Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Đọc bài của Thủy về Hưng Yên, nhớ chuyện xửa chuyện xưa (KQ)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Gặp lại nhau
- Hưng Yên quê tôi (Thủy k42)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011
Đam mê của 1 bạn trẻ
Kiều Mai Sơn, 1 bạn trẻ mê tư liệu lịch sử. Chẳng hiều ai giới thiệu mà Sơn tìm gặp tôi. Chú, cháu có vẻ tậm đầu ý hợp, từ đó Sơn gặp đuợc chú Hoàng Chương, gia đình cụ Bồ Xuân Luật, cụ Chu Văn Tấn... và Sơn đã viết những mẩu chuyện về các cụ lão thành cách mạng ấy. Tôi cảm ơn Sơn đã làm được những việc mà người đi truớc chưa làm hết. Sau đây là bài viết về cụ Lê Quảng Ba.
KỈ NIỆM 70 NĂM NGÀY CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MÌNH VỀ NƯỚC (28/1/1941 – 28/1/2011)
THIẾU TƯỚNG LÊ QUẢNG BA – NGƯỜI BẢO VỆ LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC VỀ PÁC BÓ
Kiều Mai Sơn
Tròn bảy mươi năm về trước, ngày 28/1/1941, Tết Tân Tị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vượt cột mốc 108 biên giới Trung Quốc – Việt Nam địa phận thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng để về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người dẫn đường bảo vệ và đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng đoàn cán bộ cách mạng gồm các đồng chí Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Lộc, Thế An, Đặng Văn Cáp về nước ngày ấy là đồng chí Lê Quảng Ba.
Tôi đang loay hoay đi tìm thân nhân của Thiếu tướng Lê Quảng Ba thì được ông Hoàng Văn Chương – con trai cụ Hoàng Văn Kiểu, Uỷ viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng khóa III (1960), Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Lâm nghiệp (1976), Trưởng Ban Dân tộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ (1979 - 1982) – cho biết: Cụ bà Lê Quảng Ba là hàng xóm với gia đình ông.
Vậy là tôi tìm đến khu tập thể Trung Tự quanh co vào một chiều muộn.
Bà quả phụ Lê Quảng Ba tên thật là Hoàng Thị Đào. Hai cụ cùng là người dân tộc Tày, cùng quê xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trong căn buồng nhỏ trên gác hai, bên cạnh bàn thờ đặt di ảnh Thiếu tướng Lê Quảng Ba rất giản dị, trên tường là Huân chương Hồ Chí Minh của cụ ông, bằng chứng nhận Có công với nước của cụ bà và bức ảnh cụ bà tặng lại những kỉ vật của Thiếu tướng Lê Quảng Ba cho Bảo tàng Quân sự. Năm nay đã sắp bước sang tuổi 90 nhưng cụ bà vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn. Giọng quê hương bao năm không đổi thay, nhà cách mạng lão thành Hoàng Thị Đào đã cung cấp cho tôi những tư liệu cần biết.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)