Trong bữa cơm trưa nay, 1 ông bạn bộc bạch với thầy Trọng và anh em, đời hắn vào Đội 2 lần, vào Đoàn 2 lần và Đảng cũng vậy.
1. Vào Đội TNTP:
Ở truờng HSMN số 14, hắn đuợc vào Đội. Nhưng bọn nghịch rất ghét cánh là đội viên, nhất là Tấn Mỹ. Vậy là hắn xin ra Đội để chơi với Mỹ. Thời gian sau, Bác Hồ sắp xuống thăm truờng, Ban giám hiệu quy định: phải là đội viên mới đuợc đón Bác. Vậy là hắn ngoan trở lại, phấn đấu vào Đội TNTP lần 2.
(Bình luận: Ông này cơ hôi quá!).
2. Vào Đoàn TNLĐ:
Hắn vào Đoàn ngày lên truờng Trỗi. Vì lớn tuổi, ông già cho về truờngVăn hoá QK4 để học "nhảy cóc" nên năm 1969 vào ĐHQS cùng k4. Ở Thậm Thình, hắn đánh nhau với cánh Hải quân về học. Hắn bị đi cải tạo với lí lịch ghi: Nghịch ngợm, lười học, đánh nhau.
Về lại QK4, đưa cho ông già xem nhận xét của đơn vị cũ. Cụ bảo "Lí lịch quá xấu. Là lính ai lại thế?". "Vậy phải làm gì, ba?", hắn hỏi. "Tốt nhất là không cho nó tồn tại". Vậy là hắn cho "biến" cuốn lí lịch Đoàn này.
Tới đơn vị mới, không có lí lịch Đoàn, vậy là phải phấn đấu từ đầu. Hắn vào Đoàn lần 2.
3. Phấn đấu vào Đảng:
Tốt nghiệp ĐHQS, hắn về làm Đại truởng nhưng chưa phải đảng viên. Môt lần, tay chính trị viên báo, hôm nay họp chi bộ. Vậy là C truởng phải 1 mình kiếm chỗ vắng ngồi chơi, chờ cho đến lúc chi bộ họp xong. Hắn hận lắm nhưng không biết làm gì.
Tháng sau cũng vậy. Tức quá, hắn chờ chi bộ bắt đầu họp, đánh kẻng báo động. Chính trị viên chạy ra: "Sao đ/c lại...?". "Này, đây là kế hoạch rèn luyện của Lữ đoàn. Nếu muốn họp chi bộ phải báo truớc C truởng ít nhất 1 tuần để lên kế hoạch. Không giải thích. Báo động!". Cả đơn vị hành quân. Chính trị viên tức lắm, báo cáo lên trên.
Tiếc thay phụ trách cán bộ lại là "cạ". (Ông già chả là chủ nhiệm chính trị QK). Tay này "bày" sẽ cho tay Chính trị viên đi học. Ngeh phong thanh mình sắp phải đi học, đồng nghĩa với việc phải rời đơn vị (đang đuợc cơm bưng nuớc rót, có cần vụ...), phải xa vợ con, cực khổ, thiếu thốn. Vậy là chính trị viên van nài hắn "giúp". Và chỉ 2 tháng sau, C truởng đuợc kết nạp Đảng.
Đơn vị phát triển. Một lần, mấy chú lính Thanh Hoá xin phép cấp cho ít kíp mìn, đánh cá cải thiện bữa ăn. Hắn OK liền. Ục ục vài phát. Có cá. Cả đơn vị được ăn tươi. Quá hay.
Lần sau, mấy chú mang về cá to, tươi, không bị nát. Hắn tra hỏi: "Lấy đâu ra cá này?". "Dạ, chúng em đổi cho dân cá nát lấy cá nguyên con. Tuy hơi thiệt về số luợng nhưng lợi về chất". "OK, sáng kiến hay! Tiếp tục!".
Rồi lần sau là thịt lợn, là gà, vịt. Hoá ra các chú không nổ bằng kíp mà nổ bằng những bánh thuốc nổ TNT, rồi sau là bán cả kíp và thuốc. Việc không còn nhỏ: bán vũ khí đạn duợc, bán quân trang quân dụng. Bại lộ, chỉ huy đơn vị và lính bị kỷ luật. Truớc đó bí thư Đảng uỷ gặp: "Ông làm đơn xin ra khỏi Đảng". "Ờ thì làm". Nhưng nghĩ thế nào, hắn về xin ý kiến ông già. Ông bảo, ở đời ai chả có khuyết điểm, còn cả đời con chỉ 1 con đuờng phấn đấu cho Đảng nên có gì sai thì sửa, chớ có làm đơn. (Một lần nữa phải cảm ơn ông già. Thầy Trọng nghe xong bảo, ông già có tư tuởng tiến bộ - NV). Hắn về chỉ thẳng vào mặt bí thư, chửi: "Ông là bí thư gì mà ngu thế? Tôi không làm đơn. Khai gì thì khai!".
Truớc khi ra toà án binh, hắn bị khai trừ. Tại toà, hắn đứng ra nhận hết lỗi về mình. Lính tráng thoát, chỉ hắn bị án. Thi hành xong án, hắn ra, phấn đấu lại từ đầu và sau 2 năm lại trở thành đảng viên.
Vào xong, hắn xin ra quân, về TPHCM Sau cú làm xe ôm sân bay, rồi vắt tay lên trán nghĩ đuờng đuờng 1 đấng kĩ sư thì "làm thợ xây là cái đinh", hắn đi xây dựng quanh sân bay. Cũng kiếm đuợc tiền nhưng cũng thất bát. May gặp Kì Bắc cùng lớp đã nhận về KIBACO. Từ đó theo đúng nghề cơ khí. Tại đây, hắn "giếm" hồ sơ Đảng. Không sinh hoạt. Còn giám đốc Bắc hơn 10 lần đuợc mời "víêt đơn" thì "xài lắc": "Guơng bạn tôi đấy. Làm quần chúng tốt là đủ!".
Hắn là ai? Đó chính là Phan Nam, học sinh k5.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Đọc bài của Thủy về Hưng Yên, nhớ chuyện xửa chuyện xưa (KQ)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Gặp lại nhau
- Hưng Yên quê tôi (Thủy k42)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010
Gian nan với 2 lần vào Đội, 2 lần vào Đoàn và 2 lần vào Đảng
Hiểu biết về rượu vang
Trong bữa cơm thân mật tại nhà Phan Nam "trưởng phệ" trưa chủ nhật có thầy Trọng, anh Lương Việt trưởng BLL k2, Dương Minh trưởng BLL phía Nam cùng anh em k5. Quang Việt đưa ra khái niệm về rượu vang mà không phải ai cũng biết.
1. Tại sao rượu vang có loại đóng trong chai đít bằng, có loại trong chai đít lõm?
Xin thưa, rượu vang làm từ nho nên dùng để ướp thực phẩm chế biến cực ngon. Loại rượu dùng để ướp đóng trong chai đít bằng. Cũng đồng nghĩa: rượu này tặng chị em phụ nữ. (Chị em chuyên lo bếp núc mà).
Còn loại rượu tặng đàn ông là loại đóng chai đít lõm. (Chỉ biết uống chứ không biết vào bếp).
2. Rượu vang có thời hạn sử dụng không?
- "Có" với loại rượu có in thời hạn sản xuất, thời hạn sử dụng. Nếu quá date thì uống rất chua vì đã bị lên men.
- "Không có thời hạn sử dụng" khi nhãn mác không in gì. Nghĩa là dùng vô tư, vô thời hạn. Loại này chắc đắt tiền lắm?
1. Tại sao rượu vang có loại đóng trong chai đít bằng, có loại trong chai đít lõm?
Xin thưa, rượu vang làm từ nho nên dùng để ướp thực phẩm chế biến cực ngon. Loại rượu dùng để ướp đóng trong chai đít bằng. Cũng đồng nghĩa: rượu này tặng chị em phụ nữ. (Chị em chuyên lo bếp núc mà).
Còn loại rượu tặng đàn ông là loại đóng chai đít lõm. (Chỉ biết uống chứ không biết vào bếp).
2. Rượu vang có thời hạn sử dụng không?
- "Có" với loại rượu có in thời hạn sản xuất, thời hạn sử dụng. Nếu quá date thì uống rất chua vì đã bị lên men.
- "Không có thời hạn sử dụng" khi nhãn mác không in gì. Nghĩa là dùng vô tư, vô thời hạn. Loại này chắc đắt tiền lắm?
Chốt hạ
Sáng này, BLL k5 TPHCM đã họp mở rộng và ra nghị quyết: Tổ chức họp mặt k2, k5 vào ngày 19/12/2010, tại KS Ba Son, 1 Nguyễn Hữu Cảnh, Q1 từ 9g sáng. Đây cũng là dịp mừng 45 năm nhập trường và 40 năm ra trường của k5.
Mời anh chị em k5 tại TPHCM và khu vực miền Nam cùng tham dự. Trân trọng!
Mời anh chị em k5 tại TPHCM và khu vực miền Nam cùng tham dự. Trân trọng!
Mấy "ông anh Quế Lâm" của tôi
Nhớ ngày ở Tam Lộng, thấy mấy anh giáo viên K2 Đoàn Mạnh Giao, Trần Đình Ngân… hay phóng xe “Xì po”, xuống thăm anh giai Đoàn Mạnh Hưng. Nhìn các ông anh khoác áo bay Nga, quần xanh không quân, ve cổ gài quân hàm thiếu úy có cánh én bạc, đầu không thèm đội mũ, đang cong người trên những chiếc xe đua có ghi đông sừng bò bẻ quặt, làm chúng tôi phát thèm. Sau này mình chả hiều có thế?
Năm 1974, vì là học viên ngoan nên được cử về HN tiễn đưa thầy Thành (dạy Triết học, lính Trung đoàn Thủ đô 1947, dân Làng Tám gần Đuôi Cá, ngoại ô HN, chơi ghi ta thùng và hát “Người HN” (Nguyễn Đình Thi) rất hay) về nơi an nghỉ cuối cùng. Tình cờ cùng đi với anh Giao, thấy có những “nhạy cảm” giống nhau (khi đi vòng quanh linh cữu và khi cùng khênh áo cho thầy tới nơi hạ huyệt), hỏi ra biết là em trai Trần Kháng Chiến (cùng dân Quế Lâm 1953-57) mà anh kết thân.
Rồi cùng đá bóng trong Tuyển trường mà chơi thân với các anh Trần Đình Ngân, Khúc Văn Nghi cũng dân Quế Lâm. Anh Ngân sau này không đá mà chỉ đi trước do thám tình hình đội bạn, chuẩn bị đấu pháp cho đội nhà. Anh Nghi thì được gọi là "Nghi ngựa" vì có lần sắp thi đấu mà chiều tối hôm trước bà chị lên chơi đột xuất. Sáng sau từ chiêu đã sở về mặt anh tỉnh rụi. Chiều đá vẫn chạy như ngựa và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiền vệ. Trận cầu với QK Thủ đô (đội mà Cục Quân huấn có dự định đẩy lên hạng A), anh có cú sút phạt cách xa 40m, lọt lưới đội bạn. Năm ấy QK Thủ đô bị loại. Sếp Cục Quân huấn tức ứa máu mắt.
Rồi cùng đá bóng trong Tuyển trường mà chơi thân với các anh Trần Đình Ngân, Khúc Văn Nghi cũng dân Quế Lâm. Anh Ngân sau này không đá mà chỉ đi trước do thám tình hình đội bạn, chuẩn bị đấu pháp cho đội nhà. Anh Nghi thì được gọi là "Nghi ngựa" vì có lần sắp thi đấu mà chiều tối hôm trước bà chị lên chơi đột xuất. Sáng sau từ chiêu đã sở về mặt anh tỉnh rụi. Chiều đá vẫn chạy như ngựa và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiền vệ. Trận cầu với QK Thủ đô (đội mà Cục Quân huấn có dự định đẩy lên hạng A), anh có cú sút phạt cách xa 40m, lọt lưới đội bạn. Năm ấy QK Thủ đô bị loại. Sếp Cục Quân huấn tức ứa máu mắt.
Cũng vì biết nghề "chọc ngoáy" TV, cassette mà mỗi lần về tranh thủ hay được vời tới nhà các ông sửa máy. Bác Giao đi Nam ra có cái Sony 12'' bán dẫn. Ọ ẹ suốt, hình tiếng không đồng bộ. Sau cú chữa, bán ngay được cho ông Thoại. Vậy là uy tín lên như diều. Còn nhà anh Nghi ở tận khu tập thể Trương Định, trên gác 2. Có TV xem làm bọn trẻ con nở mày nở mặt với hàng xóm. (Nay anh Nghi nghỉ hưu và sống trên Thái Nguyên. Mỗi lần lên đều tạt qua thăm ông anh).
Hay qua lại nhà anh Giao vào thứ bảy, chủ nhật nên thường gặp anh Vũ Cao Phan, anh Tôn Gia Khai. "Chúng tao cũng dân Quế Lâm". Trong cánh đó, bộ ba Giao, Phan, Khai được coi là “bộ ba tư tưởng”. Hóng chuyện mà biết các ông anh có những suy nghĩ sắc sảo với thời cuộc.
Anh Phan ngày ấy công tác ở Học viện Quốc phòng (đâu như thư kí cho cụ Hoàng Minh Thảo). Là lính chiến, viết lách khá hay, anh Phan là bạn với Phạm Tiến Duật. Thấy tôi còn trẻ, “không sợ gì” nên chuyến nào đi công cán bên Tây cùng thủ trưởng thường rủ lên chợ Đồng Xuân. Bố mày khi đó đã là đại úy, không dám trưng mặt mặc cả. Còn tôi thì mới trung úy quèn nên vô tư, mặt cứ tỉnh quẹo, thản nhiên mặc cả với chị em buôn trên chợ lấy hàng trăm tá “áo mưa” (thế mới biết bọn Tây khỏe, xài nhiều thứ này!), hàng chục lố áo nhũ hổ, quần bò KingJo Thái, hàng tá kính Rayban “rởm”… Rồi ông anh đóng gói, “đánh kẹp” theo hộ chiếu đỏ của sếp sang Mat.
Từng đến nhà anh ở khu Khương Thượng. Ông anh có những 2 căn hộ, mỗi căn 2 buồng. Ngày ấy như vậy là sang lắm, là niềm mơ ước của nhiều công chức. Anh Phan sống lãng mạn, hay rung động trước các em xinh, trẻ, các diễn viên điện ảnh. (Nghe đâu Lan Hương “em bé HN” cũng là điểm ngắm?). Nhưng có lẽ vì “lí tưởng hóa” quá mà nay “sém 7 sọi” rồi vẫn “xăng phe-my” (không gia đình toàn tập).
Ông anh hoạt động “ngoại giao nhân dân”, vẫn qua lại Nam Ninh, Quảng Châu, làm cầu nối cho các cuộc thỏa thuận chính trị. Lần 40 năm Hội trường Trỗi, ông anh “hay” đến mức gọi cho tôi “Mày cứ thảo công văn rồi email ra cho tao xem. Tao OK rồi thì fax sang Nam Ninh, xin miễn phí visa cho bạn Quế Lâm. Nói là anh Phan đã kí”. Chả hiểu sao, khi chị Niệm, anh Cao đến làm thủ tục xin visa thì được pass ngay.
Cũng do hay qua lại 19B Hàng Vôi, nhà anh Giao, mà gặp anh Tôn Gia Khai. Anh Giao giới thiệu: “Bạn tao thời Quế Lâm, con cụ Tôn Quang Phiệt”. “Vậy anh là anh thằng Quý “nhèo”, bạn em” – tôi hỏi. “Vậy mày Trỗi à? Cũng dân Quế Lâm mà?”. Sau này xem lại những ảnh của ông già tôi chụp với cụ Phiệt thấy anh Khai giống cụ nhất trong nhà. (Chả biết có phải?).
Ngày ấy, ông anh công tác ở TCHC, nghe đâu như phòng Tham mưu? Ông anh kể chuyện hay đi cùng đội xà lan (hay đội tầu pha sông biển) của TCHC, buôn gỗ từ trên rừng về. Cứ mỗi lần về bến, chiều chiều ông anh lại tạt qua đầu dốc Hàng Vôi, gọi anh Giao xuống uống bia. (Túi đầy tiền mặt mà). Thấy tôi qua cũng ới lại. Chẳng quán xá gì, ngồi bệt ngay vỉa hè. Bia hơi rót ra từng vại. Trời nóng, ngửa cổ tu cốc bia tươi sủi bọt. Thật sướng.
Ông anh đi nhiều, biết nhiều. Nghe Quý kể có thời ông anh còn đi làm lâm nghiệp. Vất vả lắm. Quen cả với nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn với "Đứng trước biển", "Cù lao Chàm"...
Cho đến ngày tôi sang Ba Lan, đang lang thang trong khu chợ giời Rozynckiego (bên này sông Wista) thì gặp ông anh.
Cho đến ngày tôi sang Ba Lan, đang lang thang trong khu chợ giời Rozynckiego (bên này sông Wista) thì gặp ông anh.
- Ôi, anh Khai. Anh sang hồi nào vậy?
- Sang đây được mấy tháng rồi.
- Anh ở đâu?
- Krakow. Hôm nay lên Vác lấy hàng về bán dưới đó. Anh chị và các cháu cùng sang. Mày sang đây giống tao chứ gì?
- Thế anh đã liên lạc với thằng Quý bên Đức?
- Rồi, gọi điện luôn. Nhà tao, anh chị em rủ nhau sang Đức, sang Ba Lan hết cả. Mẹ, trí thức VN giàu tri thức nhưng nghèo tiền bạc, mày ạ. Vậy là phải “phá rào”, vượt biên hợp pháp, sang đây kiếm sống.
Anh em chia tay. Chuyện đã 20 năm.
... Thế rồi tháng 10/2005, anh Khai về nước. Hôm Hội trường tại HN, tôi ra và gọi diện mời anh Vũ Cao Phan. Anh Phan bảo, tao rủ thêm thằng Khai nhé. OK ngay. Hai ông anh là “Quế Lâm già” đến vui với “Quế Lâm trẻ” mà.
Anh Phan muốn có đôi lời tâm sự trên diễn đàn nhưng đến nơi quá muộn. Tôi vội vội vàng vàng xếp chỗ ngồi, nhưng quên khuấy nhắc ban tổ chức xếp lịch phát biểu. Tàn cuộc, mời ông anh ở lại ăn cơm. Ông giận: “Tao đến đề thay mặt bọn già phát biểu với lính Trỗi tụi mày, chứ có phải đến để ăn cơm?”. Buồn quá.
Hôm sau lái xe đưa khách Quế Lâm lại thăm anh ở chung cư mới Trung Hòa, Nhân Chính. Có cả anh Khai. Tặng cuốn SRTKL tập 2, ông mới bớt giận.
Đó cũng là kỉ niệm của tôi với mấy ông anh lớn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)