Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Đọc bài của Thủy về Hưng Yên, nhớ chuyện xửa chuyện xưa (KQ)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Gặp lại nhau
- Hưng Yên quê tôi (Thủy k42)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020
Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020
Một ấn phẩm sắp ra đời!
"Một thời để nhớ - Kỷ yếu Khóa 5" sắp xuất bản nhân dịp 55 năm Ngày truyền thống (15/10/1965 - 15/10/2020) với nhiều hồi ức, kỉ niệm, thể loại: văn, thơ, nhạc, họa của thầy trò Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi (1965 - 1970) cùng nhiều ảnh tư liệu quý.
Sách dày 268 trang, khổ 25x25cm. In ấn đẹp.
Mua mau, mua mau, kẻo hết! Không lại trách chúng tôi không có tinh thần trách nhiệm!
Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020
Hổ phụ sinh Hổ tử
HỔ PHỤ SINH HỔ TỬ
(Bài gửi Báo Tuổi Trẻ nhân dịp 27/7/2017)
(Bài gửi Báo Tuổi Trẻ nhân dịp 27/7/2017)
Ngôi trường vinh dự mang tên Anh
Chiến sĩ biệt động Nguyễn Văn Trỗi anh dũng hy sinh ngày 15-10-1964. Tròn một năm sau, ngày 15-10-1965, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập nhà trường mang tên Anh. Ngày khai giảng đầu tiên được tổ chức ở cửa rừng An Mỹ, Đại Từ, Bắc Thái – An toàn khu thời chống Pháp. Ngay từ khi khoác bộ quần áo quân phục nhập trường, các bạn đã tâm niệm lời Bác Hồ dạy: Lấy tên Anh Trỗi đặt cho trường để các em noi theo gương Anh!
Chỉ tồn tại 5 năm (1965 – 1970), Trường Văn hóa quân đội – Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi (thuộc Tổng cục Chính trị) đã giáo dục 8 khóa với 1200 học sinh (từ lớp 5 đến lớp 10) - là con em gia đình có công, gia đình cán bộ trong và ngoài quân đội đang chiến đấu ngoài mặt trận. Sau đó, gần 900 em nhập ngũ và được đào tạo trở thành sĩ quan, hơn 1000 học sinh có trình độ kĩ sư, bác sĩ, cử nhân; hơn 100 tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư... Sau hơn nửa thế kỉ phấn đấu, rèn luyện, có 3 trung tướng, 15 thiếu tướng cùng hàng trăm sĩ quan, cán bộ cao cấp trong và ngoài quân đội. Đặc biệt, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - học sinh khóa 5, là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM.
Mái trường ấy còn tự hào với 2 thầy giáo (Nguyễn Văn Phố, Nguyễn Đăng Đạo) và 28 học sinh đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Chiến sĩ biệt động Nguyễn Văn Trỗi anh dũng hy sinh ngày 15-10-1964. Tròn một năm sau, ngày 15-10-1965, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập nhà trường mang tên Anh. Ngày khai giảng đầu tiên được tổ chức ở cửa rừng An Mỹ, Đại Từ, Bắc Thái – An toàn khu thời chống Pháp. Ngay từ khi khoác bộ quần áo quân phục nhập trường, các bạn đã tâm niệm lời Bác Hồ dạy: Lấy tên Anh Trỗi đặt cho trường để các em noi theo gương Anh!
Chỉ tồn tại 5 năm (1965 – 1970), Trường Văn hóa quân đội – Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi (thuộc Tổng cục Chính trị) đã giáo dục 8 khóa với 1200 học sinh (từ lớp 5 đến lớp 10) - là con em gia đình có công, gia đình cán bộ trong và ngoài quân đội đang chiến đấu ngoài mặt trận. Sau đó, gần 900 em nhập ngũ và được đào tạo trở thành sĩ quan, hơn 1000 học sinh có trình độ kĩ sư, bác sĩ, cử nhân; hơn 100 tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư... Sau hơn nửa thế kỉ phấn đấu, rèn luyện, có 3 trung tướng, 15 thiếu tướng cùng hàng trăm sĩ quan, cán bộ cao cấp trong và ngoài quân đội. Đặc biệt, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - học sinh khóa 5, là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM.
Mái trường ấy còn tự hào với 2 thầy giáo (Nguyễn Văn Phố, Nguyễn Đăng Đạo) và 28 học sinh đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)