Những năm tám mươi, chúng tôi - khối học viên ngành Hóa đầu tiên của Học viện KTQS được học môn Hóa lý của thày Nguyễn Quỳ. Lúc bấy giờ thày là thượng tá Giám đốc Học viện. Chắc ai cũng có những kỷ niệm của riêng mình, còn tôi xin kể một số kỷ niệm về thày Nguyễn Quỳ mà mình đã được biết.
Những năm đó, hầu như học viên không mấy thuộc tên hay được gặp mặt các đồng chí trong Ban giám đốc nhà trường. Các hoạt động thường xuyên là tiếp xúc các thày dạy hay cán bộ quản lý học viên mà thôi.
Môn Hóa lý là môn học rất thú vị, cân bằng giữa lý thuyết và thực tiễn, là nền tảng cho ngành Công nghệ hóa học. Chắc để thuận lợi cho Giám đốc, Phòng Đào tạo bố trí một hội trường nhỏ bên đồi 41, gần khu Hiệu bộ. Thày Lê Thống Nhất được phân công phần bài tập và thí nghiệm.
Tiết học đầu tiên, ai cũng lo và có những cảm giác lạ vì lần đầu được nghe 1 giáo viên lại là giám đốc lên lớp. Vậy mà thày rất thoải mái vào đề, khác hẳn với bài " nhập đề truyền thống" lúc đó. Thày giới thiệu từng có thời sinh viên ở Đức rồi làm nghiên cứu sinh... Thày cho rằng, các kiến thức được xây dựng và phát triển đều có trong các sách giáo khoa và tài liệu tham khảo; nên nội dung trên lớp chỉ là nêu lại lịch sử hình thành và phát triển của ngành. Thày đưa ra một số nét chấm phá chủ yếu, như thày nói, học viên sẽ là người hoàn thiện bức tranh, còn thày giáo chỉ là người gợi mở. Thày có nêu vẻ đẹp của Hóa học được so sánh ví von: Nếu toán học với những nguyên lý khô cứng như bộ xương, vật lý đầy hiện tượng như da thịt, thì hóa học là cô gái đẹp hài hòa. Từ cảm giác căng cứng ban đầu khi đồng chí Hiệu trưởng lên lớp, chúng tôi đã hoàn toàn thỏa mái sau 45 phút đầu tiên.
Môn Hóa lý là môn học rất thú vị, cân bằng giữa lý thuyết và thực tiễn, là nền tảng cho ngành Công nghệ hóa học. Chắc để thuận lợi cho Giám đốc, Phòng Đào tạo bố trí một hội trường nhỏ bên đồi 41, gần khu Hiệu bộ. Thày Lê Thống Nhất được phân công phần bài tập và thí nghiệm.
Tiết học đầu tiên, ai cũng lo và có những cảm giác lạ vì lần đầu được nghe 1 giáo viên lại là giám đốc lên lớp. Vậy mà thày rất thoải mái vào đề, khác hẳn với bài " nhập đề truyền thống" lúc đó. Thày giới thiệu từng có thời sinh viên ở Đức rồi làm nghiên cứu sinh... Thày cho rằng, các kiến thức được xây dựng và phát triển đều có trong các sách giáo khoa và tài liệu tham khảo; nên nội dung trên lớp chỉ là nêu lại lịch sử hình thành và phát triển của ngành. Thày đưa ra một số nét chấm phá chủ yếu, như thày nói, học viên sẽ là người hoàn thiện bức tranh, còn thày giáo chỉ là người gợi mở. Thày có nêu vẻ đẹp của Hóa học được so sánh ví von: Nếu toán học với những nguyên lý khô cứng như bộ xương, vật lý đầy hiện tượng như da thịt, thì hóa học là cô gái đẹp hài hòa. Từ cảm giác căng cứng ban đầu khi đồng chí Hiệu trưởng lên lớp, chúng tôi đã hoàn toàn thỏa mái sau 45 phút đầu tiên.
Trong các giờ học, chúng tôi hiểu thêm về hệ thống nhà trường đại học ở Đức, mối liên hệ giữa trường đại học và thực tiễn... Nhiều điều tôi không còn nhớ nữa, nhưng có một điều, thày nói rất rất nhiều… nhiều khi không để ý đến những khuôn mặt đang ngơ ngác vì cái dạ dầy của học viên đang sôi sùng sục, nhớ tới bữa trưa.
Những giờ Hóa lý đó, chúng tôi còn có niềm vui ngoại khóa vì được hưởng hương vị của thiên nhiên khi băng qua đồng lúa nối cổng phụ với đồi 41, lại được len lỏi giữa những ruộng đầy rau ngổ xanh biếc – gia vị chính trong những đợt giúp nhà bếp trong những ngày nghỉ (nếu tham gia giúp bếp mổ lợn, anh em “đội chọc tiết” sẽ được tặng cỗ lòng, chén lòng lợn luộc mà không có rau ngổ thì vứt! Nhất là khi Phòng Hậu cần có “công nghệ thịt lợn mới”: làm lòng trước khi cạo lông), đâu đó thấp thoáng bóng thày cô khu gia đình đang miệt mài chăm sóc mảnh vườn xinh xắn của mình.
Chuyện cũng đã sém 30 năm!
4 nhận xét:
Trò Thái năm xưa nay là đại tá, phó chủ nhiệm Khoa Hóa Ký kỹ thuật HVKTQS. Không những thế, Thái còn là 1 tiền đạo của đội CLB Những Người Bạn.
Ầy dà, tay này tuy là... nhưng mà tốt!
những năm tám mươi tôi đã rời trường nhưng mà sao tôi không biết thầy quỳ nhỉ?nếu không nhầm thời đó hiệu trưởng là ông hoang phương chứ.có mấy bài viết tôi thấy ngạc nhiên ông bảo hiệu trưởng kiêm chính uỷ.thời tôi ở trường ông pham hoàng ngưyên tư lệnh công binh về làm hiệu trưởng.
phúc chiến
Comment của Phúc Chiến không có gì đáng ngạc nhiên . Chiến về trường thì Tướng Bảo đã chuyển về TW Đoàn TNCSHCM . Chiến ra trường,ĐHQS thay đến hai ba ông nữa rồi mới có Nguyễn Quỳ về làm Hiệu trưởng . Hiệu trưởng Quỳ là nhà Hóa học nên khi ĐHQS có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư QS chuyên ngành hóa thì HT Quỳ là một trong những thày giáo đứng lớp!
ND nói đúng. HV có quá trình dài, thay đổi nhiều hiệu trưởng là bình thường.
Cụ Quỳ có quan điểm phải giữ cán bộ giảng dạy ở lại nên rất ít người đi được. Cả bản thân tôi tới 1990 khi anh Hoa Thịnh thay cụ Quỳ mới có cơ đi.
Đăng nhận xét