Khi mối nguy về một cuộc đụng độ quân sự Việt - Trung ngày một hiện hữu tỷ lệ thuận với sự hung hăng và dã tâmbành trướng Trung Hoa, đã đến lúc chúng ta ngồi đánh giá một cách khách quan,xem thực sự TQ có thể dùng bao nhiêu triệu lính tấn công Việt Nam, và xác suấtthành công của hai phía ở mức nào-Nghe đồn qua giới truyền thông, ở Trung Quốc cũng từng có bọn quạt mo, mách bảo kế đánh Việt nam trong vòng 31 ngày!
Bài viết dông dài của một quân sưquạt mo Việt nam ở cấp Ếch nằm đáy giếng như là chuyện phiếm lúc rượu sắp tàn canh ! Cái hay của đám ngàsay này là nhận ra bản chất cùng đường củacơn khát dầu, tham vọng bá chủ của chủ nghĩa bành chướng nước lớn khó thay đổivà cũng nhận ra cái thế nước nhỏ nằm cạnh nước lớn của nướcViệt ta. Chúng ta muốnlặng, muốn hữu hảo nhưng địch chẳng đừng, vậy thì, kế quạt mo xin liệt ra đây,để bàn dân luận bàn, âu cũng là thêm mộttrống canh!
Theo số liệuthống kê gần nhất, dân số TQ hiện có 1,33 tỷ người. Cơ cấu dân số đang già hóavới tốc độ ngày một cao. Số người trên 60 tuổi hiện chiếm xấp xỉ 17% dân số vàngày một tăng nhanh theo thời gian. Suất sinh do chính sách dân số ngặt nghèosuốt 3 thập niên, luôn dưới 1, và đang có xu hướng giảm. Số người dưới 17 tuổicủa TQ cũng chỉ chiếm trên 16%. Dân số phân bố không đồng đều, khá thưa thớt ởlãnh thổ Tây Tạng (cũ) mà TQ xâm lược trái phép năm 58 và vùng Nội mông cướpđọat của người Mông Cổ. Ngược lại, tập trung đông cao độ tại các trung tâm kinhtế ven biển và phía Nam.
Đứng về mặtsố học mà nói, nếu tổng động viên, TQ có thể huy động không dưới 20 triệu lính.Hiện tại quân đội TQ cũng đang có số lượng đứng đầu thế giới với hơn 2 triệulính thường trực.
Đối mặt vớihọ, Việt Nam có một đội quân thường trực hơn 400 nghìn người, cộng với một lựclượng dự bị có thể tái tổ chức trong thời gian ngắn khoảng 3 triệu người.
Một cuộcchiến tổng lực nổ ra giữa hai bên, Việt Nam có trụ được trước biển người củaTrung Quốc?
Nhìn vàolịch sử mà nói, trong các cuộc chiến tranh giữa hai bên, lần nào ưu thế sốlượng cũng nghiêng lệch tuyệt đối về TQ. Theo sử liệu ghi nhận, thời Trần,Trung Quốc huy động 60 vạn quân xâm lược Việt Nam, đối địch lại, Hưng Đạo Vươngcó trong tay 20 vạn quân. Thời Minh, TQ mang sang 30 vạn quân, gồm cả các đạoquân tiếp viện đến sau, Lê Lợi vào lúc mạnh nhất có trong tay không quá 5 vạnlính. Thời nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị xua 20 vạn quân tiến chiếm Thăng Long, NguyễnHuê mang 10 vạn tân binh mới tuyển ở Phú Xuân ra cự địch... Nếu nhìn xa hơn nữavào các cuộc chiến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, tương ứng với nhà Hán, Đường,Tống, Minh của TQ, tương quan quân sự trong các cuộc chiến cũng hoàn toàn giốngthế. Tuy nhiên, phần thắng cuối cùng luôn thuộc về Việt Nam.
Gần nhưtuyệt đại bộ phận chiến cuộc, Việt Nam luôn dựa vào cuộc chiến nhân dân, dàntrải trường kỳ, phối hợp cường công chính diện khi thời cơ đến để giành phầnthắng. Ngoại trừ duy nhất vị tướng tài ba lỗi lạc Quang Trung, khi tiến côngthần tốc vỗ mặt đánh tan đạo quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghị trong thời gianngắn. Nhiều chuyên gia quân sự sau này nghiên cứu đều thấy sự giống nhau đángngạc nhiên về triết lý điều binh giữa Nguyễn Huệ và Napoleon, với lối tiến côngquyết liệt, biết sử dụng hỏa lực một cách cực kỳ hợp lý và tài điều phối quânchuẩn xác trong các diễn biến chiến tranh.
Trở lại câuchuyện thực tại, sau 30 năm hòa bình, dân số Việt Nam tăng rất nhanh, gần nhưphủ kín mọi m2 lãnh thổ. Người Việt Nam cũng phạm sai lầm hòan thành chỉ tiêuphá rừng trước thời hạn 30 năm. Mật độ các thành phố mới tăng rất nhanh, đặcbiệt là tại Bắc Bộ, dự kiến sẽ là chiến trường chính một khi chiến tranh Việt -Trung nổ ra. Có thể nói, trong thời đại này, Việt Nam, không còn ưu thế núirừng để ẩn núp ngụy trang như thời chiến tranh với người Mỹ và người Pháp. Khikhông còn chiến khu Việt Bắc, phải biến Tây nguyên thành căn cứ địa của cả nướcthì việc đuổi sạch bọn công nhân bocxit đội lốt tại Đắc lắc là việc cấp thiết.
Năng lực vũkhí và khí tài quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay có chênh lệch,nhưng không có khoảng cách về thế hệ. TQ có vũ khí hạt nhân, nhưng không thể sửdụng. Đối chiếu kinh nghiệm chiến cuộc thời 1979, Việt Nam sử dụng 20 vạn lính hỗnhợp, chủ yếu là dân quân, du kích, tự vệ và một số đơn vị chính quy, đã chặnđứng và đánh quỵ đạo quân xâm lược 60 vạn của Đặng Tiểu Bình trong cuộc chiếnchớp nhoáng Việt -Trung lần một. Đây là một thành tích đáng nể, nhưng lúc đóViệt Nam đang sở hữu một thế hệ cả dân lẫn lính thiện chiến khi vừa kinh qua 30năm chiến tranh ác liệt, còn TQ lúc đó chỉ có một đám lính man rợ có thừa mànăng lực tác chiến thì gần bằng không. Hiện nay, sau một thời gian dài línhtráng hai bên đều không trải qua thực chiến, cái gọi là kinh nghiệm chỉ còn làquá khứ, và chúng ta phải căn cứ vào thực tế trước mắt để ước đoán.
Một cuộcchiến tổng lực xảy ra, Miền Bắc Việt Nam sẽ rơi vào bất ổn. Sẽ có một cuộc đạidi tản về phía Nam, trong lúc các lực lượng chiến đấu lo phòng giữ lãnh thổ.Việt Nam có thể vận dụng cấp thời ít nhất 20 vạn quân, trong lúc Trung Quốc,với năng lực cơ động hiện có, cũng chỉ có thể đưa tối đa 60 vạn quân vào thamchiến bước một. Mấu chốt thành bại nằm ở chỗ Việt Nam có chặn TQ lại được ởvùng biên giới phía Bắc như năm 79 hay không, nếu thành công, TQ sẽ sa lầy vàchắc chắn thất bại.
Đây là mộtđiều khá khó ước đoán, trong những năm vừa qua, do giàu có hơn và quản trị tốt,lính Trung Quốc được huấn luyện rất chu đáo, nhất là những thành phần thuộc cácđơn vị đặc biệt. Lính Việt Nam được gọi nhập ngũ đều đặn hàng năm, nhưng chắcchắn không huấn luyện tốt như lính Trung Quốc.
Tuy nhiên,xét về tố chất, chính sách một con trong suốt 30 năm qua cũng biến vài thế hệlính Trung Quốc hiện nay thành loại lính diễu binh: Trông béo tốt, múa võ rất đẹp, huấn luyện đi rấtđều, hò hét rất to, nhưng đều là loại con một công tử bột và không có khả năngchiến đấu, động chảy máu là ngất xỉu.
Ngược lại,lính Việt Nam phải đi bộ đội đa phần thuộc những gia đình cơ bản, đông con, độlì và chịu khó chịu khổ cũng không kém là mấy những thế hệ cha anh từng thamgia chiến tranh 30 năm trước. Đội quân này khi quăng vào thử lửa đích thực,càng đánh sẽ càng lỳ. Chưa kể tới tố chất người Việt hễ nghe nói đến đánh Tàulà đều sôi máu vằn mắt.
Trung Quốc có hỏa lựcvượt trội xét về số tăng, pháo, oanh tạc cơ và tên lửa đất đối đất. Ngược lại,Việt Nam có ưu thế về địa lợi khi chiến đấu chỉ với mục đích phòng thủ và cókinh nghiệm chiến tranh nóng hổi hơn. Trên thực tế, chênh lệch hỏa lực hiện tạigiữa Việt Nam và Trung Quốc còn chưa bằng một phần nhỏ chênh lệch hỏa lực giữaViệt Nam và Mỹ trước đây (Mỹ từng ném xuống Việt Nam ngót 7 tr. tấn bom, némmãi, sau bất lực đành bỏ cuộc, vứt bỏ chư hầu, tính đường rút quân về nước).
Khi xảy ramột cuộc chiến tổng lực, Trung Quốc không thể huy động quá một lực lượng 15triệu lính tiến đánh Việt Nam, trong đó giao chiến trực tiếp không quá 1 triệudo giới hạn chiều dài chiến trường. Trung Quốc rất dễ lâm vào nội loạn một khisố lính huy động cho chiến tranh quá lớn, nội bộ cầm quyền mâu thuẫn, nhân dâncũng không dễ bị lừa mị khi con cái họ bị đẩy đi chết trong cuộc chiến tranhxâm lược nước láng riềng hữu hảo. Trong khi đó, Việt Nam có thể huy động khôngít hơn 10 triệu lính tình nguyện. Điều có thể khẳng định, khi xảy ra chiếntranh với Trung Quốc, chiến đấu trên lãnh thổ mình, bảo vệ sự sống còn của ngaygia đình, người thân của mình, người lính Việt nam sẽ vô cùng dũng cảm; mọi bấtđồng về ý thức hệ, giai cấp, đẳng cấp giữa người Việt với nhau sẽ gần như đượcxóa bỏ, hòa giải để tập trung vào kẻ thù xâm lược.
Việt Nam cólợi thế lớn vì chắc chắn sẽ nhận được nguồn viện trợ vũ khí vô điều kiện từ ẤnĐộ, Mỹ, Nhật, Nga .. (Giống như TQ đang tuồn vũ khí vào Libi hiện nay choKadafi). Các quốc gia này không vì Việt Nam, nhưng họ rất thích thú nếu TQ salầy, và người Việt một khi đã phải đánh nhau với TQ, thì không còn lựa chọn nàokhác, phải bằng mọi giá tìm kiếm nguồn hỗ trợ từ bên ngoài.
Miền BắcViệt Nam gồm Hà Nội nhiều khả năng sẽ bị tàn phá nặng nề, chiến tranh càng kéodài, tổn thất càng lớn. Chiến lược của Việt Nam ở phía Bắc chỉ có thể thiên vềphòng thủ, kéo TQ vào trận thế sa lầy. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế rõ rệt đểtấn công ở phía Nam. Nhiều người sẽ thắc mắc, Trung Quốc ở phía Bắc, sao ta lạitấn công phía Nam?
Lãnh thổ TrungQuốc không ở phía Nam, nhưng miếng ăn miếng uống đều từ phía Nam mà tải về. EoMalakka là một tử huyệt của TQ. Chẳng hạn để thay thế một chiếc tàu dầu tải trọng100 nghìn tấn chạy qua eo Malakka, Trung Quốc phải dùng khoảng 30000 xe téc chởdầu, mỗi xe chở được khoảng 3 tấn, chạy quãng đường gần 1000 km qua ngả Mianma,điều này đương nhiên là bất khả thi. Thậm chí kể cả TQ có xây xong hệ thống ốngdẫn dầu qua ngả Mianma và phía Trung Á, cũng không thay thế được đường vận tảiqua Malakka, vì nguồn dầu chính của thế giới là Trung Đông, chỉ có thể về TQqua Ấn Độ Dương và xuyên qua Malakka.
Trong điềukiện chiến tranh tổng lực, Việt Nam cần dồn lực lượng không quân lui sâu vềphía Nam, và đánh đắm mọi tàu vận tải của Trung Quốc lưu thông qua eo biển.Việc xác định đâu là tàu TQ chỉ là vấn đề mang tính kỹ thuật, còn kiếm một cáicớ để đánh tàu thương mại trong chiến tranh cũng chẳng khó khăn gì, khi chúngta liệt dầu vào một loại nhiên liệu quốc phòng thiết yếu. Khi đó Việt Nam sẽ bịTrung Quốc gây thiệt hại nặng phía Bắc, nhưng ngược lại, người Việt có khả năngbóp nghẹt cổ Trung Quốc ở phía Nam. Trong vòng 6 tháng, cả hai phía sẽ phảixuống thang đàm phán, kèm theo sự nghi kỵ nặng nề, mà hậu quả lâu dài TQ cũngrất khó khắc phục vì hoạt động thương mại của nó sẽ không thể bình thường trongít nhất 20 năm. Thời gian đó đủ dài để Ấn Độ trèo lên đầu TQ, và Mỹ đủ thờigian xác lập lại trật tự mới cho khu vực.
Xét những thiển ýtrên, Gia cát Lượng sống dậy cũng khuyên mấy anh Tầu đang hung hăng: Với Việt nam, chước 36 là thượng sách! Chuyệnlãnh thổ phía Nam là chuyện khó nhằn!
( Nhất đại quân sư quạt mo, thợ khâu giầy tênLÃNG.)
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Tác giả bài này có trình độ tốt nghiệp học viện Vorosiklov,mà ta quen gọi là Genstav (Học viện Bộ tổng tham mưu của Liên Xô ngày xưa). Việc quân TQ tiến vao VN có thể diễn ra nhưng khi vào rồi rất khó ra,đó mới l2 các họa.Còn dân ta không muốn Chiến tranh,như khi bị dồn vào thế phải đánh ,thì kẻ thù coi chừng.Lịch sử đã chứng minh điều đó.KC
Được, cũng tạm gọi là có trình độ phân tích.
Tác giả quên mất một điều là chiến tranh du kích vẫn còn tác dụng trong chiến tranh hiện đại, rừng núi mất đi nhưng các đô thị mới, trong đó có các gia đình cầm súng mới chính là tác nhân quan trọng đánh bại kẻ xâm lược, chỉ có điều không biết có huy động được người dân đi đánh nhau hay không thôi. Ai đánh nhau để giữ ghế cho bọn đang dọt dùi cui vào đầu dân chứ!
Luc do thi bon no bo ghe ma chay rui. Chi con nguoi dan danh giac giu nuoc thui.
Thưa quý anh! Trung Quốc sẽ đeo cái mặt nạ nào cho cuộc chiến tranh xâm lược này? Tôi nghĩ rằng, đám quân sư này không hổ danh là "quạt mo" !
Đăng nhận xét