Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Đọc bài của Thủy về Hưng Yên, nhớ chuyện xửa chuyện xưa (KQ)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Gặp lại nhau
- Hưng Yên quê tôi (Thủy k42)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011
Thầy Hồng Tuyến lâm bệnh
Sáng nay, vợ thầy từ Vũng Tàu gọi lên báo tin, thầy bị tràn dịch màng phổi, huyết áp tăng vọt (200), tái phát đau chân vì căn bệnh tiểu đuờng.
Cô đã nhờ các BS Văn Công Phước và Trần Hoà Bình tư vấn. Anh em khuyên nên đưa thầy lên Viện 175. Thứ 2 thầy sẽ làm thủ tục chuyển lên TP.
Cầu mong cho thầy qua khỏi.
BLL truờng
Cô đã nhờ các BS Văn Công Phước và Trần Hoà Bình tư vấn. Anh em khuyên nên đưa thầy lên Viện 175. Thứ 2 thầy sẽ làm thủ tục chuyển lên TP.
Cầu mong cho thầy qua khỏi.
BLL truờng
Nhân 7/5: Đám cưới trong hầm Đờ Cát
Bên Uttroi có đưa ảnh Cao Quý Vũ k8, con cô Toản và chú Khánh. Nay xin post bài về đám cưới cô chú ngay sau Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Mời đọc tại Bee!
Mời đọc tại Bee!
Kỷ niệm về hai bài hát Nga (Kháng Chiến)
Tác giả (ngồi, thứ 3 từ phải) cùng thầy Aristov và học viên VN, Odessa hè 1972. |
Hồi con đi học, học sinh Hà Nội chúng tôi thuộc rất nhiều bái hát Nga được dịch ra tiếng Việt như “Hắc Hải của tôi”, “Đôi bờ”, “Xiberi nở hoa”, “Giờ này anh về đâu?”, “Cây thùy dương”, “Chiều hải cảng”, “Chiều Matxcơva”, “Cachiusa”, “Vĩnh biệt chim câu”… Những bài hát này theo chúng tôi suốt những năm tháng chống Mỹ.
HAI ÔNG KHÁCH (Duy Đảo)
|
Chào các bác! Gửi các bác xem, ngày ấy sao tham ăn thế không biết? Tôi hơn hắn 4 tuổi nhưng học hành anh em chỉ hơn nhau 2 khoá, Hắn khoá 10 tôi khoá 8 ĐHKTQS. Hắn thông minh học giỏi, thích thể thao và có máu lãng tử chỉ mỗi tội mải chơi. Hai anh em quí cái nết của nhau nên dần già đâm ra thân. Một mùa đông rất lạnh, tôi không nhớ là năm nào, thằng em rủ tôi lên Tam Dương thăm ông bác họ. Bố hắn kể: Bác Phú với bố hắn là anh em họ gần, chơi thân với nhau từ bé. Sống ở quê khổ quá nhân có đơn vị bộ đội hành quân lên Tây bắc qua làng thế là hai anh em rủ nhau theo đi. Sau Điện biên bố hắn về được xuôi còn ông bác họ “ lỡ tàu” tạt ngang vì trót hẹn với cô dân công hoả tuyến người Tam Dương, Vĩnh Phúc. Thành ra bác hắn phải nằm lại quê vợ. Mỗi khi về nhà bố hắn thường dặn: “ Con học trên Vĩnh Yên gần chỗ bác, rảnh rỗi lên chơi thăm bác để bác cháu biết mặt nhau.” |
Tuyển tập HV (10)
4. “Qua cửa khẩu Bằng Tường” : Phóng tác của Giang mù (kể bằng giọng Hoa)
“Ngổ là người Tàu à. Trong Lại (đại) cách mạngVH, pố (bố) mẹ ngổ pị pắt (bị bắt), ngổ phải tìm lường (đường) sang Việt Nam à.
Cách mạng Tân Hợi với Việt Nam (Phần II)
Năm 1904, Phan Bội Châu thành lập Duy Tân Hội tại Quảng Nam , Việt Nam . Khi còn trẻ, Phan Bội Châu đọc một số sách của Lương Khải Siêu như “Ký chính biến Mậu Tuất”, “Hồn Trung Quốc” nên chịu ảnh hưởng sâu đậm của Tư tưởng Duy Tân Mậu Tuất và Tư tưởng Lương Khải Siêu.
Vui cuối tuần: Hóm (Tiến "gù")
“KHÔN ĐÂU ĐẾN TRẺ…”
Ông già có thằng cháu 9 tháng tuổi , mọi ngày thằng cháu đều đi nhà trẻ, hôm ấy nó “ấm đầu” con dâu ông nghỉ làm ở nhà trông con. Khoảng 9 giờ sáng, cô con dâu bảo ông:
- Ông trông cháu giúp con một tí, con chạy ù ra chợ rồi về ngay!
- Được rồi, thế cho nó bú chưa?
- Nửa tiếng nữa mới đến giờ cháu bú ông ạ, nếu nó khóc ông cho nó sang nhà cô Loan xin bú nhờ cũng được.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)