Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

TƯ LIỆU: Ngày Khrushchev chôn Stalin (Nina L. Khrushcheva)


Bài đăng trên Los Angeles Times, 19/02/2006. Phạm Nguyên Trường dịch

Bản dịch được thực hiện nhằm kỉ niệm 55 năm (25/02/1956-25/02/2011) ngày Khrushchev công bố báo cáo: Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó.

Khi Nikita Khrushchev (1894-1971) mất vào năm 1971, tôi còn rất nhỏ, nhưng tôi vẫn nhớ rất rõ. Những ngày cuối tuần chúng tôi thường tới khu nhà an dưỡng gọi là Petrovo Dalnee, cách Moskva chừng 30 dặm, để thăm ông. Tôi thường cùng ông chăm sóc mấy luống cà chua hay mấy thùng ong. Mặc dù đối với tôi, ông chỉ là một cụ cố hiền lành, trong gia đình tôi, cả lúc đó cũng như sau này, mọi người đếu nói rằng ông là một người vĩ đại, một trong những lãnh tụ thế giới, chiến sĩ giải phóng, tóm lại một người mà tôi có thể tự hào.

Tếu táo cuối tuần (ST: Đạt)

Giấy tờ tuỳ thân
Trước nghĩa địa có hai con ma đang đi dạo, chợt thấy có một chiếc ô tô đỗ gần đó và trong xe là một cặp tình nhân đang âu yếm nhau. Hai con ma bàn nhau cướp xe đi chơi một chuyến.
Thực ra hai con ma cũng chẳng phải tốn công lắm vì vừa thấy hai con ma là đôi tình nhân bỏ của chạy lấy người luôn.
Chợt một con ma bảo:
- Chờ tao chút- rồi hớt hải chạy vô nghĩa địa, một lúc lâu sau nó mới quay trở ra vác theo hai tấm bia mộ
- Mày vác theo mấy cục bia này làm gì vây?- Con ma kia ngạc nhiên hỏi - Thế mày định đi ô tô mà không mang theo giấy tờ tuỳ thân à?!?

Kỷ niệm HV: Trò “Đi đưa ma” ở Tam Lộng (Đỗ Quang Việt)

          Tháng 4 năm 1974, đang công tác ở Cục Kỹ thuật quân chủng PK-KQ, tôi được triệu tập lên Đại học KTQS (nay là HV) ôn thi NCS. Cùng đợt đó có một số bạn Trỗi khóa 2: Bùi Thanh Châu, Nguyễn Tăng Cường, Trần Sơn Tùng, Trịnh Minh Tuấn,  Nguyễn Việt Hải, Vũ Nhật Minh… Mấy anh em đều mới tốt nghiệp ở Liên xô về trước đó 1 năm.
Gặp lại nhau, lại được ở với nhau như hồi trường Trỗi, thích vô cùng. Đại đội NCS được bố trí ở Tam Lộng – cách Vĩnh Yên chừng 5 km. Những trận bóng đá, bóng chuyền sôi nổi, những tối ngồi nghêu ngao hát hết bài này sang bài khác, hết tiếng Việt, tiếng Nga rồi lại tiếng Tàu. Có cả bài hát tiếng Anh nữa. Hồi đó, tất cả còn đang trẻ trung, vô tư. Lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười.

Hậu trường Trỗi: LÀM BÁO QUÂN TÌNH NGUYỆN Ở LÀO (Phạm Đình Trọng)

                                                     
Mùa hè năm 1970, kết thúc sự tồn tại trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi, trường về lại Lạng Sơn, chiêu sinh cán bộ quân đội học bổ túc văn hóa hoặc học ngoại ngữ. Số lượng ít hơn xưa, khá nhiều giáo viên chuyển khỏi quân đội hoặc chuyển đơn vị. Tôi và thầy Trần Quí Đạm thuộc diện ở lại. Lúc ấy cả hai chúng tôi còn trẻ, lại chưa vợ con nên rất hăng hái ra chiến trường. Chúng tôi gặp thẳng vị Hiệu trưởng kiêm Chính ủy mới về tên là Tâm, đề đạt nguyện vọng. Để tăng sức thuyết phục, tôi xin đổi cho anh Võ Trí Mật, bởi anh Mật có vợ con từ Nghệ Tĩnh mới chuyển lên Lạng Sơn. Thượng tá Tâm đồng ý. Nhưng thực tế cả hai rời trường này lại vào trường kia trong quân đội: Anh Đạm về Học viện Hậu cần còn tôi về trường Xuân Thành thuộc Mặt trận 959, đóng ở Bá Thước, Thanh Hóa, chuyên dạy văn hóa cho bộ đội Lào. Từ đây, tôi đã tìm được cách sang chiến trường Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng.
(Còn nữa)