Chiều 2/5/2011, đội hình 2 (SG) Liên quân Lão tuớng HN đã về tới TPHCM, kết thúc thắng lợi chuyến hành huơng ra miền Trung.
Như tin đã đưa, 3 xe con (Ninh "choắt", Cường "nhượng", Hưng "quẩy") chở các cầu thủ rời SG sáng 28/5. Nghỉ trưa ở Cà Ná, đêm nghỉ Tuy Hòa. Chiều 29/4, 2 cánh HN và SG hội quân ở Đà Nẵng. Tối lên gác thượng nhà hàng ăn nhậu và xem thi bắn pháo hoa.Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Đọc bài của Thủy về Hưng Yên, nhớ chuyện xửa chuyện xưa (KQ)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Gặp lại nhau
- Hưng Yên quê tôi (Thủy k42)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011
Nhà hàng Đất Tiên Sa (Ảnh: Công Van)
Quả thật, quản lí ở đây rất khó tính khi chọn đội ngũ tiếp viên. Em nào cũng trẻ, xinh, da trắng hồng, đa số là dân Nam, nhưng làm việc thì rất PRO (chuẩn không cần chỉnh).
Chủ nhà hàng là Ninh "choắt" (cầu thủ Thể Công nhập ngũ lứa 1976, cùng Lam "xẩm", Cuờng "lác"...), Thọ (em Đạt "bột") và bạn bè. Ninh vốn có kinh nghiệm nhiều năm làm quán "Lẩu Cá kèo" ở Thanh Đa, nay mở quán này vừa kinh doanh vừa là nơi qua lại của anh em đam mê bóng đá (cả chuyên nghiệp và nghiệp dư) các thế hệ.
Chiều thứ 6, sau khi CLB HN Phuơng Nam đá xong, anh em thuờng qua đây "xả e". Uống, tán phét. Lại có cả nhạc sống (3 dây: violon, contrebass và guitare, 1 organ cùng trống) có thể chơi các bản nhạc cổ điển và đệm cho các ca sĩ không chuyên hát.
CHUYỆN CỦA LÍNH: Dạy múa (Tiến "gù")
Đơn vị tôi hồi ấy có tay Trinh người Nghệ An, hắn đẹp trai, có tài ăn nói, lại được đi học một khóa tuyên văn ngắn hạn ở trên sư đoàn nên khi về Phòng chính trị phụ trách công tác dân vận hắn có nhiều thành tích. Chúng tôi đóng quân ở Làng Cò-Phú Thọ, Bí thư Đảng ủy Xã phàn nàn với Trưởng Phòng Chính trị về tình hình đội văn nghệ của xã yếu kém. Khó khăn nhất khi đó là mỗi lần liên hoan văn nghệ thì địa phương chỉ chọn được mấy cô thôn nữ hát chèo theo kiểu tự học, đến đoạn nào phải “Cò lả” hay “Đò đưa” mà các cô không nhớ thì đều thay bằng một đoạn “hi,hi,hi…hí, hì, hỉ…hi…”đến nỗi Bí thư Đảng ủy Xã ngồi dưới phải kêu : “ Ối giời ơi!... sao mà nhiều hi thế!”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)