Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Lời cảm ơn

Hồ Xuân Nam k3 thay mặt đại gia đình LS Trần Quốc Thảo xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo, bạn Trỗi các khóa cùng bạn hữu xa gần đã đến chia buồn, tiễn đưa Hồ Phương Bình k7 về nơi an nghỉ cuối cùng.

THĂM THÀY ĐẠO (Thế Thịnh)


Các bạn thân mến.
Đến thăm thày xốn xang bao tình cảm. Viết ngắn thì không hết ý, viết nhiều ý thì quá dài dòng. Các bạn đọc và thông cảm cho. - Thế Thịnh


Đã hẹn với nhau, hôm nay (5/5) tôi với Minh Sơn sang thăm thày Đạo. MSơn đi lối cầu Vĩnh Tuy, xe máy phóng “tẹt ga”, chỉ vài phút là qua cầu. Sướng thật, chả bù trước kia, bò qua cầu Long Biên có khi mất cả tiếng đồng hồ.
Minh Sơn cùng các bạn sang thăm thày nhiều nên xác định được ngay dốc xuống nhà thày. Trước kia  tôi thường lấy ngôi đền gần nhà thày để làm mốc, nay ngôi đền đang được xây dựng lại. Hai năm mới đến, thấy quang cảnh thay đổi nhiều. Cổng nhà thày lùi vào phía trong,  bên hông nhà; có lẽ  là cổng thứ ba vào nhà thày mà tôi biết, đầu tiên là công phía trước qua nhà mẫu giáo, sau đó là cổng đi phía sau nhà. Bấm chuông hai lần, chó trong nhà thi nhau sủa, không thấy ai. “Chắc Cô đi chợ, nhưng thày đâu nhỉ?” Minh Sơn lầm bầm. Chúng tôi gọi toáng lên:”Thày Đạo ơi, Thày Đạo ơi…” Thày ra, bước đi còn nhanh nhẹn và ồ lên khi nhìn thấy chúng tôi. Chúng tôi biết, thày chỉ nhận ra đó là  người quen, còn chính xác là ai thì thày không nhớ. Thày trò còn đang bắt tay nhau thì có bà già đi qua chào thày là chú và hỏi quan hệ của chúng. Biết là học trò cũ của thày, bà nói “quí hoá quá” và nói với thày “chú phải vui vẻ, sống lâu với con cháu với học trò” . Chắc bà cụ tưởng, thày vẫn còn nhớ và buồn về chuyện đất đai.

TẠI SAO HỒ CHÍ MINH? (QcV)


Tôi chơi với nhà thơ Phạm Tiến Duật, lúc anh ấy còn hàn vi. sau thì thôi, dù rằng anh ấy thi thoảng rủ mình đi uống rượu. Anh ấy là một người uyên thâm - nhưng đừng làm Chính trị.
Nhân sự kiện Nhà nước cho đăng tiểu thuyết "Búp Sen Xanh" xôn xao một thời, anh Duật cho biết, Hội đồng kiểm duyệt (trong đó có anh Duật) đánh giá, đại ý: Tiểu thuyết là chuyện Bịa y như thật; Búp Sen Xanh ghi rõ là Tiểu thuyết, nhà Văn bịa thế là giỏi. Hơn nữa, tâm linh người Việt thì cụ Hồ có vợ mới hoàn hảo, nhà Văn bịa nhưng đúng tâm nguyện của Dân.
Thực ra, Dân ấy cũng cần phải xem là ai? Từ đó, lây lan nhiều chuyện.
Nhiều người thắc mắc tại sao Bác Hồ lấy tên là Hồ Chí Minh. Đài Loan xuất bản một tiểu thuyết nói rằng ông Hồ Chí Minh là người Đài Loan (???).
Người Pháp không thể nhận ông Hồ Chí Minh là người Pháp được, đành nhận ông Hồ có vợ Pháp (???), rồi tiểu thuyết Trung Quốc cũng bắt chước. Nhà Văn Hoàng Tranh dựng ra một câu chuyện, dẫn chứng một bức thư tình bằng chữ Hán kí tên Lý Thuỵ gửi vợ Tăng Tuyết Minh để chứng minh. Xem bức thư thì buồn cười, bài thơ đó là của người Trung Quốc xịn, tài hoa, phóng đãng viết với nét chữ bay bướm, điệu nghệ, không hề giống gì với nét chữ chất phác, ông đồ Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã viết trong Ngục Trung Nhật kí (xem Wikipedia).
Hoá ra ông Hồ được nhiều dân tộc yêu thích, đam mê.

10 điều thú vị về…tiền (ST: KC)


 Tiền là thứ được mọi người sử dụng hàng ngày, nhưng không phải ai cũng biết hết những câu chuyện thú vị xung quanh những tờ bạc. Tạp chí Time đã điểm lại 10 câu chuyện được xem là ít biết về tiền. 

1. Đồng bạc có kích thước lớn nhất

Với kích thước lớn hơn cả 1 tờ giấy A4, đồng bạc có kích thước lớn nhất thế giới có mệnh giá 100.000 Peso do Chính phủ Philippines phát hành năm 1998. Được thiết kế nhằm kỷ niệm 1 thế kỷ ngày Philippines giành độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha, đồng bạc phiên bản giới hạn này chỉ được bán cho các nhà sưu tập. Giá bán cho các nhà sưu tập là 180.000 Peso, tương đương 3.700 USD/tờ.