Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Đọc bài của Thủy về Hưng Yên, nhớ chuyện xửa chuyện xưa (KQ)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Gặp lại nhau
- Hưng Yên quê tôi (Thủy k42)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012
NHỮNG SUY NGẪM SAU MỘT CHUYẾN ĐI XA (Thanh Trần)
Tháng bảy này, cả nước Anh đang chuẩn bị tổ chức ngày
hội thể thao Toàn cầu mà đã từ lâu được đặt với tên rất Hy Lạp là Olympic.
Người Anh với thói quen bình thường và trong nếp sống hàng ngày ít để ý đến
những việc của quốc gia, thậm chí còn lãnh đạm. Có lẽ, vì thế mà họ được ta gọi
là Phớt Ăng lê chăng? Họ chỉ để ý đến công việc của cá nhân mình, những chính
sách nào mà dính dáng đến quyền lợi, đến chế độ của cá nhân thì họ nhạy cảm
lắm. Thế mà Olympic 2012 ở Luân Đôn cũng đủ sức hấp dẫn để bắt họ ra khỏi nếp
sống cố hữu để cũng bàn luận nhận xét tùy theo sở thích của từng người. Nhưng
hãy khoan nói về sự kiện này, sau chuyến đi ngắn ngày sang Luân Đôn trung tuần
tháng bảy này, người viết bài muốn nêu lên những nhận xét và suy ngẫm cá nhân
về một xã hội phương tây để tìm ra những cái hay ta nên học tập, cái cố hữu mà
nếu Việt Nam mình phát triển trong tương lai sẽ gặp phải.
Lời tâm sự của người dùng và trị bệnh ung thư bằng lá đu đủ (ST: Đạt)
Thưa bạn đọc, sau hai số báo, tôi đã gửi đến bạn đọc những kinh nghiệm của việc dùng lá đu đủ chữa bệnh ung thư, bệnh tiểu đường cùng vài chứng bệnh khác của hai vị độc giả là các ông Đặng Thanh Sĩ và Uông Đình Phú. Bài này có thêm một số yếu tố mới và coi như bài rút gọn, tổng kết lại những điều rất cần biết và cần nhớ khi dùng lá đu đủ. Tôi cũng đã nhận được điện thoại và email của một số bạn đọc, trong đó yêu cầu chúng tôi phổ biến tiếp phần thứ ba ngay sau bài thứ hai để tiện theo dõi. Bệnh ung thư và tiểu đường có thể coi như thứ bệnh hiểm nghèo khá nhiều người mắc phải và cũng có thể chưa biết mình đã mắc chứng bệnh này.
Một bài viết về ngày 27 tháng 7 xôn xao cộng đồng mạng (ST: Trần Đình)
Hiện bài viết đang lan truyền rất nhanh trên cộng đồng mạng và gây xúc động cho nhiều người.
Nhân ngày Thương binh - liệt sỹ 27/7, bạn đọc Lê Thị Hương (25 tuổi, Chí Linh - Hải Dương) đã chia sẻ câu chuyện về người bố là thương binh hạng 2/4 của mình, bác Lê Anh Tuấn (nhập ngũ lần đầu năm 1974, lần 2 năm 1978, tham gia chiến đấu và bị thương ở chiến trường Campuchia).
Bố em, 18 tuổi vào bộ đội. Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối, bố là lớp tân binh nên còn huấn luyện chán chê để rồi tuyển lựa "đi B". May mắn thay, bố chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.
Lê Thị Hương - Tác giả của bài viết đã gây xúc động mạnh trên cộng đồng mạng trong những ngày qua. (Ảnh do tác giả cung cấp) |
Bố em, 18 tuổi vào bộ đội. Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối, bố là lớp tân binh nên còn huấn luyện chán chê để rồi tuyển lựa "đi B". May mắn thay, bố chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)