Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Lý Ban, chiến sĩ quốc tế xuất sắc của Đảng ta (Kháng Chiền)

Trong cuốn sách “Quan hệ Việt nam – Trung Quốc, những sự kiện 1945-1960” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2003, có nêu một sự kiện quan trọng diễn ra vào tháng 8-1949, trước ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: 
 “Trung ương Đảng cử dồng chí Lý Bích Sơn (Lý Ban), Nguyễn Đức Thụy mang thư cùa Hồ Chủ Tịch viết gửi Trung ương Đảng cộng sàn Trung quốc đề nghị thiết lập quan hệ giửa hai Đảng Việt –Trung trong hoàn cảnh mới. Hai   đại diện của Đảng ta  tới  Bắc Kinh  vào tháng 8-1949, làm việc với Trung ương Đảng cộng sản  Trung quốc về thiết lập quan hệ hợp tác hai Đảng”.
Việt Bắc 1950. Từ trái qua: Lê Văn Lương, La Quý Ba, Trường Chinh, Lý Ban.
Đ/c Lý Ban (thứ 2, từ trái, hàng đầu) trong đoàn CP.

Bộ truởng Hoàng trao huân chuơng cho gia đình.


Nhiệm vụ  tuyệt mật này được ghi lại qua những dòng ngắn gọn trên được Trung ương Đảng, Hồ Chủ tịch chuẩn bị như thế nào?
Ngày 19-12-1946 khi nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập non trẻ vừa giành được, chúng ta bị cô lập với thế giới và tiến hành cuộc chiến đấu trong vòng vây của chù nghĩa đế quốc. Tại Trung Quốc nổ ra cuộc nội chiến: chính quyền Tưởng Giới Thạch chiếm giữ Hoa Nam (gồm các tỉnh có biên giới với nước ta), cấu kết với Thực dân Pháp bao vây cách mạng Việt Nam. Các tỉnh dọc biên giới Việt - Trung bị quân Pháp chiếm giữ. 
Đầu 1949, Quân đội cách mạng Trung Quốc giải phóng Bắc Kinh, tiến quân giải phóng Hoa Nam. Tại chiến khu Việt Bắc, Trung ương Đảng, Hồ Chủ tịch nhân định cách mạng Trung Quốc sắp đến ngày tòan thắng, việc này sẽ có ảnh hưởng rất tích cực đến công cuộc kháng chiến  Việt Nam. Hồ chủ tịch, Trung ương Đảng quyết định tiến hành phá vỡ thế bị cô lập với quốc tế mà bước đột phá là cử một phái viên cao cấp của Đảng vượt qua vòng vây quân thù, vượt biên giới sang Trung Quốc, vượt qua các địa phương do quân đội Quốc dân Đảng kiểm sóat, vượt qua các chiến trường, đến Bắc Kinh, gặp Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đặt vấn đề hợp tác giữa 2 Đảng trong điều kiện mới.
Để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, tuyệt mật này, Trung ương Đảng, Hồ Chủ tịch đã tin tưởng giao cho một cán bộ rất am hiểu về Trung Quốc, có khả năng độc lập hòan thành nhiệm vụ, có sức khỏe (vì phải vượt qua một chặng đường bộ, qua nhiều địa hình hiểm trở mười mấy  ngàn cây số). Người đó là đồng chí Lý Ban.
*
Lý Ban tên thật là Bùi Công Quan, sinh 1912  tại  huyện Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn (nay là Long An), trong một gia đình điền chủ. 
Năm 1927 khi học  trung học tại trường Cây Gõ (Chợ Lớn), học sinh Bùi Công Quan được thầy giáo Phạm Văn Đồng giác ngộ, kết nạp vào Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Bùi Công Quan tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền cách mạng trong học sinh, thanh niên Việt, Hoa tại Sài Gòn, Chợ Lớn.
Năm 1930, Bùi Công Quan tham gia An Nam Cộng sản đảng, trở thành một trong những đảng viên cộng sản đầu tiên của  Việt Nam.  Ngay trong năm 1930, Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trên quy mô lớn, nhắm vào Đảng cộng sản.  
Năm 1931, Bùi Công Quan tạm lánh sang Hồng Công, sau đó đến Quảng Đông. Tại Quảng Đông với tinh thần quốc tế vô sản, tư tưởng tiến công cách mạng, đồng chí tích cực tham gia vào các hoạt động do Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, trở thành một cán bộ phong trào có năng lực.
Năm 1932, tổ chức Đảng tỉnh Quảng Đông giới thiệu đồng chí lên học Trường Đảng tại Khu căn cứ Xô-viết Thụy Kim tai Giang Tây, với tên mới là Lý Ban, đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương. Tại Trường Đảng, đồng chí nỗ lực học tập, tiếp thu một cách có hệ thống lý luận, kimh nghiệm đấu tranh cách mạng. Các cán bộ cao cấp của Đảng cộng sản Trung quốc như Châu Ân Lai, Đổng Tất Võ, Lý Phú Xuân, Diệp Kiếm Anh đến trường giảng bài, rất chú ý giúp đỡ người đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương trẻ tuổi Lý Ban. 
Tại đây đầu 1934, Lý Ban được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một điều khá thú vị, tại Trường Đảng Lý Ban kết thân với một chiến sỹ cách mạng người Việt, tên là Vũ Nguyên Bác (tức Nguyễn Sơn – Hồng Thủy), lúc đó là cán bộ chỉ huy Hồng quân Công nông Trung Hoa. 
Cuối 1934, Tưởng Giới Thạch huy động 1 triệu quân bao vây Khu căn cứ Thụy Kim. Để bảo tòan lực lượng, Hồng quân đã chiến đấu phá vây, tiến hành cuộc Vạn lý Trường chinh lên phía tây bắc,  lập khu căn cứ mới. Cả hai chiến sỹ cách mạng Việt Nam: Hồng Thủy, Lý Ban cùng  tham gia  cuộc rút lui chiến lược này. 
Trên đường tham gia Vạn lý Trường chinh, Lý Ban bị ốm nặng, phải nằm lại nhà dân. Sau khi qua khỏi cơn nguy biến, tuy chưa bình phục nhưng đồng chí  một mình, kiên cường, dũng cảm vượt hàng nghìn cây số, vượt qua sự truy đuổi, khủng bố của quân thù, tìm đường về Quảng Đông, bắt liên lạc với tổ chức. 
Từ 1935-1945, đồng chí Lý Ban trực tiếp tham gia lãnh đạo cuôc đấu tranh cách mạng, kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc tại Quảng Đông. Năm 1937 ba tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tây thành lập Liên Tỉnh ủy; đồng chí được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành Liên Tỉnh ủy.
Trong kháng chiến chống Nhật vô cùng gian khổ của nhân dân Trung Quốc, đồng chí có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng lực lượng vũ trang ba tỉnh, tịến hành  phát động chiến tranh du kích, tiêu hao sinh lực quân Nhật tại Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tây. 
*
Tháng 8-1945, đồng chí cùng nhiều cán bộ cách mạng người Việt Nam từ Trung Quốc trở về Việt Nam, tham gia  xây dựng chính quyền nhân dân. Lý Ban công tác tại cơ quan Trung ương Đảng do Tổng bí thư Trường Chinh phụ trách. Khi  nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí là Cục phó Cục Chính trị Quân đội quốc gia, tham gia lãnh đạo công tác Hoa vận của Trung ương Đảng.
Trung ương Đảng cử đồng chí Nguyễn Đức Thụy, một cán bộ am hiểu địa hình Hải Ninh và các huyện Đông Hưng, Phòng Thành (Trung Quốc) cùng đi để hỗ trợ cho đồng chí Lý Ban.
Trước khi lên đường, Hồ Chủ tịch giao cho đồng chí Lý Ban một bức thư giới thiệu, được viết bằng chữ Hán (theo một quy ước đặc biệt) gửi vợ chồng  người bạn thân là ông Chu, bà Đặng. Đồng chí Lý Ban đã bảo vệ bức thư hết sức cẩn thận trong suốt cuộc hành trình dài, gian khổ này.   
Cuối tháng 4, hai đồng chí Lý Ban, Nguyễn Đức Thụy rời Việt Bắc, vượt qua vòng vây quân thù,  ra Hải Ninh đến Móng Cái (vùng đất do quân đội Pháp kiểm sóat). Từ Móng Cái đồng chí Lý Ban đóng giả khách buôn, vượt biển sang Phòng Thành (thuộc tỉnh Quảng Đông), vượt qua sự kiểm sóat cùa quân đội Quốc dân đàng, tìm về khu căn cứ của Tỉnh ủy Quảng Đông. 
Với sự giúp đỡ của các tổ chức Đảng cộng sản Trung Quốc, hai phái viên của Đảng  ta đã vượt qua các  chiến tuyến, các vùng do Quốc dân đảng kiểm sóat, đến Bắc kinh vào tháng 8-1949. Bức thư của Hồ Chủ tịch được chuyển cho vợ chồng đồng chí Chu Ân Lai, Đặng Dĩnh Siêu.
Lý Ban và Nguyễn Đức Thụy - hai phái viên cao cấp của Đảng ta đã gặp, làm việc với Trung  ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Hai đồng chí đã hòan thành xuất sắc nhiệm vụ được Trung ương  Đảng, Hồ Chủ tịch giao phó, đặt những viên gạch đầu tiên cho quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa 2 Đảng, 2 Nhà nước  trong giai đọan mới.
Ngày 1-10-1949, nước CHND Trung Hoa thành lập. Ngày 18-1-1950, CHND Trung hoa công nhận nước Việt Nam DCCH và ngày này được coi là "ngày thắng lợi ngọai giao" của Việt Nam.

*
Sau năm 1954 khi  bắt đầu  công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh tại Miền Bắc, đồng chí Lý Ban được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng ngành Hải quan, xây dựng hệ thống Ngân hàng Nhà nước, xây dựng ngành Ngoại thương. 
Từ 1958 -1978, đồng chí là bí thư Đảng đoàn, thứ trưởng Bộ Ngoại thương. Tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ ba (9-1960), đồng chí được bầu làm ủy viên khuyết Ban Chấp hành Trung ương. 
Trong 20 năm công tác trong ngành Ngoại thương đồng chí có những cống hiến to lớn trong việc cùng cán bộ toàn ngành phục vụ có hiệu quả cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ,,chi viện Miền Nam, xây dựng Miền Bắc. Tranh thủ sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên-xô, Trung Quốc và các nước XHCN cho cách mạng Việt Nam.
Trong giai đoạn (1960-1975), quan hệ giữa Liên-xô và Trung Quốc - hai đồng minh lớn của Việt Nam rất xấu, tại Trung Quốc diễn ra cuộc Cách mạng văn hoá, nội bộ rất phức tạp. Từ năm 1971,  Mỹ và Trung Quốc có những hoạt đông ngoại giao xích lại gần nhau. Đối với cách mạng Việt Nam lúc đó tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là một nhiệm vụ rất quan trọng.
Trung ương Đảng ta giao trọng trách tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam thông qua hợp tác kinh tế cho Bộ Ngoại thương qua cá nhân đồng chí Lý Ban. 
Là một người am hiểu Trung Quốc, có uy tín đối với nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc, với tinh thần cách mạng tiến công,  với tấm lòng chân thành gìn giữ, phát triển quan hệ hữu nghị Việt -Trung của đồng chí khi dự thảo các Hiệp định hợp tác kinh tế hàng năm. Các bạn Trung Quốc rất tôn trọng, lắng nghe, đáp ứng các đề nghị  giúp Việt Nam do đồng chí thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam đề xuất.
*
Sau 30-4-1975,  đồng chí trở về quê hương, gặp lại người mẹ già, gặp lại gia đình, họ hàng sau 43 năm xa cách.
Trên cương vị thứ trưởng Bí thư Đảng đòan Bộ Ngọai thương, đồng chí tích cực chăm lo  xây dựng, phát triển  ngành Ngoại thương tại các tỉnh thành phía Nam. Đồng chí  về hưu năm 1978, cùng gia đình sống tại TPHCM. 
Đồng chí mất vào 30-9-1981, thọ 69 tuổi. Thành ủy ĐCSVN TPHCM, Bộ Ngoại thương đã tổ chức lễ tang, tiễn đưa đồng chí về Nghĩa trang thành phố.
Ngày 18-6-2010, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng đồng chí Lý Ban huân chưong Hồ Chí Minh, ghi nhận những cống hiến của đồng chí cho sự nghiệp giải phóng, bảo vệ, xây dựng Tổ quốc Việt Nam.
Kỷ niệm  60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam, Trung Quốc  (18-1-1950 - 18-1-2010), chúng ta tưởng nhớ đến đồng chí Lý Ban - Bùi Công Quan, một trong những đảng viên  lớp đầu tiên của Đảng ta,  một chiến sỹ quốc tế  xuất sắc, có những đóng góp quý báu cho  sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc anh em, một cán bộ cách mạng gương mẫu hòan thành   xuất sắc bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao phó, có những đóng gòp quý báu cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. 
Cuộc đời của đồng chí là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo trong quá trình xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh .

Ts. Trần Kháng Chiến
Tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt Trung TPHCM

6 nhận xét:

Nặc danh nói...

Ngay sau khi dự lễ trao huân chương cho cụ Lý Ban,tôi gặp một cán bộ lão thành cũa Hải Quan Việt nam ,ông Nguyễn Văn Vinh.Ông nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc vào đầu 1955 khi đồng chí Lý Ban tập trung 50 anh em học sinh (hết lớp 7) mới được lựa chọn để thành lập Sở Hải Quan.Số anh em này thay nhau sang Thượng Hải học Nghề.Lúc đó có ba nhóm nhân viên đóng tại Hà Nôi,Hải Phòng, cử khẩu Đồng Đăng.

Nặc danh nói...

Thế hệ chúng ta còn nhớ tới bộ quân phục Tô Châu,cái võng dù mầu xanh,miếng lương khô ,đôi dép râu,chiếc màn tuyn mầu xanh do nhân dân Trung Quốc sản xuất ,xăng dầu cho xe tăng,xe cơ giới tiếng vào giải phóng Sài gòn 30-4-1975. Những gì kể trên đến được tay người chiến sỹ đều có sự đóng góp với trách nhiệm cao nhất trước Tổ Quốc Việt Nam của những cán bộ ngọai thương xây dựng các dự thảo Hiệp định hợp tác kinh tế hàng năm giữa hai chính phủ Việt nam, Trung Quốc do lảo đồng chí Lý Ban phụ trách. Công lao của ĐC Lý Ban được Nhà Nươc ,nhân dân Việt Nam ghi nhận qua tấm huân chương Hồ Chí Minh cao quý.

Nặc danh nói...

Tôi có dịp tâm sự với anh Lý Tân Hoa con trai lớn của Bác Lý Ban .Anh cho biết những năm 1966-1975 nội bộ Trung Quốc lủng củng,TQ xích lại gần Mỹ,việc đáp ứng nhu cầu cũa cách mạng Việt Nam không đơn giản. Mình đi XIN,họ là người CHO,hai bên có những suy quan điểm khác nhau.Nhưng trong đàm phán luôn phải mềm dẻo , làm cho công việc của MÌNH thông đồng bén giọt .Nghĩ lại thấy Bác Lý phải gánh một nhiệm vụi rất,rất nặng nề, hòan thành nhiệm vụ đó rất xuất sắc.Là môt người lính thời chống Mỹ ,tôi đánh giá như vậy.

Nặc danh nói...

Một thiếm khuyết của Đảng công sản Việt Nam quang vinh của chúng ta là thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng,thiếu minh bạch trong điều hành cuôc sống xã hội.Đơn cử Việc Cụ Lý Ban có công lớn như vậy mà sau cụ mất 30 năm mới trao cho gia đình cụ phần thưởng mang tên Bác .Một trong những lý do chậm trễ là có người coi Cụ là người thân TQ , theo tôi người được TQ ,nể, nghe ,mang lại lợi ích cho dân tôc thì phải đánh giá cao công lao của họ.Chậm còn hơn...

Nặc danh nói...

Một thiếm khuyết của Đảng công sản Việt Nam quang vinh của chúng ta là thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng,thiếu minh bạch trong điều hành cuôc sống xã hội.Đơn cử Việc Cụ Lý Ban có công lớn như vậy mà sau cụ mất 30 năm mới trao cho gia đình cụ phần thưởng mang tên Bác .Một trong những lý do chậm trễ là có người coi Cụ là người thân TQ , theo tôi người được TQ ,nể, nghe ,mang lại lợi ích cho dân tôc thì phải đánh giá cao công lao của họ.Chậm còn hơn...

Nặc danh nói...

Rất mong các thế hệ lãnh đạo hiện tại và sau này mạnh dạn sửa sai (dĩ nhiên những cái đúng thì đừng có sửa) cho những người có công, thậm chí công cực lớn mà mang họa. Chúng ta bị một loại tư duy gọi là "Cabananism"-chủ nghĩa căn bản: Sai rành rành rồi mà vẫn cứ "Thắng lợi là căn bản"! Nó là cái ô cho những kẻ làm sai lẩn trốn và người bị nạn không dễ thoát vòng lao lung..
TP