Sống trên đời, không phải ai cũng có được một niềm đam mê, và kể cả khi đã có đam mê thì không phải ai cũng thành danh được với niềm đam mê ấy.
Khóa 2 HV KTQS (1967-1972) có một số học viên là dân Trỗi K2, trong số đó có Nguyễn Quang Tuấn mà về cuối đời nổi tiếng toàn quốc với “thương hiệu” Tuấn Trâu vàng.
Khóa 2 HV KTQS (1967-1972) có một số học viên là dân Trỗi K2, trong số đó có Nguyễn Quang Tuấn mà về cuối đời nổi tiếng toàn quốc với “thương hiệu” Tuấn Trâu vàng.
Hồi ở Quế lâm TQ, Tuấn là người duy nhất của Trỗi khóa 2 vướng phải dịch màng não. Nhưng trong cái rủi lại có cái may: sau khi phải cấp cứu và điều trị ở bệnh viện Quế lâm mất mấy tuần, bộ óc anh lại trở nên thông minh hơn. Anh học tốt hơn trước nhiều. Sau khi tốt nghiệp lớp 10, về nước, Tuấn cùng một số bạn Trỗi K2 được đưa về đào tạo ở Đại học KTQS (nay là HV). Tốt nghiệp KS Rada năm 1972, anh được bổ nhiệm về làm giáo viên khoa Rada trường
SQ PK(nay là HV PK-KQ). Năm 1989, vì lý do sức khỏe, anh phải rời quân ngũ để bắt đầu trang sử oanh liệt nhất của đời mình – làm cổ động viên bóng đá số 1 của Việt nam.
SQ PK(nay là HV PK-KQ). Năm 1989, vì lý do sức khỏe, anh phải rời quân ngũ để bắt đầu trang sử oanh liệt nhất của đời mình – làm cổ động viên bóng đá số 1 của Việt nam.
Trước đây, anh cũng đã mê đá bóng và thích xem bóng đá. Anh tâm sự :” Khi còn là quân nhân, tôi từng là cầu thủ bóng đá nghiệp dư. Tình yêu trái bóng đã theo tôi vào trong mỗi giấc mơ, làm bạn đồng hành với tôi suốt cả cuộc đời. Bóng đá là lẽ sống của đời tôi. Khi các hội CĐV chưa có thì tôi là CĐV trung thành của đội bóng áo lính Thể Công. Khi đội tuyển VN thi đấu, tôi là CĐV của đội tuyển quốc gia VN”.
Nghỉ hưu rồi, anh có nhiều thời gian hơn dành cho niềm đam mê này. Vào thời gian đó, anh bắt đầu có vấn đề trục trặc với cái tĩnh mạch ở chân nên không thể tự mình tham gia các trận túc cầu được nữa. Có lẽ vì vậy, bao nhiêu nhiệt huyết và tình cảm đối với môn thể thao vua của anh đều được dồn hết cho việc cổ vũ những trận giao tranh nảy lửa trên sân cỏ. Anh kể :” Thập niên 1990, người ta đến sân cuồng nhiệt, cổ vũ cuồng nhiệt, nhưng trên các sân vận động hầu như chưa bao giờ có một “nhạc trưởng”. Xem World Cup rồi nhìn lại bóng đá mình, thấy không chỉ kém dưới sân mà ngay trên khán đài cũng không nhiều màu sắc. Thế là tại Tiger Cup 1998, trong trận VN đá chung kết với Singapore, tôi nghĩ mình phải làm một cái gì đó khác đi, ấn tượng và độc đáo để thể hiện tình yêu bóng đá của mình và tăng màu sắc trên khán đài. Từ suy nghĩ đó, tôi quyết định vẽ mặt nạ khi đến sân. Chính họa sĩ, nghệ sĩ nhân dân Phạm Viết Song là người đầu tiên hóa trang mặt cho tôi. Lúc đó, tôi đã được các CĐV hưởng ứng nhiệt tình và ủng hộ”. Từ đó, niềm đam mê cổ vũ bóng đá của anh càng ngày càng mãnh liệt, để đến nay, cả nước biết đến anh dưới cái tên Tuấn Trâu vàng. Cái tên đó đưa mọi người trở lại năm 2003, khi Việt nam đăng cai tổ chức SEAGAMES 22. Anh kể lại :” SEAGAMES 2003 tại VN, biểu tượng là con trâu vàng. Tôi vào làng nghề Thụy Khuê đặt làm đầu trâu trước lễ khai mạc ba tháng với giá 500.000 đồng. Vậy nhưng cách ngày khai mạc ba ngày, các nghệ nhân ở đây vẫn không làm nổi đầu trâu, sau đó tôi buộc phải chuyển sang chỉ làm đôi sừng bằng cốt tre, mây cho kịp tiến độ. Không ngờ sự kết hợp của đôi sừng trâu trên đầu là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và ấn tượng. Từ đôi sừng trâu đó mà tôi đã được người hâm mộ bóng đá cả nước gọi là Tuấn “trâu vàng”. Lần đó, anh đã từng tuyên bố, nếu đội tuyển VN vô địch, quán cà phê “Tuấn” của anh trên con phố nhỏ Đỗ Hành (nối giữa phố Yết Kiêu và đường Lê Duẩn – Hà nội) sẽ mở rộng cửa đón và phục vụ miễn phí cho bất kỳ ai trong cả một ngày. Thông tin này đã được các phương tiện truyền thông thông báo rộng rãi. Cho đến giờ, nhiều người vẫn tiếc cái ngày “Caffé free” ấy bởi chúng ta đã không thắng để được cùng nhau thưởng thức hương vị đậm đà của “caffe Tuấn” mà trong mỗi giọt nâu đen của nó thấm đẫm tình yêu bóng đá.
Giờ đây, ở tuổi 62, Nguyễn Quang Tuấn - cựu HS Trỗi K2 - cựu HV khóa 2 HV KTQS – cựu giáo viên trường SQ PK – lão tướng trong làng CĐV bóng đá – chủ quán caffe “Tuấn Trâu vàng” - vẫn ngày ngày vui vẻ tiếp đón bạn bè, chiến hữu và ẩm khách đến thưởng thức những ly cà phê mang hương vị bóng đá. Ở đây, thông qua những bức ảnh treo đầy các bức tường, mọi người sẽ cảm nhận được cái “Tình yêu mê sảng” (ngôn từ của báo CAND online 24/1/2009) đối với bóng đá của anh. Qua năm tháng, tình yêu ấy không phai nhạt chút nào mà ngày càng đậm đà, sâu sắc và mãnh liệt. Anh kể:” Hôm đội tuyển VN đá với tuyển Malaysia (cup AFF 2010), tôi đã đặt vé đi Cualalampur, song do VTV muốn phỏng vấn trực tiếp ngay trước giờ bóng lăn nên chuyến đi ấy phải hoãn. Tôi đã rất hy vọng được sang dự trận chung kết ở Inđô nhưng giấc mơ đã không thành. Quả bóng tròn mà.” Mặc cho bao nhiêu điều tiêu cực đã xảy ra, mặc cho ai đó dè bỉu, thậm chí quay lưng lại với bóng đá nước nhà bởi loay hoay mãi vẫn chưa làm nên chuyện, Tuấn Trâu vàng vẫn tiếp tục bỏ tiền triệu ra chi cho sự nghiệp cổ vũ bóng đá. Anh mãi mãi không thể sống thiếu bóng đá và luôn tin tưởng sẽ có ngày bóng đá Việt nam khởi sắc. Và để đến được cái ngày ấy, bóng đá nước nhà cũng không thể thiếu những fan cuồng nhiệt như anh, bởi cái hấp dẫn của môn thể thao vua không chỉ được tạo nên bởi các cầu thủ với trái bóng tròn trên sân cỏ, mà còn bởi cả sự nhiệt tình sôi sục của những cổ động viên đầy nhiệt huyết, mà nổi lên trong tốp đầu có Tuấn Trâu vàng.
2 nhận xét:
Lính Trỗi, lính QS thật đa tài mà anh "Trâu vàng" này là 1!
Tôi đã từng thấy cổ động viên Trâu vàng này trên TV ,nhưng bây giờ mới biêt anh ấy là quân trường mình .HC
Đăng nhận xét