Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

PHẠM QUỲNH MỘT LÒNG YÊU NƯỚC... (Vũ Thế Khôi)

Sau khi về cơ bản đã bình định được Việt Nam, lại phải tăng cường bóc lột thuộc địa để bù đắp cho “mẫu quốc” bị kiệt quệ sau cuộc đại chiến 1914 - 1918, thực dân Pháp bắt đầu công cuộc “khai thác thuộc địa lần thứ hai”. Họ phát triển thêm giao thông đường sắt, đường thủy và đường bộ, triệt để khai khoáng và xây dựng một số ngành công nghiệp nhẹ thu lợi nhanh như tơ lụa, chế biến gỗ…, lập nhiều đồn điền, đặc biệt là các đồn điền cao su. Về mặt chính trị, chính quyền thực dân, chí ít là số người có đầu óc, cũng hiểu ra rằng: không thể cai trị theo lối cũ. Song song với việc dùng bạo lực đàn áp, Albert Sarraut (toàn quyền Đông Dương 1911 - 1914, 1917 - 1919) chủ trương “khai hoá”, “chinh phục bằng văn hoá”. Họ cho bầu Hội đồng dân biểu, đặt ra một Nha học chính Đông Dương thuộc phủ Toàn quyền và bộ Học ở triều đình Huế, thành lập Hội đồng cải lương học chính bản xứ. Dưới áp lực của phong trào Duy tân họ chấp nhận vào Ban tu thư sách giáo khoa một số quan lại người Việt có tư tưởng canh tân như cử nhân Hoàng Đạo Thành (thân phụ của nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy), tiến sĩ Tổng đốc Đỗ Văn Tâm (đồng học của Lương Văn Can), phó bảng Tuần phủ Đoàn Triển (người đề xuất chương trình giáo dục tân học và tự xây tư thục tân học ở làng Tả Thanh Oai quê ông năm 1906, trước cả Đông kinh nghĩa thục). Cuối cùng, họ đã thực sự tiến hành cải cách giáo dục, đáp ứng phần nào những yêu cầu do các nhà Nho duy tân đề xuất như: dùng tiếng Việt và chữ quốc ngữ ở cấp sơ học  (3 năm đầu của bậc tiểu học), duy trì việc dạy chữ Hán song song với Pháp ngữ, đưa sử địa Việt Nam vào chương trình giáo dục…

RANH NGÔN

Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao để Google biết đến và đừng để Youtube phát hiện…

 - NGƯỜI VĨ ĐẠI CÓ PHẢI QUỲ GỐI XUỐNG VẪN CAO CHÓT VÓT...
* Kẻ ngốc thường khôn ngoan không đúng tuổi.
* Đôi khi lên đến trần của mình rồi, ta mới buồn bã nhận ra rằng, đó chỉ là sàn của ai đấy khác.