Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Sương xuân và hoa đào (Vũ Thư Hiên)

Chuyện vãn một lát, lại chuyện làng văn làng họa, ai mới viết cái gì hay, bức hoạ cuối cùng của ai độc đáo, là đề tài yêu thích của ông, Nguyễn Tuân hỉ hả ra về. Ông nói ông còn phải đến chơi với Văn Cao ("bà Băng bà ấy kiêng. Mình phải đến muộn muộn một tý!"), đến Nguyễn Sáng ("Tết nhất mà nó có một mình, buồn muốn chết!")


Ra khỏi cổng, Nguyễn Tuân dừng lại hồi lâu trên hè, nhìn phố Hai Bà Trưng thưa thớt người đi lại vào sáng sớm tinh sương, ông nghiêng đầu nói khẽ với tôi:


- Anh có thấy Hà Nội buổi sáng mồng Một này thiếu cái gì không?


Tôi không cần động não để tìm câu trả lời. Câu hỏi được đặt ra chỉ là cái cớ cho câu trả lời đã có sẵn, chắc chắn là sẽ rất Nguyễn Tuân.


- Thiếu sương! - Nguyễn Tuân, mắt vẫn nhìn chung quanh, thở dài.- Anh không nhận ra cái sự thiếu ấy, tôi không trách. Anh còn quá trẻ. Ngày trước, sáng mồng Một bao giờ cũng có sương nhè nhẹ, không nhiều, một chút gọi là có, nhưng đích thực là sương. Nó bay là là, thoang thoảng, như có mà như không. Rét ngọt. Chỉ có trên các lá cây mới có sương hiển hiện, lâu lâu đọng thành giọt, rơi xuống mặt mình, có khi lọt cả vào cổ áo mình, rất là Tết. Đã mấy năm nay, vào ngày Tết mình cứ thấy thiếu thiếu cái gì đó mà không biết là cái gì. Bây giờ mới hiểu ra: đúng là thiếu nó, thiếu sương.

Lễ tang cụ Phạm Văn Cự

Di ảnh cụ.
Đại tá Phạm Văn Cự - thân phụ của 2 bạn Mạnh Kiên k4 và Hồng Kỳ k7, nguyên Phó Giám đốc BV 175, GS, Thầy thuốc nhân dân - mất ngày 02/3/2015.
Tang lễ bắt đầu cử hành từ 14.30 chiều nay, 04/3/2015 tại NTL BV 175.
Đầu năm 1967, khi trường ta mới sang TQ thì gặp dịch viêm màng não song cầu trùng. BS Cự được TCHC tăng cường sang giúp nhà trường phòng, chống dịch. Như vậy cụ có những đóng góp trực tiếp cho việc bảo vệ sức khỏe của thầy trò trường ta.
Chiều 04/3/2015, các khóa 4, 7 và bạn bè trường ta đến viếng cụ.

Nguyễn Phục Quốc lưu bút vào sổ tang.

Các đoàn vào viếng.

Đáp lễ.


Bà ấy không còn biết tôi nữa nhưng tôi vẫn còn biết bà ấy là ai (ST: ĐB)

Lúc đó khoảng 8:30 sáng, phòng cấp cứu rất bận rộn. Một ông cụ khoảng trên 80 tuổi bước vào phòng và yêu cầu được cắt chỉ khâu ở ngón tay cái. Ông cụ nói ông rất vội vì ông có một cuộc hẹn vào lúc 9 giờ.
Tôi bắt mạch, đo huyết áp cho ông cụ xong, tôi bảo ông ngôi chờ vì tôi biết phải hơn một tiếng đồng hồ nữa mới có người đến cắt chỉ khâu cho ông. Tôi thấy ông nôn nóng nhìn đồng hồ nên tôi quyết định sẽ đích thân khám vết thương ở ngón tay cái của ông cụ. vì lúc đó tôi cũng không bận với một bệnh nhân nào khác cả.

Sương xuân và hoa đào 1 (Nhà văn Vũ Thư Hiên)



Tôi bao giờ cũng hình dung Tết gắn liền với đất Bắc, nơi đi trước mùa xuân phải có một mùa đông. Mùa đông ở nơi này mỗi năm mỗi khác, nó có thể lạnh nhiều hay lạnh ít, độ ẩm có thể cao hay thấp, nhưng nhất thiết không thể không có gió bấc và mưa phùn. Không khí se lạnh làm cho con người phải co ro một chút, rùng mình một chút, chính là sự chuẩn bị không thể nào thiếu được để cho ta bước vào một cái mốc thời gian mới đối với mỗi người mỗi nhà. Thành thử ở Sài Gòn trùng vào những dịp xuân sang tôi vẫn không thấy lòng mình rung động cảm giác về cái Tết ruột rà, cái Tết đích thực. Xin các bạn Sài Gòn tha lỗi cho tôi nếu trong những lời của tôi có gì làm các bạn phật ý, nhưng mãi tới nay, sau nhiều Tết Sài Gòn, tôi vẫn chưa quen được với một ngày đầu năm phải phơi đầu dưới cái nắng chói chang và trầm mình trong cái nóng hầm hập, làm cho con người phải tìm đến với trái dưa hấu mọng nước trước khi ngồi vào mâm cỗ Tết có đủ thịt mỡ và dưa hành, bánh chưng và giò thủ. Ở mỗi nhà vẫn nghi ngút trầm hương thật đấy, ngoài đường xác pháo toàn hồng vẫn tràn ngập lối đi thật đấy, nhưng cái Tết dường như vẫn còn lạc bước nẻo nào, nó chưa hẳn là Tết, chưa đủ là Tết. Đành phải viện hai câu thơ mà nhiều người vốn không yêu thơ cũng thuộc, để giải thích nỗi nhớ về đất Bắc, để biện hộ cho cái cảm xúc không phải đạo của mình trước đất Sài Gòn cũng đã trở thành không kém thân thương:


Tự thuở mang gươm đi mở cõi,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long. 
(Huỳnh Văn Nghệ)

Ảnh từ trên không (ST: Đạt)

Mời ngắm!

Học tiếng Anh trên blog

Trong công việc, lương và phúc lợi là những yếu tố quan trọng tạo động lực làm việc cho nhân viên. Hãy cùng AROMA - Tiếng Anh cho Người đi làm cập nhật vốn từ vựng và những mẫu câu giao tiếp thuộc chủ đề này và chúc các bạn lương và phúc lợi ngày càng tăng, công việc ngày càng thăng tiến.
I. Từ vựng chủ đề lương và phúc lợi trong công việc
1. income: thu nhập
2. salary : lương (thường chỉ lương theo tháng)
3. wage: tiền công (theo giờ)
4. compensation: thù lao, tiền bồi thường công tác
5. pension: tiền trợ cấp, lương hưu
6. pay raise: sự tăng lương
7. bonus: tiền thưởng