8g30 đến Trảng Bàng. Tự ăn tối. 9g30 qua cửa khẩu Mộc Bài. Khách vắng vì đã muộn. Mọi thủ tục xuất nhập cảnh nhanh chóng. Từ tháng này ở các cửa khẩu Campuchia bắt đầu áp dụng in dấu vân tay điện tử cho cả 2 bàn tay (chắc ở VN chưa áp dụng?). Tuy vậy bạn làm thủ tục cũng rất nhanh.
Làm thủ tục nhập cảnh vào Campuchia. |
Một trong 10 casino vẫn rực ánh đèn. |
Sang đến đất bạn thấy chục casino vẫn sáng đèn. Dân ta sang đây sát phạt cũng ghê. Chả thế cầu bắc qua sông ở thị trấn Gò Dầu (thuộc tỉnh Tây Ninh) sát biên giới được mệnh danh "cầu Sinh Tử" vì nhiều tay bạc khi trở về đến đây đã nhảy xuống sông tự vẫn. Cháy hết túi rồi!
Cả đêm nay ngủ trên xe. Theo đường số 1 đi Phnompenh rồi rẽ đi Công-pông Chàm. Đêm đuờng vắng, xe chạy với tốc độ 80-100km/g. 1g sáng qua thị trấn Công-pông Chàm. Chiếc cầu qua sông Mekong dài đến 1km. Sông Mê kông đang mùa nước lũ.
Cánh tài và huớng dẫn viên nghỉ giữa đuờng. |
Sớm Xiêm Riệp. Cửa nhà hàng có chú bẹc canh giữ. |
Đi tiếp theo đường 6 tới Công-pông Thom lúc 3g sáng. Cánh lái xe của Rồng Á rất chuyên nghiệp, cứ chạy 2 tiếng là nghỉ uống cà phê, hút thuốc rồi đổi lái. Còn huớng dẫn viên thấy lúc nào cũng thức cùng tài.
5g30 tới Xiêm Riệp. Quãng đường từ biên giới tới đây hơn 500km. Tp sạch sẽ, bình yên. Sau này mới biết có tên này vì từ thế kỷ XV từng bị Thái lan chiếm đóng 2 lần, thủ đô phải chuyển về phía dưới Biển Hồ và Angkor trở thành hoang phế.
Nghỉ chân ở 1 nhà hàng làm vệ sinh, ăn sáng. Nhà hàng sạch sẽ, phục vụ chu đáo. Lần này được thuởng thức tô hủ tiếu "100% Nam Vang".
Những nhân vật được dân Campuchia trân trọng. |
Tô hủ tiếu Nam Vang đích thực. |
Cả nhà đều xơi. |
Xiêm Riệp không có nhà máy, xí nghiệp mà sống nhờ việc khai thác khu du lịch Angkor. Dân số chỉ 1 triệu nhưng mỗi năm có tới 2,7 triệu lượt khách ghé thăm. Phải nói việc tổ chức khai thác du lịch của bạn rất chuyên nghiệp, rất chặt chẽ. Huớng dẫn viên hay nhân viên khách sạn của bạn rất giỏi nghiệp vụ và ngoại ngữ. Dễ dàng gặp ở nhiều nơi, dân Campuchia người thì nói tiếng Anh, Pháp, người nói tiếng Hoa, Bồ, Nga...
Tp có tới 600 khách sạn lớn nhỏ, giá phòng do chủ đầu tư quyết định. Ở nhà hàng, khách sạn nào đều treo ảnh ông Hoàng Sihanouk cùng bà Hoàng Monic cùng con trai Sihamony - Hoàng đế đương nhiệm. Được giới thiệu, năm nay Sihamony đã 58. Ông từng học ở Tiệp, Pháp, từng có cô bạn gái Tiệp rất xinh nhưng nay vẫn chưa vợ. Theo Hiến pháp Campuchia ngày nay thì vua không được chấp chính.
Hay hơn du khách có thế thấy ở cửa nhà nào, cửa hàng nào đều có bàn thờ Thiên với hình ngôi đền cổ có mái nhọn, cao vút, sơn màu vàng. Đạo Phật là Quốc đạo của Campuchia, Thái Lan, Lào và Mienmar. Chính điều này đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và xã hội Campuchia.
Khách xếp hàng vào chụp ảnh để in lên vé. |
Nghỉ ngơi đến 7g30, chúng tôi lên đường đi thăm khu đền Angkor, cách trung tâm khoảng 8km. Đường đi dọc những cánh rừng già có nhiều cây cổ thụ. Mùa này đang mùa lũ, nuớc từ Biển Hồ tràn cả vào rừng.
Giá vé vào khu Angkor là 20$/người, có thể đi thăm tất cả các đền trong 1 ngày. Để tránh gian lận, trên mỗi vé đều in ảnh của khách du lịch. Vì vậy xe đưa khách tới trạm đón tiếp để làm thủ tục mua vé. Tại đây khách phải chụp ảnh và nhận vé đã có in hình mình. Sau đó, tới mỗi cửa đền đều bị kiểm tra.Với biện pháp hiện đại và rất văn minh này, lượng tiền lớn của khách du lịch không bị thất thoát.
Nghe nói Cty quản lí, khai thác khu du lịch Angkor là Cty tư nhân có tên APSARA của 1 đại gia gốc Việt tên Sáu Cò (Sóc-kong). Họ thuê nuớc ngoài thiết kế, quản lí và mang lại không ít tiền cho đất nuớc.
(Còn tiếp).
2 nhận xét:
Bạn làm du lịch quá hay. Ta cần phải học.
Từ CHÁO QUÁT Hà nộiV...V..Thì có gì mà học.lúc xem hàng thì nó cho mình lên mây...còn không mua thì nó chửi té tát.Trong một đất nước bởi hai luồng dịch vụ của hai chế độ hoàn toàn khác nhau.Kẻ chiến thắng là kẻ có nền dịch vụ tồi tệ nhất...Có lối văn hóa ứng xử... nhất...
Đăng nhận xét