Bạn đã khơi lên một đoạn trường
Cả dân tộc gặm nhấm đau thương
Tất cả lên đường ra chiến trận
Trong ngàn vạn ấy... cũng có Cường!
Ai nói "hạnh phúc... ở chiến trường"
Giục lòng thù hận lẫn đau thương
Trút lên nòng súng nhằm... ai đó
Khẩu hiệu tuôn ra... quá dị thường !!!
Việt Dũng cùng thời với Mạnh cường
Cũng xếp bút nghiên tới chiến trường
"Hồ hởi... hờn căm và... hãnh diện"...?
Cuối đời ngẫm lại... thấy đau thương!
Giờ đây nghĩ lại... thật bi thương
Máu đổ, xương rơi ở chiến trường
Huynh đệ tương tàn chung dòng máu
Dựng nên một nhóm... ở "Thiên đường"
..........................................................?
..........................................................!
... Tiếng còi tàu... gợi nỗi thương đau
Trắng thư rải dọc những đường tàu
Ôi... những chiến binh ngày xưa ấy
Một thời Oanh liệt nay còn đâu ?...!...
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Đọc bài của Thủy về Hưng Yên, nhớ chuyện xửa chuyện xưa (KQ)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Gặp lại nhau
- Hưng Yên quê tôi (Thủy k42)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014
Hưởng ứng bài viết về Lính của VD (Cường 98)
Chú HUÂN – Người được Bác Hồ nhắc đến trong thư gửi bác sĩ Trần Hữu Tước vào tháng 9 năm 1947 là ai? (Việt Dũng)
Trong chuyến đi thăm nước Cộng
hòa Pháp cuối năm 1946 với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã gặp gỡ các trí thức Việt kiều và động viên họ trở về Tổ quốc
chung tay với đồng bào cả nước trong sự nghiệp “Kháng chiến, kiến quốc”. Tháng
9 năm 1946, trên chuyến tàu biển về Việt Nam với Bác Hồ, có những nhà trí thức
tài giỏi như Trần Hữu Tước, Phạm Quang Lễ (tức Trần Đại Nghĩa), Võ Quí Huân, họ
đã từ bỏ con đường công danh mở rộng tại Pháp để về Tổ quốc tham gia kháng
chiến.
1- Ngày 15/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 34 SL thành lập
Phòng Quân giới trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Bác Hồ bế cháu Việt Nga, con của Kỹ sư Võ Quí Huân tại Paris (năm 1946). |
Đến đầu năm 1947, chiến sự lan
rộng, quân đội Pháp với binh khí kỹ thuật tối tân đã dần mở rộng vùng chiếm
đóng cả ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Lúc này TƯ Đảng và Bác Hồ chỉ đạo: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và chế
tạo vũ khí là công việc hết sức cấp bách. Với tầm nhìn chiến lược, ngay từ
sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, một trong những ưu tiên quan trọng của
Đảng và Chính phủ ta là tập trung xây dựng lực lượng vũ trang để đánh bại mọi
âm mưu và hành động gây hấn của kẻ thù, bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân.
Trong các mặt công tác xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, việc thành lập một
cơ quan chuyên môn làm công tác nghiên cứu, chế tạo vũ khí đã được Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là đồng chí Võ Nguyên Giáp đặt ra từ rất
sớm. Ngày 15/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 34 SL thành lập Phòng
Quân giới trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam . Đến tháng 2/1947, Cục Quân
giới được thành lập, do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu trực tiếp phụ
trách, sau này khi từ Pháp trở về nước, kỹ sư Phạm Quang Lễ (tức Trần Đại
Nghĩa) được cấp trên giao cương vị Cục trưởng.
Cười
Phụ nữ yêu bằng tai
Một nhà tâm lý học người Đức Thomas Hailer đã tìm ra công thức ăn kiêng mới dành cho phụ nữ: Đó chính là một lát bánh mỳ kèm với một lời khen. Và cũng chính ông này tìm ra được một món quà tặng không tốn tiền mà rất ý nghĩa với phụ nữ: Đó là gửi cho họ một bức thư tình khuyết danh.*
* *Ngày xưa của Minh Vượng
Nghe đồn hồi còn trẻ, nghệ sỹ hài Minh Vượng vốn là một nghệ sỹ múa ballet điêu luyện, dáng người cực kỳ mi nhon, rất nhiều người ái mộ, nhưng do chị chẳng thể nào chịu nổi cái cảnh không được nói câu nào trong suốt cả đêm trình diễn, nên chị đành phải chuyển nghề sang làm diễn viên hài.*
* *Trở thành nhà vô địch nhờ nợ nần
Anh Piterson – Một vận động viên nhà nghề môn lặn, sau khi đoạt huy chương vàng Olympic về cho nước Mỹ, kể về sự nghiệp của mình với báo giới, anh tiết lộ: “Thực ra tôi đến với môn lặn là do hoàn cảnh, có lần tôi đi nghỉ ở biển bỗng tình cờ phát hiện ra ông chủ nợ của mình cũng bơi gần đấy”
Phóng sự ảnh: Chuyến đi Tây Nguyên (Việt Dũng)
Vừa có chuyến đi chục ngày thăm chiến trường xưa cùng bạn cũ. Xin post vài ảnh ghi được.
Biển Quy Nhơn. |
Tháp Chàm ở Quy Nhơn. |
Chùa TP Pleyku, chùa lớn nhất ở Tây Nguyên. |
Nhà thờ gỗ 100 tuổi ở Pleyku. |
Tòa Giám mục Đại Thiên chúa ở Pleyku. |
Con vẹt xanh (Thu Hương)
Lưu Tư Kinh, là con trai duy nhất của bà mẹ quả phụ nghèo sống ở miền quê thưa người, xa lắc. Anh quyết chí lên thành phố mưu cầu tiến thân để sống tốt và giúp được mẹ già nơi quê nhà. Công việc và những lo toan chẳng bao giờ dứt… Lòng đầy nhớ thương, nhưng chẳng về mà thăm mẹ cho được, dù tháng nào anh cũng dành tiền gửi đều đặn về cho bà… Nhưng có lần trong thư mẹ anh gửi: Con trai ơi… đã quên mẹ rồi sao… Anh đọc thư mà nước mắt lã chã.
Dịch vụ Banking điện tử (KQ)
Mở tài khoản ở Eximbank. Biết ngân hàng có dịch vụ Banking điện tử, liền đăng kí. Cũng đơn giản, làm theo mẫu tờ khai, kí tên; khi về nhà có ngay thư mời gửi qua email. Có mã truy cập, mã đăng nhập lần đầu rồi bạn phải tự chọn cho mình pass riêng. Vậy là xong.
Ngồi ở nhà, bạn có thể theo dõi được mọi hoạt động tài chính trên tài khoản của mình: số dư tài khoản, sổ tiết kiệm, số tiền vay - nợ ngân hàng, các vận hành, tác nghiệp... Đại loại ở ngoài ngân hàng có gì thì đều có thể "đọc" được ngay tại nhà.
Ngồi ở nhà, bạn có thể theo dõi được mọi hoạt động tài chính trên tài khoản của mình: số dư tài khoản, sổ tiết kiệm, số tiền vay - nợ ngân hàng, các vận hành, tác nghiệp... Đại loại ở ngoài ngân hàng có gì thì đều có thể "đọc" được ngay tại nhà.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)