Mời xem video clip này! (Source: Bank5troi)
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- NHỚ DUY ĐẢO
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Trí thức (Ngô Hạnh)
Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012
Những vần thơ gửi bạn (Đức Dũng, Berlin)
Vẽ Lê Bình khi ngoài kia bạn bè đang viếng nó. |
Mới có 1 tháng mà đã 2 thằng bạn ra đi: Trần Minh Sơn và Lê Bình.
... Ta tự hỏi kiếp người có số
Có hay không ngày giỗ bạn lại về?
Vẫn biết trước mà không thể nào khác được
Trời gọi Chúng mày rồi - Sơn ơi, Bình ơi!
Sáu mươi năm ngắn quá một cuộc đời
Cởi áo lính là một thời vất vả
Sau chiến tranh bạn bè ta mỗi thằng một ngả
Có những thằng nằm lại chiến trường xa
May mắn hơn chúng mày vẵn được trở về nhà
Dù thân thể thằng Sơn còn găm vài mảnh đạn.
(Còn tiếp)
Tin nhanh đám tang Lê Bình
- 10g30 - Ngô Thế Vinh điện vào: Đang ở nhà tang lễ. Phan Nam đã đến nơi, đang cùng BLLk5, vợ chồng Vĩnh Phúc vào làm những thủ tục cuối cho Bình.
- 11g - Tú "kẽm" k2 cùng đông anh em Trỗi đang "ngồi đúng chỗ Lê Bình hay ngồi mọi khi" (trước mỗi lần vào nhà tang lễ), hẹn nhau cùng vào. Tạ Sơn bay từ TpHCM ra sớm nay cũng đã có mặt.
- Liên tục Cát Thịnh k4, Lợi "móm" k8... gọi vào. Tấn Mỹ lấy làm tiếc vì không kịp ra. Riêng Chí Hòa k8 hỏi kĩ càng về tình hình anh Bình và hẹn đứng ngoài vái vọng vào (do đi công cán xa, không kịp về nhà thay đồ sạch).
Thế mới biết anh em rất quý Lê Bình.
----
- Thầy Cao Thưởng có tin nhắn: "Xin chia buồn với các bạn k5 về sự ra đi đột ngột của Lê Bình! Mình đang định đi viếng thì tự nhiên hoa mắt, chóng mắt, huyết áp tăng cao. Xin lỗi!". Phải nhắn tin ngay cho thầy: "Thầy phải bảo trọng. Có chúng em đi thay".
- 14g - Cháu Nguyễn Thu Thủy, học viên k42 HVKTQS, thay mặt bác Quốc tiễn đưa bác Lê Bình đi. Gia đình thắc mắc: sáng cô Phúc đến viếng rồi mà.
- 15g - Phan Nam báo về: Bạn bè đông lắm (Lính Quảng Trị, Học viện KTQS...), nhất là anh em Trỗi phải đến cả trăm người. Bây giờ đang trên đường xuống Văn Điển.
- 15g30 - Tạ Sơn báo về: Bọn tao đưa nó tới Đài Hóa thân hoàn vũ, chuẩn bị làm lễ và đưa vào thiêu.
- 11g - Tú "kẽm" k2 cùng đông anh em Trỗi đang "ngồi đúng chỗ Lê Bình hay ngồi mọi khi" (trước mỗi lần vào nhà tang lễ), hẹn nhau cùng vào. Tạ Sơn bay từ TpHCM ra sớm nay cũng đã có mặt.
- Liên tục Cát Thịnh k4, Lợi "móm" k8... gọi vào. Tấn Mỹ lấy làm tiếc vì không kịp ra. Riêng Chí Hòa k8 hỏi kĩ càng về tình hình anh Bình và hẹn đứng ngoài vái vọng vào (do đi công cán xa, không kịp về nhà thay đồ sạch).
Thế mới biết anh em rất quý Lê Bình.
----
- Thầy Cao Thưởng có tin nhắn: "Xin chia buồn với các bạn k5 về sự ra đi đột ngột của Lê Bình! Mình đang định đi viếng thì tự nhiên hoa mắt, chóng mắt, huyết áp tăng cao. Xin lỗi!". Phải nhắn tin ngay cho thầy: "Thầy phải bảo trọng. Có chúng em đi thay".
- 14g - Cháu Nguyễn Thu Thủy, học viên k42 HVKTQS, thay mặt bác Quốc tiễn đưa bác Lê Bình đi. Gia đình thắc mắc: sáng cô Phúc đến viếng rồi mà.
- 15g - Phan Nam báo về: Bạn bè đông lắm (Lính Quảng Trị, Học viện KTQS...), nhất là anh em Trỗi phải đến cả trăm người. Bây giờ đang trên đường xuống Văn Điển.
- 15g30 - Tạ Sơn báo về: Bọn tao đưa nó tới Đài Hóa thân hoàn vũ, chuẩn bị làm lễ và đưa vào thiêu.
Trương Vĩnh Phúc nhắc lại chuyện với Lê Bình
7g45 sáng lên mạng lần 2 thì Phúc "ngố" từ Trung Giã gọi vào: "Vợ chồng tớ chuẩn bị đi HN viếng Bình đây. Cách đây mấy tuần nó còn lên thăm tớ...". Nhắc tới nhiều kỉ niệm với Bình, Phúc kể lại cả chuyện Lê Bình và Tấn Lợi, Phước Ngọc, Trung Nam bán chiếc đồng hồ của Phan Nam.
... Đó là lần 4 tên bỏ học, trốn trường đi B, đầu 1970. Ở cửa ga Hàng Cỏ bán mấy cái mũ cối của các em k8 (Nghị "phệ", Chí Hòa, Ái "khỉ", Đạt "bột"...) "thửa" cho trước ra bến xe Trung Hà, lấy tiền giằn túi. Mua 4 vé tầu có dùng thẻ thương binh của Bình "què" k2, vào tới Vinh. Từ đây khi thì cuốc bộ, khi thì nhảy xe bộ đội vào đến miền tây Quảng Bình, chuẩn bị vượt tuyến. Tiền cạn, quần áo cũng phải cởi hết ra bán lấy tiền ăn, rồi phải uống nước cầm hơi.
Trên cổ tay Tấn Lợi còn mỗi cái đồng hồ Poljot. Đây là "hàng" có giá nhất, nhưng lại là kỉ niệm của Phan Nam gửi lại cho cả bọn, trước khi rời Hưng Hóa về QK4 "học nhanh". (Ông già Nam chả bảo: Mày lớn tuổi rồi, cứ lẹt đẹt mãi không xong!). Hai tên bàn nhau, rồi cả bọn nhất trí: Thằng Nam sau này có gặp cũng phải đồng ý thôi, vì có nó mình mới không chết đói, mới vào được miền Nam chiến đấu. Chiếc đồng hồ được gán cho 1 bà chị, đổi lại cả bọn có 1 ruột tượng gạo. Sau này Bình kể: "Chúng ta nấu liền 3 bò. Chỉ cơm trắng với muối trắng nhưng đó là bữa cơm ngon nhất, chưa từng có trên đời".
Chuyến vựơt vĩ tuyến 17 bất thành, cả bọn bị giữ ở binh trạm cuối cùng và bị điều ra Bắc. Khi đến Thanh Hóa, thừa cơ lơi lỏng của cán bộ áp tải, Lê Bình lại trốn. Nhưng cuối cùng cả bọn vẫn phải trở ra.
Khi gặp Phan Nam mới biết, các sĩ quan cao cấp của đoàn cán bộ QK4 chuẩn bị đi học ở Liên Xô đều được Bác Hồ tặng 1 chiếc Poljot, đầu 1969. Đến 2/9 năm đó Bác mất. Vậy đây là kỉ vật có 1 không 2. Sau này không thấy Nam đeo trên tay, ông già đã hỏi. Phải nói thật là con đã tặng lại cho mấy thằng bạn thân ở trường Trỗi.
Đúng là tiếc thật nhưng cũng chẳng biết bà chị ấy là ai, ở đâu, còn sống hay chết để mà chuộc.
... Đó là lần 4 tên bỏ học, trốn trường đi B, đầu 1970. Ở cửa ga Hàng Cỏ bán mấy cái mũ cối của các em k8 (Nghị "phệ", Chí Hòa, Ái "khỉ", Đạt "bột"...) "thửa" cho trước ra bến xe Trung Hà, lấy tiền giằn túi. Mua 4 vé tầu có dùng thẻ thương binh của Bình "què" k2, vào tới Vinh. Từ đây khi thì cuốc bộ, khi thì nhảy xe bộ đội vào đến miền tây Quảng Bình, chuẩn bị vượt tuyến. Tiền cạn, quần áo cũng phải cởi hết ra bán lấy tiền ăn, rồi phải uống nước cầm hơi.
Trên cổ tay Tấn Lợi còn mỗi cái đồng hồ Poljot. Đây là "hàng" có giá nhất, nhưng lại là kỉ niệm của Phan Nam gửi lại cho cả bọn, trước khi rời Hưng Hóa về QK4 "học nhanh". (Ông già Nam chả bảo: Mày lớn tuổi rồi, cứ lẹt đẹt mãi không xong!). Hai tên bàn nhau, rồi cả bọn nhất trí: Thằng Nam sau này có gặp cũng phải đồng ý thôi, vì có nó mình mới không chết đói, mới vào được miền Nam chiến đấu. Chiếc đồng hồ được gán cho 1 bà chị, đổi lại cả bọn có 1 ruột tượng gạo. Sau này Bình kể: "Chúng ta nấu liền 3 bò. Chỉ cơm trắng với muối trắng nhưng đó là bữa cơm ngon nhất, chưa từng có trên đời".
Chuyến vựơt vĩ tuyến 17 bất thành, cả bọn bị giữ ở binh trạm cuối cùng và bị điều ra Bắc. Khi đến Thanh Hóa, thừa cơ lơi lỏng của cán bộ áp tải, Lê Bình lại trốn. Nhưng cuối cùng cả bọn vẫn phải trở ra.
Khi gặp Phan Nam mới biết, các sĩ quan cao cấp của đoàn cán bộ QK4 chuẩn bị đi học ở Liên Xô đều được Bác Hồ tặng 1 chiếc Poljot, đầu 1969. Đến 2/9 năm đó Bác mất. Vậy đây là kỉ vật có 1 không 2. Sau này không thấy Nam đeo trên tay, ông già đã hỏi. Phải nói thật là con đã tặng lại cho mấy thằng bạn thân ở trường Trỗi.
Đúng là tiếc thật nhưng cũng chẳng biết bà chị ấy là ai, ở đâu, còn sống hay chết để mà chuộc.
Lê Bình, sứ giả ngoại giao nhân dân (Cao Cẩm Quỳ)
Giờ đã hơn 4g sáng. Blog của Cao 4 tiếng trước.
Sau "chuyến đi mở đường" tháng 10/2003 của Đoàn Mạnh Thanh, Phan Nam, Hữu Thành, Kiến Quốc, Nam Hòa và NSUT Quang Huy là chuyến đi của Lê Bình, Dương Minh. Rồi tháng 10/2007 nhân kỉ niệm 70 năm Y Trung, Bình là nguòi tham gia tích cực tổ chức cho đoàn 100 thầy trò ta sang lại Quế Lâm. Sau đó Bình lại cùng Hoàng Việt Dũng sang thăm Lưu Đào, Trần Hồng Kiếm, Mã Quân nhân 1/5/2010.
Chuyến nào chị Niệm, anh Cao và các bạn TQ sang ta, Lê Bình cũng là người dẫn đường nhiệt tình nhất, thậm chí quên cả vợ con. Bình từng dẫn Cao tới quán thịt chó ở Hoàng Quốc Việt gần trường mình chiêu đãi món gòu ròu đặc sản.
Nhìn bạn ngồi cùng Mã Quân, Trần Hồng Kiếm, Lưu Đào bên gốc thông hữu nghị của thầy trò trường ta trồng năm 2007 mà nao lòng! Bạn đúng là 1 "sứ giả ngoại giao nhân dân". Cao đã ghi lại nhiều hình ảnh quý.
Sau "chuyến đi mở đường" tháng 10/2003 của Đoàn Mạnh Thanh, Phan Nam, Hữu Thành, Kiến Quốc, Nam Hòa và NSUT Quang Huy là chuyến đi của Lê Bình, Dương Minh. Rồi tháng 10/2007 nhân kỉ niệm 70 năm Y Trung, Bình là nguòi tham gia tích cực tổ chức cho đoàn 100 thầy trò ta sang lại Quế Lâm. Sau đó Bình lại cùng Hoàng Việt Dũng sang thăm Lưu Đào, Trần Hồng Kiếm, Mã Quân nhân 1/5/2010.
Chuyến nào chị Niệm, anh Cao và các bạn TQ sang ta, Lê Bình cũng là người dẫn đường nhiệt tình nhất, thậm chí quên cả vợ con. Bình từng dẫn Cao tới quán thịt chó ở Hoàng Quốc Việt gần trường mình chiêu đãi món gòu ròu đặc sản.
Nhìn bạn ngồi cùng Mã Quân, Trần Hồng Kiếm, Lưu Đào bên gốc thông hữu nghị của thầy trò trường ta trồng năm 2007 mà nao lòng! Bạn đúng là 1 "sứ giả ngoại giao nhân dân". Cao đã ghi lại nhiều hình ảnh quý.
Hậu đám cưới
Đêm thứ bảy vui, uống nhiều, hơi say nên quên lời mời của chú em Phan Việt "sáng mai có cháo lòng tại gia". Xách giày, bóng vào sân QK7 mới nghe Hải Anh gọi: "Bác ơn, đến đi, nhà anh Việt "bộ đội"!". Hứa sẽ đến nhưng muộn 1 chút, phải đi đá bóng, xả rượu đã. Chạy hết 90'. Quá là sướng vì ra nhiều mồ hơi và hết cả mùi alcohol trong người.
Chỉ có tình thương để lại đời (ST: Đạt)
Cùng nhà trường, gia đình lo điếu văn cho bạn
Lê Hồng Nam, em Bình, gửi email vào đêm qua:
Điếu văn cho anh Bình do anh em ta soạn thảo đã hoàn chỉnh, em đã yên lòng và được an ủi phần nào trong nỗ lực tổ chức tang lễ cho anh mình.
Cái ảnh 3 anh em khi nhỏ được ba Nhiễu làm tại Liên Xô (1960) đã theo em vượt qua những ngày tháng thiếu thốn vất vả nhất.... Nhìn lại thật đau lòng, anh ạ!
Còn Vượng Ba Son trưa qua ở HN, ngồi với cánh Bắc Bốp và mấy anh k5 uống bia tại 5 Hòa Mã. Ai cũng nhớ Lê Bình. Bắc đã nói qua điện thoại:
- Anh nhớ phải viết vào điếu văn: Lê Bình, người chiến sĩ bất tử và anh đi trước để dọn bãi cho anh em chúng ta!
Điếu văn cho anh Bình do anh em ta soạn thảo đã hoàn chỉnh, em đã yên lòng và được an ủi phần nào trong nỗ lực tổ chức tang lễ cho anh mình.
Cái ảnh 3 anh em khi nhỏ được ba Nhiễu làm tại Liên Xô (1960) đã theo em vượt qua những ngày tháng thiếu thốn vất vả nhất.... Nhìn lại thật đau lòng, anh ạ!
Còn Vượng Ba Son trưa qua ở HN, ngồi với cánh Bắc Bốp và mấy anh k5 uống bia tại 5 Hòa Mã. Ai cũng nhớ Lê Bình. Bắc đã nói qua điện thoại:
- Anh nhớ phải viết vào điếu văn: Lê Bình, người chiến sĩ bất tử và anh đi trước để dọn bãi cho anh em chúng ta!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)