Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

TRIẾT HỌC TRONG “SÁCH ĐẠO ĐỨC” (Tiếp) (Trần Quốc Việt)

Mãi năm 1976, lớp sinh viên bọn mình mới quay về thi tốt nghiệp, mặc dù theo quy định của Bộ Giáo dục, số trưng dụng đi tiếp quản miền Nam không phải thi. Ông hiệu trưởng mới thay cụ Nghi cho rằng cái bọn đi tiếp quản chắc chắn tiêm nhiễm nhiều thói hư tật xấu nên cần chỉnh huấn lại.
Mặc dù phải thi lại môn võ thuật vì bị tụt đường huyết, trong số 200 học sinh khoá  ấy, may mắn làm sao mình được lọt vào danh sách 70 người thi đỗ với các điểm là 3, 4, 4, 5, trong đó Triết học có 3 điểm. Thi xong vẫn thấy Triết học “U tì quốc” lắm và mình quyết xem cái món dành cho đám Lưu manh, trộm cắp ấy thế nào?  

Có một thời như thế: cái đói thời bao cấp (ST: Đạt Bột)

Cảnh mua bán tại  một quầy hàng mậu dịch Nhà nước.
                                      Cảnh mua bán tại một quầy hàng mậu dịch Nhà nước.

“Có 1 thời như thế” là chuyên mục của Thời Báo Đại Kỷ Nguyên phác họa lại một giai đoạn lịch sử đặc biệt của Việt Nam: thời bao cấp, với mong muốn thế hệ trẻ có cái nhìn sinh động và chân thực về quá khứ của nước nhà và cùng thế hệ trung niên, lão niên ôn lại thời dĩ vãng không thể quên của mình… 

Thời bao cấp với niềm mơ ước sinh tồn “Ăn no mặc ấm” thay vì “Ăn ngon mặc đẹp”

Ở thời nay, ăn mặc “sành điệu”, ăn uống “sành điệu”, chọn nhà hàng nào, thời trang nào… là thứ mà mọi người phải đau đầu suy nghĩ, người đơn giản hơn một chút thì phải là “ăn ngon mặc đẹp”…

Nhưng cách đây 30, 40 năm, vào những năm 70, 80 của thế kỷ 20, các thế hệ người Việt chỉ ước ao đủ ăn đủ mặc. Cái đói trường kỳ gặm nhấm tâm can và dạ dày khiến mọi suy nghĩ của một ngày chỉ xoay quanh vấn đề miếng ăn.