Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Đọc bài của Thủy về Hưng Yên, nhớ chuyện xửa chuyện xưa (KQ)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Gặp lại nhau
- Hưng Yên quê tôi (Thủy k42)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010
Bác Quỳnh
Là Chính uỷ của nhà truờng suốt 5 năm liền (1965-1970), bác phải gánh chịu nhiều vất vả với bọn trẻ chúng ta. Sau khi trường giải thể, bác về TCCT, quản lí doanh trại. Năm 1977, 78, trong đợt di dời kho đạn ở đầu Lý Nam Đế đã xảy ra nổ, làm chết không ít người. Là cán bộ lãnh đạo, bác phải chịu kỉ luật. Nghe tin ấy, ai cũng thuơng bác. Số phận bác thật trớ trêu.
Ấy vậy, bác vẫn lạc quan sống. Khi làm Tập 2, đến thăm bác, xin bài viết. Bác đã kể cho nghe nhiều điều mới lạ. Bác cố gắng sống để dự 40 năm truờng Trỗi. Vậy mà ngày 2/9/2005, bác đã đi.
Hôm rồi cùng Cao tới thắp huơng cho bác, chúng tôi đuợc xem 1 bức tranh sơn dầu, chân dung bác. Em Nga nói, đây là tranh của 1 họa sĩ bạn, người Tây Ban Nha, vẽ.
Ngắm bức tranh như thấy hết đuợc con người bác, vị Chính uỷ đáng kính!
Vài nét chấm phá trong ngày Hội truờng
Này là đội ngũ phóng viên chuyên và không chuyên đang tác nghiệp. ĐHSPQT cử hẳn truởng bộ môn Tuyên truyền giáo dục đi làm tin.
Những ngày ở VN của các bạn Y Trung
Như tin đã đưa trên vnweblogs, ngày 17/10, chúng tôi đưa các bạn đi chơi Vĩnh Yên - nơi nhiều học sinh truờng ta tiếp tục học tập để trở thành sĩ quan, kĩ sư.
Điểm dừng đầu tiên là cổng Bảo Sơn - nơi mà chú lính nào nhập truờng cũng phải qua. Trời mưa, nhưng mọi người hồ hởi hứng mưa, chụp ảnh. Sau đó lên thăm đồi Tỉnh uỷ nơi ông Bí thư Kim Ngọc dám "phá rào" làm khoán quản. Bạn biết Bác Hồ cũng hay về đây.
Địa chỉ dừng khá lâu là nhà bà chị VN anh hùng Nguyễn Thị Thiện, người có công che giấu, đùm bọc, san sẻ cơm áo cho nhiều bộ đội Quân sự. Chị vui như có các em ở xa về. Mọi nguời phải "ăn bệt" theo kiểu nông thôn VN. Tốp ca nữ còn hát các bài thời chống Mỹ.
Chiều về, qua Xi hú (hồ Tây) cho mọi người chụp ảnh, lấy không khí của 1000 năm Thăng Long.
Tối đến thắp huơng cho Chính uỷ Quỳnh. Cao cứ trăn trở mãi vì không thấy chị em Nga, con bác Quỳnh có mặt. Hoá ra các em đi công tác mời về. Cao thật tình nghĩa.
Sớm hôm sau, anh cùng chị Niệm về lại QL.
Điểm dừng đầu tiên là cổng Bảo Sơn - nơi mà chú lính nào nhập truờng cũng phải qua. Trời mưa, nhưng mọi người hồ hởi hứng mưa, chụp ảnh. Sau đó lên thăm đồi Tỉnh uỷ nơi ông Bí thư Kim Ngọc dám "phá rào" làm khoán quản. Bạn biết Bác Hồ cũng hay về đây.
Địa chỉ dừng khá lâu là nhà bà chị VN anh hùng Nguyễn Thị Thiện, người có công che giấu, đùm bọc, san sẻ cơm áo cho nhiều bộ đội Quân sự. Chị vui như có các em ở xa về. Mọi nguời phải "ăn bệt" theo kiểu nông thôn VN. Tốp ca nữ còn hát các bài thời chống Mỹ.
Chiều về, qua Xi hú (hồ Tây) cho mọi người chụp ảnh, lấy không khí của 1000 năm Thăng Long.
Tối đến thắp huơng cho Chính uỷ Quỳnh. Cao cứ trăn trở mãi vì không thấy chị em Nga, con bác Quỳnh có mặt. Hoá ra các em đi công tác mời về. Cao thật tình nghĩa.
Sớm hôm sau, anh cùng chị Niệm về lại QL.
HN mấy ngày này
Gió mùa về. Sáng dậy thấy lạnh, phải mặc thêm áo đơn áo kép. Trưa hửng nắng đuợc chút rồi trời lại âm u. Ngoài đừơng chị em đã diện đồ đông. Trên VOV Giao thông thì luôn dặn, bà con ăn mặc cẩn thận kẻo che mất tầm kiểm soát.
Tiếng động cơ xe máy, ôtô chạy ngoài phố vọng vào, rì rì. Phố xá đông đúc quá. Không biết bao giờ mới trở lại cảnh ngày xưa, phố xá sạch sẽ, vắng vẻ, thanh thoát? Người già hay nhớ về ngày xưa là thế!
Tiếng động cơ xe máy, ôtô chạy ngoài phố vọng vào, rì rì. Phố xá đông đúc quá. Không biết bao giờ mới trở lại cảnh ngày xưa, phố xá sạch sẽ, vắng vẻ, thanh thoát? Người già hay nhớ về ngày xưa là thế!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)