Anh Tạ và chị Lư Mỹ Niệm (Hoa kiều ở Hà Giang về nước 1954, cựu học sinh Y Trung, giáo viên Trường Bộ binh Quế Lâm, bạn thân của thầy trò nhà trường) kính mời thầy cô giáo, các bạn cựu học sinh Trường NVT đến dự tiệc cưới cháu Tạ Hảo Bằng được tổ chức vào: 17.00, ngày chủ nhật 26/7/2015, tại tầng 5 Trung tâm hội nghị Công đoàn, 1A Yết Kiêu, HN.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Đọc bài của Thủy về Hưng Yên, nhớ chuyện xửa chuyện xưa (KQ)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Gặp lại nhau
- Hưng Yên quê tôi (Thủy k42)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015
Bộ phim tư liệu lịch sử "Những người làm Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội" vừa được hoàn thành
Đây là bộ phim tư liệu về những ngày lịch sử "long trời lở đất" ở HN cách nay 70 năm. Phim gồm 6 tập, thời lượng 3 tiếng đồng hồ, được khởi quay từ những tháng cuối năm 2014.
Bộ phim với nhiều tư liệu quý được ghi lại từ những nhân chứng sống tuổi đã 80, 90 (có cả "diễn viên" 100 tuổi - cụ Nguyễn Văn Trân, nguyên Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ 1945). Ngày ấy, họ là những chàng trai, cô gái tuổi mười tám đôi mươi, hừng hực khí thế đi theo cách mạng. Họ là những Xứ ủy viên Bắc Kỳ (Trần Tử Bình, Nguyễn Khang, Xuân Thủy, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Lộc, Lê Liêm, Đặng Kim Giang), là những ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa HN (Nguyễn Khang, Nguyễn Quyết, Trần Quang Huy, Nguyễn Duy Thân, Lê Trọng Nghĩa, Trần Đình Long); họ là những đội viên trong tổ chức Việt Minh thành Hoàng Diệu; họ là những thanh niên ngoại thành HN bí mật tham gia in báo Hồn Nước, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo, rồi cướp chính quyền ở Đại lý Hoàn Long sớm hơn ở trung tâm HN; họ là những văn nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà nhiếp ảnh... cùng những hồi ức sôi động không thể nào quên.
Sài Gòn ve chai (ST: TB)
Cứ sáng Chủ nhật là cà phê Cao Minh (311/27 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - gần cầu Băng Ky) mở phiên bán đồ “ve chai”, thu hút năm sáu trăm lượt khách ghé đến. Như những phiên chợ trong Ngàn lẻ một đêm, ở đây bán mọi thứ, từ kim cuơng, đá quý, đồng hồ cổ, hộp quẹt… cho đến những thứ kim thời như điện thoại di động, son phấn, nuớc hoa, phụ kiện.
Nhiều năm qua giới sưu tầm, buôn bán, nghiên cứu khắp cả nước đã biết đến quán này của ca sĩ - NSƯT Cao Minh, và một phiên bản khác của nó trên mạng gần đây gọi là Sài Gòn ve chai (www.saigonvechai.com). Không gian cởi mở này có cái thú vị là ai thích bán gì, mua gì cứ mang đến, đấu giá cũng có, chủ nhân không thu phí, mà chỉ bán cà phê. Khách đến chơi cũng vậy, chỉ cần mua một vé vào cửa, giá hữu nghị, vé đó được quy đổi thành thức ăn, nước uống, còn suốt buổi thì được tiếp trà đá miễn phí.
Thêm chú thích |
Trăng sáng một mình - Phạm Phương Thảo
https://www.youtube.com/watch? v=BdXFoE09TEEXúc động ca khúc tiễn biệt nhạc sĩ An Thuyên
Phạm Phương Thảo là học trò của nhạc sĩ An Thuyên. Trước sự ra đi đột ngột của người thầy đáng kính, nữ ca sĩ dòng dân gian đã sáng tác ca khúc "Trăng sáng một mình" như một lời tâm tình tiễn biệt nhạc sĩ An Thuyên.
Trăng sáng một mình
Em – Đò em chơi với nỏ (không) bến Anh - Vầng trăng lang thang ở đâu Mà để buồn - buồn câu thơ em viết đong đầy Về đi muốn bẻ muốn chặt đôi tùy người Đừng xa nhau – nơi đó có chi vui mà đi cho bằng được Đứt tình ta một kiếp người ơi. Sao vô tâm bỏ em ở lại Nhớ thương này biết gửi về nơi mô Ai ở nơi kia đang chờ mà vội. Sao chẳng nói một lời với nhau Người chặt đôi vầng trăng, mỗi người mỗi nửa Biết còn có bao giờ tròn trăng ơi? Thôi về nơi đâu cao vời vằng vặc Em – Đò em neo chờ vầng trăng trôi. Nay hỡi người ơi đâu rồi ước hẹn Ước nguyện ước một ngày bằng mấy trăm năm. Ờ ơ…. Trăng giờ có trở về không Đò đầy – đò đầy đò vẫn đợi trăng về mới sao...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)