Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Bạn Trần Minh Sơn đã mãi xa chúng ta

Trưa nay Hạ Thanh Xuyên điện thoại vào,  nói cháu Vũ vừa báo bố khó qua khỏi hôm nay. Xuyên đến ngay viện. Vội báo cho BLL ngoài Bắc và anh Quang Việt k2.
Gần 16g, anh Việt nhắn tin: Minh Sơn đã đi lúc 14g.
Vậy là mệnh bạn đã hết - đèn đã hết dầu. Mấy tháng nay, bạn được sống trong tình yêu thương, chăm sóc của gia đình và bạn Trỗi cùng Bệnh viện K. Có nhắm mắt chắc bạn chắc trách gì.
Thôi, Trần Minh Sơn ạ, bạn cứ an tâm ra đi, việc còn lại (nhất là việc học hành của cháu Việt) bạn bè sẽ cố gắng chung tay.
Chợt nhớ tới bức ảnh Sơn gửi BBT khi biên tập Tập 2 SRTKL, post lên để hình dung ra bạn mình cùng Dương Bắc (bạn cùng khu tập thể Nam Đồng) ngày vừa xa trường.

Bức tranh cũ và bài thơ không mới


Về bức tranh
"Nguờì ông Trung Quốc".

Mùa đông năm 1953, một ngàn thiếu nhi Việt Nam - là con em các chiến sĩ cách mạng Việt Nam đang chiến đấu chống thực dân Pháp ở trong nước - được đưa đến Lư Sơn (tỉnh Giang Tây - Trung Quốc) học tập, theo một thỏa thuận giữa 2 đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc. Vốn từ một đất nước nhiệt đới lần đầu tiên đến sống ở vùng núi cao Lư Sơn khi mùa đông băng tuyết, các em đều gặp khó khăn trong sinh hoạt, nhất là các sinh hoạt ngoài trời.
Bữa điềm tâm sáng đến nhà ăn các em phải đi qua 1 con dốc phủ đầy băng tuyết, nhiều em đã bị ngã vì trơn trượt. Biết vậy, một ông già Trung Quốc sáng sáng thức dậy thật sớm, cầm cây chổi tre dọn tuyết rồi đứng ngay đầu dốc dắt tay từng cháu bé Việt Nam đi qua. Hình ảnh này in đậm trong trí nhớ của các thày cô giáo và học sinh trường Thiếu nhi Việt Nam (Lư Sơn Dục tài học hiệu).
Họa sĩ Lê Nguyên Lợi, thầy dậy môn hội họa của trường đã cảm hứng sáng tác bức tranh mang tên “Người ông Trung Quốc”. Năm 1956 tác phẩm này được tham dự Triển lãm  Hội họa toàn quốc lần thứ Nhất tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.