Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Thời khắc 11g30 trưa ngày 30/4/1975 bạn ở đâu? (KQ)

Sớm ngày 24/4/1975, đoàn cán bộ Đại học KTQS tiếp quản kĩ thuật hệ thống thông tin ICS của Mỹ ngụy, do thầy Lê Khôi làm trưởng đoàn và thầy Ngô Hai làm phó, xuất phát từ Trạm giao liên số 1, Thường Tín. 

Lính Quân sự ở Đài Tropo Sơn Trà: Kiến Quốc, Đỗ Khôi, Hoàng Sơn, Phạm Văn Kỉnh, Lê Chí Hòa.

Katyn – Giải mã bí ẩn lịch sử Ba Lan – Liên Xô (Nguyễn Thị Mai Hoa; ST: Đạt)

Trong những năm tháng tồn tại, Liên Xô đã có không ít bí mật, trong đó, có những bí mật có khả năng ảnh hưởng đến uy tín và an ninh quốc gia; vì thế, được che chắn, bảo vệ một cách hết sức cẩn trọng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Chỉ sau khi Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-viết sụp đổ, với độ lùi thời gian và dưới tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan, những bí mật đó mới dần được hé lộ. Một trong những bí mật như vậy có tên gọi “Sự kiện bi thảm Katyn”.

Về 1 bạn Trỗi (Uttroi)

Mời xem phóng sự đương thời về người từng thủ vai em Phước trong phim "Em Phước" cách đây gần 50 năm.
Vào đây!

Ta về, rồi “Đến hẹn lại lên” (Quang Việt)



Mới sắp xa thôi, đã nhớ rồi.
Dù chẳng muốn xa, Đà Lạt ơi,
Vẫn phải chia tay, về ngoài ấy.
Sẽ nhớ về Đà Lạt khôn nguôi.

Nhớ Xuân Hương - viên ngọc lung linh,
Lăn tăn gợn sóng dưới trời xanh.
Nhớ sớm tinh mơ, sương trắng phủ,
Rồi mặt trời lên, rạng bình minh…

Nhớ làn nước bạc thác Pren,
Xuống tới nơi rồi, chẳng muốn lên,
Cứ muốn hòa trong làn nước ấy.
Khen ai khéo thế, dệt đăng ten.

Thung lũng Tình yêu đẹp ngất ngây,
Gió thổi, trông reo, lòng đắm say.
Hương thơm man mác ngàn hoa cỏ,
Cứ muốn lang thang mãi chốn này.

Khắp nơi, rực rỡ muôn sắc hoa,
Tỏa hương thơm ngát khắp gần xa.
Rập rờn, đôi bướm đùa trong nắng,
Ríu rít, trong ngần tiếng chim ca.

Còn bao nhiêu thứ làm ta nhớ,
Những nụ cười, ánh mắt cao nguyên,
Trái tim nhân hậu, lòng mến khách…
Gặp một lần, nhớ mãi, không quên.

Chưa xa đã nhớ ơi là nhớ,
Bao giờ ta lại gặp nhau đây?
Lại thấy rừng thông xanh Đà Lạt?
Lại ngắm Xuân Hương đẹp đắm say?

Chia tay nhau, Đà Lạt sụt sùi,
Bâng khuâng,  lưu luyến, hạt mưa rơi,
Mưa như muốn níu chân du khách.
Vẫn phải xa thôi, Đà Lạt ơi.

Ta về, rồi “đến hẹn lại lên”
Với chốn ngàn hoa, chốn thần tiên.
Dù xa muôn dặm, lòng không cách,
Sẽ lại gặp nhau, nếu “hữu duyên”.

28/4/2014




Ưu tư ngày 30-4 (CCB Nguyễn Minh Hòa)


         Cuộc chiến đã lùi rất xa, 39 năm là thời gian đủ lâu để người ta quên đi nhiều thứ, những người trẻ nghe chuyện chiến tranh như cổ tích, 39 năm sau trên mặt đất không còn hố bom, không còn dấu tích những trận chiến đẫm máu, thù hận đã có phần phôi phai, nhưng sao có những điều cứ day dứt mãi khôn nguôi ở trong trái tim những người bước ra từ cuộc chiến.
Bia tưởng niệm các liệt sĩ cầu Rạch Chiếc do dân lập
1.    Mỗi ngày hàng triệu người đi qua cầu Rạch Chiếc (nay đã là cây cầu đôi mới toanh), hầu như không còn ai biết nơi đây đã từng diễn ra một trận đánh sinh tử của một tiểu đoàn đặc kông thuộc lữ đoàn biệt động 316 với lực lượng tinh nhuệ của Việt Nam Cộng Hòa vào đêm 28 rạng ngày 29, qua ngày 30, một bên muốn phá cầu còn một bên phải giữ bằng được cho xe tăng quân chủ lực đi qua, sau 2 ngày đêm kịch chiến, cây cầu giữ được, nhưng hàng chục chiến sĩ ta đã hy sinh, thân xác các anh bị cá rỉa, bị mục rữa ra thành bùn đất ở đâu đó dưới lòng sông hay là đã trôi ra biển không một ai biết nữa. Nhưng điều đáng trách là cho đến nay không ai trả lời chính xác bao nhiêu chiến sĩ hy sinh ở cây cầu đó? 52, 57 hay nhiều hơn?. Không cơ quan, tổ chức nào của Quân đội hay cơ quan công quyền đưa ra được danh sách đầy đủ hay gần đủ họ tên, quê quán những người hy sinh (gần 100% là người Bắc), ngoài một ước đoán cho có lệ được đưa ra trong các báo cáo nhân ngày lễ lạt. Điều tệ hại là trong khi cả một chính thể có đầy đủ các bộ, ban ngành, hội đoàn đồ sộ, hoành tráng mà không làm nổi việc đơn giản này, hoặc giả là không ai muốn làm và cho đến nay cũng không có được một tấm bia kỷ niệm cho xứng tầm (tấm bia nhỏ bé hiện nay là của một vài cựu binh và dân tự dựng lên).

CÁI UY CỦA NGƯỜI CHỈ HUY (KHÁNH TƯỜNG)


Tướng Nguyễn Hữu An.
Làm chỉ huy, đặc biệt là chỉ huy trận mạc, phải có uy-điều này ai cũng biết. Cái khó là ở chỗ “uy” mà không gia trưởng, không quân phiệt. Tức “Quan mà không cách. Để tránh lý thuyết chay, tôi xin kể một câu chuyện cụ thể về Nhà quân sự tài ba Nguyễn Hữu An khi ông được Bộ cử sang Bắc Lào, làm Phó cho ông Vũ Lập.


***
Cuối mùa mưa năm 1971, Tổng hành dinh quyết định mở chiến dịch lớn ở chiến trường Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng. Sau Đường 9-Nam Lào thì đây là một chiến dịch lớn, triển khai trên diện rộng của liên quân Lào-Viết, quy mô cỡ Quân đoàn tăng cường, tác chiến hợp đồng binh chủng. Khu chiến sự chủ yếu diễn ra tại trung tâm Cánh đồng Chum, rất thuận lợi cho tank-pháo phát huy uy lực. Để bảo đảm thắng lớn, Bộ tăng cường cho Mặt trận 959 hai cán bộ tầm cỡ là Tông Tham mưu phó, Thiếu tướng Lê Trọng Tấn và Đại tá Nguyễn Hữu An. Bạn Lào cử hẳn Tổng Tham mưu trưởng Xì-xà-vạt Kẹo Bun-phăn về trực tiếp phối hợp.
Ở đây xin nói về ông Nguyễn Hữu An, và chỉ nói một khía cạnh nhỏ thôi: Cái uy của ông.

NHỮNG KỶ NIỆM KHÔNG QUÊN VỀ TƯ LỆNH VŨ LẬP


Đại tá: NGUYỄN VIỆT CƯỜNG
Nguyên Trưởng Phòng Cán bộ Quân khu Tây Bắc
Nguyên Trưởng phòng Dân quân Tự vệ - Quân khu Tây Bắc.
%%%
Gặp anh Vũ Lập ngày đầu vào Việt Minh :
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (3/1945) thì tôi và chú em Việt Dũng đã được Thống sứ Bắc Kỳ  ký đặc cách tốt nghiệp trường trung cấp y ở Hải Dương. Cũng khoảng thời gian đó, chúng tôi được biết  tin Việt Minh đã vào đến tận bản Khu Trù, xã Đông Viên, Chợ Đồn, Bắc Kạn quê tôi. Tuy chưa biết Việt Minh là thế nào, nhưng nghe nói Việt Minh là những người đánh Pháp đuổi Nhật mà cụ Nguyễn Ái Quốc cũng là người của Việt Minh thì chúng tôi liền rủ nhau về quyết đi theo Việt Minh !
Tư lệnh Vũ Lập.
Trước lúc “thoát ly” khỏi gia đình theo Việt Minh, hai anh em tôi bàn nhau phải có thứ gì làm “quà” cho họ tin và chắc sẽ được nhận vào (Hồi đó chúng tôi nghĩ như một món quà đầu tay vậy ! ).