Sáng nay đưa con gái đi học Anh văn, qua cổng trường thấy các anh, các chị đang chen chúc xếp hàng vào phòng thi; phía ngoài phụ huynh, thợ xe ôm ngồi chờ... Bảo con, sĩ tử ngày nay khác, có chai pet La Vie, có chai nước khoáng Đảnh Thạnh mang theo, chứ ngày xưa thì "Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm ọe quan trường miệng thét loa...".
Cũng ngày này cách đây 41 năm, cánh khóa 5 Trỗi có tên trong danh sách "tự nguyện phục vụ QĐ lâu dài" được tập trung từ đầu tháng 6 lên Lạng Sơn. Ngày đó, Trường Trỗi vừa giải thể, Trường VHQĐ tái lập và chuyển doanh trại từ Hưng Hóa, Trung Hà lên Lạng Sơn. Doanh trại trường nằm bên "Tỉnh" (ý nói khu hành chính).
Anh em ta ôn thi cùng cánh lính cũ ở đơn vị về. Gặp Bắc "đen" cùng Phan Hoài Thuận, Phan Thế Châu (lé), Nguyễn Văn Lưu (thẹo) cũng về thi với mấy ông anh ở sân bay Đa Phúc (Nông Mạnh Luân, Tam, Tuân, Hùng "min", Kỉnh...). Lính ta cậy vừa thì tốt nghiệp xong nên lười học, chỉ thích sang Đông Kinh ăn phở chua Toàn Thắng hay chơi chợ; còn mấy ông lính cũ thì chăm chỉ học.
Chiều chiều hay ra sông Kỳ Cùng, dòng sông duy nhất ở VN chảy về phương bắc, bơi lội; có thằng bơi ra tận chân cầu Kỳ Lừa để nhảy "bông-nhê". Nước sông sạch, mát rượi.
Rồi cũng đến ngày thi. Năm 1970 là năm đầu tiên Bộ Đại học tổ chức lại kì thi tuyển sinh đại học, sau mấy năm chiến tranh không tổ chức mà chỉ tuyển thẳng. Phòng thi là mấy phòng gần nhà ăn lớn. Cả bọn chia làm 2 khối: A (vào Đại học KTQS) và C (Quân y). Đa số gia đình có bố mẹ là bác sĩ thì các chú ghi vào danh sách về Quân y.
Hầu hết bọn Trỗi đủ điểm vào trường. Năm ấy có 3 thằng Trỗi đạt 30 điểm (Thiện Nhân, Thanh Chương và Thiện Luận). Nghe đâu Chương "ba té" còn được cộng thêm 0,5 điểm vì chứng minh "thầy ra đề toán chưa chặt chẽ".
Ấy thế mà đã 41 năm!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Chuyện không phổ biến: “AI VỀ HẢI HẬU , CHỢ CỒN” (Tiến "gù")
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
5 nhận xét:
Bắc đen ngổ ngáo, bị về nước trước niên hạn, lại được cho đi thi, quá sướng, nay lại lên chức to,thế mới hay cứ nghịch ngợm vô tổ chức cho thoải mái, tương lai đã có Số rồi.
Tôi không tin về số phận ,nhưng thực tế nhiều khi rất trớ trêu :Chương Ba Té học quá giỏi,đi trươc thời đại nên được cho về hưu sớm nhât trong anh em k5 chúng ta .Hoang Chương
Ngày ở Lạng Sơn, hình như nhà Hoàng Chương chưa chuyển từ Tây Bắc về nên anh em không ra "phá"?
Quang Bắc rời trường về đơn vị sớm nên khi lên Lạng Sơn ôn thi thì nghiêm chỉnh hơn cánh ta. Đi rèn luyện về có khác!
Ba té học giỏi và có nhiều ý tưởng nhưng phi thực tế quá, không thành hiện thực.
Còn nhớ hồi học đại học ở Đức, về nước nghỉ phép giữa chừng, hắn tuyên bố cần phải lập "mô hình tự động hóa điều khiển mọi hoạt động kinh tế" của cả nước. Nghe ghê quá. Cuối cùng chả đâu vào đâu.
Đăng nhận xét