảnh
                                                                   5.2009

* Chùa Phúc Khánh ở phía nam Hà Nội
* Bài thơ viết ngày tiễn anh Trần Kiều đi.

"Báo cáo chị! Em là học trò của thầy..."

Năm 1978 hắn tốt nghiệp (cùng với k8). Về làm đại trưởng (mà ở  vùng sâu, vùng xa, chứ không phải như mấy cậu (có phụ huynh làm to) được về ngay các cục, vụ, viện ngay HN). Rồi hắn phấn đấu quyết liệt, lên đến chức trung đoàn phó kỹ thuật.  Đến "chức" to như thế, theo quy định, phải quay về Học viện dự đào tạo lớp Chỉ huy kỹ thuật. Về lại Vĩnh Yên khác gì được "thả hổ về rừng". Tha hồ múa.
Vì là quan 1 vùng nên thỉnh thỏang có xe của trung đoàn ra, anh em đều điện cho thủ trưởng: "Thủ trưởng có tranh thủ về Vinh thăm gia đình thì chúng em kết hợp?". Và, 1 lần, hắn dặn "chuẩn bị 1 phuy dầu 200 lít. Chở đi đâu tính sau".
Xe của trung đoàn đi công tác HN chủ yếu là xe Zil "khơ". Anh em vòng lên Vĩnh Yên thăm sếp rồi về HN và xuôi Vinh. Đến ngã 3 Phủ Lý thì rẽ về Nam Định.
Chiều ấy, (nghe vợ thầy kể lại), thấy ồn ào ngoài ngõ. "Xin cho hỏi đây có phải nhà thầy N., giáo viên Học viện, không ạ?". Có tiếng đáp lại "Có phải cái nhà bác trên tận Vĩnh Yên?". "Vâng, đúng rồi". "Vậy là nhà chị Điềm... Chị Điềm ơi, có khách".
Chị Điềm chạy ra thì thấy có chú bộ đội, quần áo nhem nhuốc bụi đường. Phía sau là chú lính đang đẩy 1 thùng phuy to tướng. Chú - có vẻ là chỉ huy - chào chị:
- Chị là chị Điềm?
- Vâng, tôi là Điềm.
- Chị là vợ thầy N. ở Học viện?
- Vâng, tôi... nhưng... sao cái thùng phuy?
- Báo cáo chị! Em là lính của thủ trưởng P., mà thủ trưởng P. của em là học sinh của thầy N.. Hôm nay, đi công tác qua đây, thủ trưởng P. giao nhiệm vụ cho chúng em phải rẽ qua nhà chị và giao cái thùng dầu này, để gia đình sử dụng.
- Ấy chết, ấy chết, nhà tôi có 2 mẹ con thì làm sao mà dùng hết cái thùng dầu tướng thế này. Mà làm gì có chỗ mà để. (Sau này kể lại, chị lo nhất là bị chính quyền địa phương gán cho tội tiêu thụ hàng quốc phòng hay đầu cơ tích trữ khi hàng khan hiếm. Tội ấy là chết, nhất là khi chồng đâu có ở nhà!).
- Chị ạ, em không biết. Đây là nhiệm vụ của em... Này, chú em, đẩy cái thùng vào sân.
Xong xuôi công việc, các chú chào bà chị rồi lên xe phi về QK4. Bà chị lo suốt mấy tuần cho đến khi ông xã về tranh thủ. Lúc đó mới hiểu hết ngọn ngành. Cũng may là chính quyền không đến "hỏi thăm".
Các bạn có biết hắn là ai???

Tin mới nhất

10g sáng từ HN, "Nờ Sứt" DMĐ gọi vào: "Đêm 1/1/2011, 5 thằng già sẽ tổ chức đêm hát tại Nhà hát Lớn TP. Ông ra nhanh cùng tổ chức!". "Dám lắm đấy!".
Chúc đêm diễn sẽ thành công để đời!
Chúc giọng ca của 5 ông bạn già vang mãi!

Bất ngờ về cơ thể chính chúng ta!!! (Bee)

Mời xem!!!

Chuyện trả môn thi có một không hai (T.Đ.Ngân)

Thấy có nhiều bài của Phan Nam, thầy Trần Đình Ngân cũng ưởng ứng.

Những năm của thập kỷ 1970. Không chí có bài giảng trên lớp mà thầy, trò còn đá bóng, còn tập văn nghệ… cùng nhau. Nên thầy, trò rất gần gũi.
Trong số nhiều học sinh từ khóa 1 đến các khóa sau này thì Phan Nam là tay học viên hiếu động, sống tình cảm. Vì cùng đội bóng Khoa Cơ điện mà em thân với tôi. Lần ấy, Nam tâm sự: “Năm học này, em còn thiếu điểm môn Nguyên lý máy. Phải trả xong môn này, đại đội mới cho về nghỉ phép. Anh xem (khi thầy trò rất thân nhau thì chuyển qua gọi như thế!) có thể tác động với thầy T. ?”. Tôi bảo, giới thiệu thì được nhưng thi hộ thì không. “Vâng, em muốn anh có lời, để em được trả môn này sớm!”.
Nghĩ bụng, cố gắng giúp chú em nhưng cũng phải khéo không đồng nghiệp lại hiểu lầm. Cuối tuần sau là kết thúc năm học, học viên phải trả các môn còn nợ trong tuần này. Hôm nay đã là thứ bảy. Ngày đó, chỉ có chủ nhật là weekend. Lần la sang phòng T. (phụ trách môn học) trò chuyện, tôi hỏi thử: “Cậu có thể cho Nam thi vào sáng mai?”. Anh lắc đầu: “Sáng mai có “phi vụ” xuống thăm người yêu ở Phúc Yên rồi”. Khó quá, tôi liều: “Còn có cách nào khác?”. Suy nghĩ một lát, T. bảo: “Quãng 7 giờ mai, anh bảo Nam qua tôi”.
Đúng 7 giờ, Nam có mặt. Thầy T. chỉ vào chỗ:
-   Cậu ngồi đây. Đề thi đây. Sách muốn tham khảo quyến nào thì trên giá. Tôi đi có việc, chiều về. Làm xong bài thì để trên bàn. Ra về khóa cửa lại.
-   Dạ, thầy yên tâm. Làm bài xong em sẽ thực hiện như thầy dặn.
Thầy buộc ba lô vào poóc-ba-ga xe rồi ra cửa, thả dốc cho xe chạy ra cổng Bảo Sơn. Ngày đó, giáo viên Khoa Cơ đã chuyển từ khu 125 qua bên này. Thấy bóng thầy vừa khuất, Nam khép cửa, về đơn vị. Chả hiểu làm những gì, đến 2 giờ chiều, tạt qua đã thấy anh ta ngồi nghiêm chỉnh trong phòng. Hỏi bài vở thế nào, thấy Nam nói “tàm  tạm”.
4 giờ hơn, thầy T. trở về. Vẫn thấy Nam ngồi nghiêm túc trong phòng. Thầy xem bài rồi viết vào sổ điểm: “Điểm 3 nhé!”. Nam nhanh nhảu: “Cảm ơn thầy!” rồi chào ra về.
(Mấy tuần sau, gặp lại anh ta mới hay: Sáng đó chuồn về lớp, Nam nhờ bạn hướng dẫn bài giải, rồi chép một lèo. Trưa còn cố tạt ra Vĩnh Yên thăm mấy bạn Trỗi (Tuấn Sơn, Văn Hùng, Đức Dũng) đá ở đội CA Hà Nội, lên thi đấu với Thể Công ở sân thị xã. Chiều máu xem đá bóng lắm nhưng sợ không biết giờ nào thầy T. về nên có mặt từ sớm).
Chuyện Phan Nam thi lại môn Nguyên lý máy cũng là kỉ niệm đáng nhớ!

Tin về tháp nghiêng Pisa (Dân Trí)

Một kì quan của thế giới đã đuợc trùng tu!