Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Đọc bài của Thủy về Hưng Yên, nhớ chuyện xửa chuyện xưa (KQ)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Gặp lại nhau
- Hưng Yên quê tôi (Thủy k42)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010
Phóng sự ảnh: 10 ngày ở VN
Hãy xem chùm ảnh của 1 du khách nuớc ngoài ghi nhận ở VN!
Bà Wagner (2) (NH.Tinhvi)
Mùa đông ở đây nếu khi lao động nặng ở ngoài trời mà không đeo găng tay, dù người có nóng toát mồ hôi thì tay vẫn bị cóng . Có một mùa đông khi đang khuân hàng ngoài xe vào , hàng thì nặng mà lại phải làm nhanh nên tôi toát hết mồ hôi nhưng tay lại cóng đỏ hồng . Phải khuân thật nhanh vì nếu không nhanh thì hoa quả sẽ đông đá hết , khoai tây nếu để lạnh lâu khi ăn sẽ ngọt lừ . Bia sẽ bị bật nắp xì hơi , các chai nước uống sẽ bị đông đá vỡ chai .
Đúng lúc ấy thì bà Wagner đi qua . Nhìn tôi làm một lúc, đợi lúc tôi lên xe lấy hàng ra, bà hỏi : "Tại sao ông không đi găng tay? Ông không có găng tay sao ?". Tôi chỉ đống găng tay trên xe và bảo:
- Bà Wagner ơi , tôi có đủ các loại găng tay lao động , có cả loại cắt cụt để lộ ngón tay ra ngoài . Nhưng mang nó vào rât vướng víu . Vì thỉnh thoảng khi khuân vác tôi lại phải thò tay vào túi lấy bút viết , hoặc là bán hàng và vô số việc lặt vặt khác . Mỗi lần như thế lại mất thì giờ tháo găng ra , rất khó chịu.
- Thế khi tay ông cóng thì làm thế nào ?
Thú thật là dù đã lâu nhưng tôi vẫn không bỏ được kiểu ăn nói của lính tráng ở đơn vị. Cười cười tôi bảo "Mỗi lần bị cóng thì tôi chỉ cần đút tay vào túi quần và rút ra ngay là tay lại trở lại bình thường . Chỗ ây của tôi nóng lắm , nóng hơn của người khác !".
Bà Wagner cười nghiêng ngả , chỗ bà đứng tuyết lại trơn nên tôi phải vứt hàng đấy, chạy lại đỡ bà . Hổn hển bà nói "lần nào nói chuyện với ông tôi cũng được cười".
Chỉ mấy ngày sau bà Wagner mang đến cho vợ chồng tôi mỗi người một đôi „ống tay„ bằng len mà bà tự đan lấy. Tôi gọi là "ống tay" vì nó là một cái ống bằng len dài đên khỉu tay . Ở phía gần cuối có khoét một cái lỗ để đút vừa ngón tay cái vào . Cái ống này rất to nên khi mang nó ta có thể trùm ra ngoài tay áo khoác mùa đông . Sau khi cho ngón cái vào cái lỗ thì bốn ngón còn lại vẫn tự do mà cái „ống tay „ ấy vẫn bám vào tay rất chắc chắn . Tất cả các thao tác đều không bị ảnh hưởng gì kể cả viết lách, lấy đồ vật trong túi hay lái xe .
Từ ngày có cái „ống tay“ này cứ khi nào trời lạnh cóng là tôi đeo nó cả ngày khi làm việc, chẳng muốn tháo ra nữa.
(Còn tiếp)
Đúng lúc ấy thì bà Wagner đi qua . Nhìn tôi làm một lúc, đợi lúc tôi lên xe lấy hàng ra, bà hỏi : "Tại sao ông không đi găng tay? Ông không có găng tay sao ?". Tôi chỉ đống găng tay trên xe và bảo:
- Bà Wagner ơi , tôi có đủ các loại găng tay lao động , có cả loại cắt cụt để lộ ngón tay ra ngoài . Nhưng mang nó vào rât vướng víu . Vì thỉnh thoảng khi khuân vác tôi lại phải thò tay vào túi lấy bút viết , hoặc là bán hàng và vô số việc lặt vặt khác . Mỗi lần như thế lại mất thì giờ tháo găng ra , rất khó chịu.
- Thế khi tay ông cóng thì làm thế nào ?
Thú thật là dù đã lâu nhưng tôi vẫn không bỏ được kiểu ăn nói của lính tráng ở đơn vị. Cười cười tôi bảo "Mỗi lần bị cóng thì tôi chỉ cần đút tay vào túi quần và rút ra ngay là tay lại trở lại bình thường . Chỗ ây của tôi nóng lắm , nóng hơn của người khác !".
Bà Wagner cười nghiêng ngả , chỗ bà đứng tuyết lại trơn nên tôi phải vứt hàng đấy, chạy lại đỡ bà . Hổn hển bà nói "lần nào nói chuyện với ông tôi cũng được cười".
Chỉ mấy ngày sau bà Wagner mang đến cho vợ chồng tôi mỗi người một đôi „ống tay„ bằng len mà bà tự đan lấy. Tôi gọi là "ống tay" vì nó là một cái ống bằng len dài đên khỉu tay . Ở phía gần cuối có khoét một cái lỗ để đút vừa ngón tay cái vào . Cái ống này rất to nên khi mang nó ta có thể trùm ra ngoài tay áo khoác mùa đông . Sau khi cho ngón cái vào cái lỗ thì bốn ngón còn lại vẫn tự do mà cái „ống tay „ ấy vẫn bám vào tay rất chắc chắn . Tất cả các thao tác đều không bị ảnh hưởng gì kể cả viết lách, lấy đồ vật trong túi hay lái xe .
Từ ngày có cái „ống tay“ này cứ khi nào trời lạnh cóng là tôi đeo nó cả ngày khi làm việc, chẳng muốn tháo ra nữa.
(Còn tiếp)
30 năm ngày mất của John Lennon
John Winston Ono Lennon, (9/10/1940 – 8/12/1980)- nhạc sĩ, ca sĩ người Anh cùng nhóm nhạc The Beatles và những người bạn Paul McCartney... nổi tiếng của thế kỷ XX.
Đã 1 thời chúng ta hát say sưa những bài hát của các anh.
Hãy nghe ca khúc Yesterday !!!
Yesterday - The Beatles
Yesterday,
All my troubles seemed so far away,
Now it looks as though they're here to stay,
Oh, I believe in yesterday.
Suddenly,
I'm not half the man I used to be,
There's a shadow hanging over me,
Oh, yesterday came suddenly.
Why she
Had to go I don't know, she wouldn't say.
I said,
Something wrong, now I long for yesterday.
Yesterday,
Love was such an easy game to play,
Now I need a place to hide away,
Oh, I believe in yesterday.
Why she
Had to go I don't know, she wouldn't say.
I said,
Something wrong, now I long for yesterday.
Yesterday,
Love was such an easy game to play,
Now I need a place to hide away,
Oh, I believe in yesterday.
Mm-mm-mm-mm-mm-mm-mm.
Hãy xem thế giới tưởng niệm anh trên VNExpress!!!
Đã 1 thời chúng ta hát say sưa những bài hát của các anh.
Hãy nghe ca khúc Yesterday !!!
Yesterday - The Beatles
Yesterday,
All my troubles seemed so far away,
Now it looks as though they're here to stay,
Oh, I believe in yesterday.
Suddenly,
I'm not half the man I used to be,
There's a shadow hanging over me,
Oh, yesterday came suddenly.
Why she
Had to go I don't know, she wouldn't say.
I said,
Something wrong, now I long for yesterday.
Yesterday,
Love was such an easy game to play,
Now I need a place to hide away,
Oh, I believe in yesterday.
Why she
Had to go I don't know, she wouldn't say.
I said,
Something wrong, now I long for yesterday.
Yesterday,
Love was such an easy game to play,
Now I need a place to hide away,
Oh, I believe in yesterday.
Mm-mm-mm-mm-mm-mm-mm.
Hãy xem thế giới tưởng niệm anh trên VNExpress!!!
Ảo thuật: Tin hay không? Hãy xem!!! (ST: Đạt k8)
Mời bạn xem màn trình diễn của ảo thuật gia Chris Angel. Tin hay không???
Phạm Văn Bính, 1 đồng nghiệp, 1 người bạn
Tối qua, chị Lan vợ anh Bính từ HN gọi vào, báo tin thứ 4 tới giỗ anh Bính. Nhanh quá, đã 1 năm! Kỉ niệm với anh lần lượt hiện về…
Năm 1973 tốt nghiệp ở Học viện Thông tin Leningrad, đến 1974 anh về bộ môn Vô tuyến, cũng là lúc chúng tôi thực tập ra trường. Trước ngày giải phóng 1975, tôi theo cánh tiếp quản kĩ thuật viễn thông (các đài Tropo thuộc ICS), còn anh sau đó ít ngày đưa học viên k6 đi tiếp quản Ba Son. Cả 2 cùng về lại bộ môn. Anh em gắn bó với nhau từ đó.
Ngày ấy cụ Khái, bố vợ anh, làm ở UB Phát thanh Truyền hình VN. Do có quan hệ của cụ mà chúng tôi mua được nhiều tăng âm, TV, trang thiết bị... đúng giá. Vậy là tổ chức đi “đánh Pắc” đầu những năm 1980, lắp đặt các hệ thống truyền thanh, truyền hình cho các HTX chăn nuôi, kiếm thêm gà, lợn cải thiện cho anh em. Vui từ đó. Rồi anh Ngân, Giang “mù” (Khoa Cơ điện) cũng vì thế mà kết thân với Bính.
Hay qua lại nhà anh (ngày đó tá túc ở nhà vợ tại số 3 phố cổ Đinh Liệt). Cũng chỉ là cái gác xép, chui vào chui ra không chạm đầu. Như vậy đã là quý lắm thời bao cấp. Bố vợ anh quý bạn con nên hay mời qua uống rượu. (Cụ chả chơi thân với các cụ Đông Sơn, Lê Nghĩa (Sở CA), Chu Thực (Tổng cục Hải quan…).
Khi nghe Bính kể về gia đình tôi, cụ mừng lắm: “Bố cháu đã cứu sống chú, ông như sinh ra tao lần thứ 2…”. Rồi ông kể thời kì Sửa sai (1956-57), đang là bí thư chi bộ Nông trường Đông Hiếu, Tây Hiếu thì bị quy là đảng viên Quốc dân đảng (vì “ngày nhỏ được đi học”!). Vậy là “đội” quyết định tử hình. Đúng hôm thi hành án, đang dựa cột (còn ông anh vợ Bính thì trèo lên cây cao nhìn xuống thấy bố bị trói mà chả hiểu gì), thì thấy có xe con phóng về. Cha tôi khi đó là Phó tổng Thanh tra Chính phủ, nghe tin có án oan, đã phi ngay trong đêm từ HN về Nghệ An. (Mà ông có biết ông Khái là ai). Làm xong, ông lại lên đường. Ông Khái sau này ân hận: “Cứ tiếc là chả bao giờ tao được gặp lại ông Bình. Giá mà đêm đó bố cháu "vui" với mẹ cháu,sáng sau mới đi, thì chắc chú cũng đi rồi…”.
Chú cháu quý nhau, có vụ gì, ông lại alô. Qua ông mà tôi thân cả với chú Đông Sơn, rồi bố Tuấn “câm”... cánh ngoại tuyến Sở CA. Ông Khái ngày đó có chiếc mô-tô Vaxkhod 350cm3. To đùng, phải đạp nổ. (Lắm lúc đạp không dứt khoát, cần đạp trả về, quật sưng ống chân. Hình như chân tôi từng có sẹo vì nó). Ban đầu cụ cho con rể mượn đề lên trường, sau thì bán rẻ. Tôi cùng anh Bính đã nhiều lần vi vu bằng xe này lên Vĩnh Yên, rồi trên đường tạt qua sân bay Nội Bài uống bia với cánh hải quan và hàng không trên đó. Xe này cũng từng cùng Công em tôi chở hàng lậu đánh từ sân bay về.
Hai tên từng sang Gia Lâm "cày" máy phay chép hình rồi ăn nhậu cùng cánh ấy. Cái nóc số 3 ngõ Phan Chu Trinh từng là nơi nhen nhúm chuyện "làm ăn" của bộ môn. Anh em có nhiều kỉ niệm vui, buồn. Tôi từng về quê anh ở tận Xuân Thủy, Nam Định viếng ông bố đẻ anh.
Lần mẹ chú em Chinh (cùng bộ môn) mất, 2 anh em đã phá khóa và dùng (không xin phép!) chiếc Honda của anh Ngân (anh đi tranh thủ về Nam Định, sợ mất mà gửi lại), phi từ Vĩnh Yên về Bắc Giang viếng cụ. Chiều đó từ Bắc Giang trở về, đến dốc đầu cầu Đuống, chẳng hiểu sao phanh không ăn. Cứ thế xe lao đi điên xuống dốc. "Bóp phanh tay!", tôi hô. "Phanh tay còn đ. đầu mà bóp?". (Mà "xuống dốc không phanh" thì biết rồi đấy!). Tôi nhảy xuống, chạy theo xe, cố giằng lại. Cuối cùng thì xe dừng. (Nhưng chắc vì đi làm việc nghĩa mà được bà phù hộ). Mẹ ơi, thoát toi!
Hai tên từng sang Gia Lâm "cày" máy phay chép hình rồi ăn nhậu cùng cánh ấy. Cái nóc số 3 ngõ Phan Chu Trinh từng là nơi nhen nhúm chuyện "làm ăn" của bộ môn. Anh em có nhiều kỉ niệm vui, buồn. Tôi từng về quê anh ở tận Xuân Thủy, Nam Định viếng ông bố đẻ anh.
Lần mẹ chú em Chinh (cùng bộ môn) mất, 2 anh em đã phá khóa và dùng (không xin phép!) chiếc Honda của anh Ngân (anh đi tranh thủ về Nam Định, sợ mất mà gửi lại), phi từ Vĩnh Yên về Bắc Giang viếng cụ. Chiều đó từ Bắc Giang trở về, đến dốc đầu cầu Đuống, chẳng hiểu sao phanh không ăn. Cứ thế xe lao đi điên xuống dốc. "Bóp phanh tay!", tôi hô. "Phanh tay còn đ. đầu mà bóp?". (Mà "xuống dốc không phanh" thì biết rồi đấy!). Tôi nhảy xuống, chạy theo xe, cố giằng lại. Cuối cùng thì xe dừng. (Nhưng chắc vì đi làm việc nghĩa mà được bà phù hộ). Mẹ ơi, thoát toi!
Anh em lấy địa chỉ nhà Bính là nơi tụt tạt. Quốc, Ngân, Giang, Thanh Hải, Tạ Vinh... không ít lần ngồi nhậu với lòng lợn, chân gà; đầu gần chạm sàn gác xép của hộ trên mà vẫn cứ vui. Thân nhau đến mức, anh có 2 ả Tố Nga đầu lòng, không chịu được vì "chưa có thằng chống gậy", anh quyết “cày” thêm. Và may sao có thêm thằng con trai. (Nay cháu đã ra trường và công tác ở Viettel). Ngày đón cháu về, có ý hỏi bác Ngân, nên đặt tên gì? Chẳng cần suy nghĩ, bác bảo: “Đặt là Sửu vì đang năm con trâu”. Bố hỏi ông ngọại và đặt là thằng cu Đạt (bố mày chả chịu thua ai!) nhưng ở nhà có thêm cái tên Sửu (mà anh em hay gọi chại ra là Xỉu!. Riêng bác Ngân “ý tao nói là thằng Bình chưa bị xỉu!”).
Đầu 1990, tôi xin đi khỏi trường. Là tổ trưởng anh ủng hộ ngay: “Có thời cơ thì đi đi, vì chả phải ai cũng vậy. Quyết là làm, đừng chần chừ”. (Đến này vừa tròn 20 năm). Dù ra trường nhưng có điều kiện lại gặp nhau bù khú, nhất là mỗi lần từ SG ra HN. Hễ lên đến phòng “kế hoạch 3” của bộ môn trên "nóc số 3" là anh, sau cú rít điếu thuốc lào, phả khói lên nóc, lại với tay ra sau lấy ra chai R quê: “Nào, uống đi! Mấy khi ra đây”. Đến trưa lại rủ đi ăn cơm bụi ở đầu Phan Chu Trinh hay sang uống bia Sửu (cũng lại Xỉu!).
Cái xưởng của anh nuôi sống được nhiều bạn cũ đã nghỉ hưu. Sản phẩm "liên lạc nội bộ" của nhóm đã đăng kí bản quyền và được sử dụng rộng rãi trong Hải quân, Hàng hải, Biên phòng, Xe tăng… Học trò đứa nào được làm đề tài với thầy thì khỏi phải nói.
Đầu 2008, nghe tin Tạ Vinh từ Đức mới hồi hương, anh mời vợ chồng tôi cùng vợ chồng Châu-Vinh đi ăn cơm cùng bộ môn. Quán cuối Lò Đúc, hình như có tên Xưa nên hơi "bỉn". Món ăn nhà quê, dân dã. Ngon miệng. Trời lành lạnh, được uống rượu nút lá chuối, thấy thơm cả miệng, ấm cả người. Anh lúc nào cũng chu đáo với bạn bè.
Đầu 2008, nghe tin Tạ Vinh từ Đức mới hồi hương, anh mời vợ chồng tôi cùng vợ chồng Châu-Vinh đi ăn cơm cùng bộ môn. Quán cuối Lò Đúc, hình như có tên Xưa nên hơi "bỉn". Món ăn nhà quê, dân dã. Ngon miệng. Trời lành lạnh, được uống rượu nút lá chuối, thấy thơm cả miệng, ấm cả người. Anh lúc nào cũng chu đáo với bạn bè.
Ngày anh ốm, tôi và anh Ngân, Giang “mù” từng vào Viện 108 thăm. Ho lụ khụ nhưng nghe anh em tếu táo vẫn cười móm mém: “Khỏi bệnh, thế nào anh em ta phải cùng uống”. Lên Vĩnh Yên, bác Thắng “tụt” còn xin chị Thiện cho chai mật gấu ngâm mật ong rừng về cho anh.
Vẫn cái dáng ấy, con người ấy, vẫn gần gũi, tri kỉ… vậy mà mệnh ngắn. Anh lặng lẽ ra đi. Chúng tôi – Ngân, Giang, Quốc – cùng bạn bè ở bộ môn, khoa, trường đã đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng ở Bình Đà. Anh nằm không xa chân cột anten thu phát của bọn Viettel. Anh Ngân bảo “Với thằng Binh, có lẽ “Sinh nghề tử nghiệp” là thế?”.
Anh Bính ạ, với đời anh chả còn gì ân hận. Anh đã hoàn thành trách nhiệm của người con, người cha và luôn là người bạn tốt!
Học sinh ngày nay làm văn (3) (ST: Đạt k8)
Chuyện có thật từ những bài văn của các em:
“Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu¨ - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh:
1. Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi, dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa. Tính tình cụ già rất là bực bội. Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
2. Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, bà có hai cái tay, có hai cái chân
3. Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu. Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
4. Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mãnh liệt.
Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.
Thông báo khẩn: Đổi thời gian họp mặt k5 TPHCM
BLLk5 thông báo:
- Họp trù bị: Vẫn 9g sáng ngày 12/12.
Địa điểm: nhà Phan Nam "tổng phệ", 15/6 Yên Thế, sân bay TSN.
- Họp mặt chính thức: Từ 9g sáng ngày chủ nhật 19/12/2010.
Địa điểm: Khách sạn Ba Son, 1 Nguyễn Hữu Cảnh, Q1.
Đọc được tin này đề nghị báo tiếp!
- Họp trù bị: Vẫn 9g sáng ngày 12/12.
Địa điểm: nhà Phan Nam "tổng phệ", 15/6 Yên Thế, sân bay TSN.
- Họp mặt chính thức: Từ 9g sáng ngày chủ nhật 19/12/2010.
Địa điểm: Khách sạn Ba Son, 1 Nguyễn Hữu Cảnh, Q1.
Đọc được tin này đề nghị báo tiếp!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)