Cô con gái thích mang cái cặp đen có dây đi học: "Tiện, đựng được nhiều sách vở, ba à. Nhưng bị đứt 1 bên móc đeo dây, ba sửa cho con". Cũng tìm dao kìm, kim khâu nhưng ở nhà chả có, ngay cả chỉ khâu bao cũng không. Vậy là chiều chủ nhật đạp xe ra ông thợ sửa giày gần nhà. Đến nơi, ông ta lắc đầu vì "đang bận sửa 1 đế dép". Hỏi: có biết còn ai sửa gần đây. Lại lắc đầu.
Vậy là phải phóng xe máy đi tìm. Mò ra cả 2 chợ Cây Quéo, Nguyễn Đình Chiểu gần nhà đều chẳng có. Nghĩ bụng, chắc dạo này bà con toàn dùng đồ mới, ít dùng đồ cũ sửa lại? Sực nhớ ở đường Phan Đình Phùng ngày xưa hay có mấy ông thợ và hòm đồ nghề sửa giày. May ra...
Ra ngã tư Phú Nhuận, rẽ về Phan Đình Phùng khoảng 200m thì đúng là thấy 1 ông già ngồi sau thùng gỗ có ghi 2 chữ "sửa dép". Tạt vào, thưa gửi. Ông xem qua rồi nói: "Không có móc quai màu đen đâu". "Màu gì cũng được, bác ạ", tôi mừng quýnh.
Cái thùng của ông ta cao chừng nửa mét, chắc chả đựng gì nhiều. Nắp mở ra, thấy có 1 hộp tròn đựng nào dao, kìm, kim khâu...; lỉnh kỉnh thêm mấy gói ni lông. Lục lọi 1 hồi, ông nhặt ra 1 móc quai sắt mầu trắng cùng 1 đoạn dây dệt. Đo đạc cẩn thận rồi lấy dao cắt vừa đủ đoạn làm tai cho móc. Ông bật lửa đốt cho 2 đầu dây sợi dệt cháy đi rồi gài vào móc quai, nhét vào chỗ khâu.
Sau đó ông mới lấy ra cuộn chỉ ni lông đen. Cũng lại cẩn thận chọn độ dài vừa đủ rồi lấy ra cây kim khâu giày là ống tròn rỗng ruột có đường kính chừng 0,5mm, ở đầu có móc nhọn để rút chỉ, cuối cắm vào cán gỗ.
Cái tay ông nắm cán gỗ, khẽ khàng xoáy cho mũi kim xuyên qua 2 lần vải nhựa dày. Mũi kim xuyên qua, ông gài sợi chỉ vào móc nhọn, rút kim lên. Mẹ cha, lành nghề quá, chắc thợ trẻ ngày nay không làm được như thế? Rồi mũi thứ 2, thứ 3... Chỉ trên, chỉ dưới gút chặt vaò nhau theo từng mũi, chả khác gì khâu máy. Chừng 7 mũi thì dừng. "Có làm thêm đường chỉ nữa không, bác?". "Chỉ tốt, 1 lần là đủ". Nói đoạn bật lửa đốt cháy phần chỉ còn thừa.
"Vậy xong", ông trả lại cái cặp. Hết có 10 khìn. Cảm ơn ông rồi ra về.
Sướng vì hôm nay làm được 1 việc cho con, tưởng là đơn giản nhưng tìm thợ vã cả mồ hôi. Hơn nữa ngộ ra 1 điều, trong xã hội này cái nghề giản đơn như thế vẫn có người dùng để kiếm sống. Cuộc sống vẫn cần những người như ông!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Bố mày còn dùng cả keo Con voi để dán 2 đầu mép dây sợi làm tai móc, tiện cho khi khâu. (Có áp dụng KHKT mới!).
Đăng nhận xét