Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Thăm làng Đình Bảng và nhà thờ họ gia đình Quang Bắc

Ở Đền Đô.
Đến cái tuổi này khi đã yên bề gia thất, anh em đến thăm nhà nhau đã là quý; nhưng quý hơn khi được đến thăm quê rồi thắp hương tại nhà thờ họ của gia đình bạn. Hẹn lần lữa nhiều lần, vì bận mà chưa thực hiện được. Lần lên thăm Phố Thắng vừa rồi, anh em lập kế hoạch khi trở về sẽ qua thăm Đình Bảng.


Mấy năm ở HN, là thằng hay phi xe theo đường 1B (đường cao tốc mới) lên Bắc Ninh, Lạng Sơn, Quảng Ninh... lần nào cũng thấy biển báo rẽ vào Đền Đô (nơi thờ Lý Bát Đế). Vậy mà chưa rẽ lần nào. Nay, Bắc dẫn theo đường 1A cũ từ Hiệp Hòa tới Đền Đô. (Chuyện thăm Đền Đô đã có phóng sự ảnh của Thắng KV. Tác giả xin có bài sau).
Cột đền do cụ Đạo tiến (có khắc tên).

Bên cây xanh tốt của "ông con".
Chỉ nhớ hai điểm:
1, Cụ Lê Quang Đạo đã tiến một cột (chắc là lim?) để thay thế cột cũ đã mục.
2, "Ông con" của cụ được trồng một cây trên khu vườn của đền.
Sau đó về Đình Bảng. Làng xưa đã thành phố thị. Cửa hàng internet, làm đầu, làm móng tay, cửa hàng tạp phẩm, bán bia rượu, bán quần áo thời trang... cứ san sát.
Ngay ngã ba là đình làng, tọa lạc trên một khoảng trống rộng. Đình cổ kính nhưng cũng rất đẹp. (Sẽ có bài sau).
Thăm đình xong, theo phố nhỏ vào nhà thờ họ. Cho dù thôn xóm đã bị bê tông hóa nhưng họ hàng nhà Bắc vẫn giữ được nhà thờ với lối kiến trúc cổ xưa - nhà mái ngói, một gian, hai trái; sân lát gạch Tàu, rộng có vườn. Bên trong, gian giữa là ban thờ. Di ảnh các cụ nội ngoại đặt phía sau, phía trước là ảnh cụ Đạo.
Đình của làng Đình Bảng.

Ngẩn ngơ trước nhà thờ họ.

Ban thờ họ.

Phút giây thoải mái.

Thắp hương cho các cụ xong, anh em ra ngồi cả ra ngoài hè, hưởng cái không khí trong lành, yên bình của Đình Bảng. Gió chiều man mát. Thật là sảng khoái.
Đất này xưa nay vốn là đất buôn bán (chính xác hơn là: có yếu tố "lậu"?). Thuốc lá cuốn, thuốc lá giả, bột B12, đường hóa học, vải phin "đểu"...  những năm 1980 xuất phát từ đây; nay hàng TQ đánh về cũng nhờ dân này phân phối.
Có lẽ phải nghiên cứu sâu nữa xem đình làng đặt hướng nào, sao mà làng ta phất thế??? Chưa kể có nhiều nhân vật nổi tiếng sinh, lớn lên ra ở Đình Bảng...

6 nhận xét:

Nặc danh nói...

Bác Ngân đọc hộ mấy chữ trên hoành phi.

Nặc danh nói...

Đọc thấy chữ LÊQUANGĐẠO rất rõ ! còn hai chữ ở ảnh bên thì phải hỏi thêm Nguyễn Xuân Diện ở viện Hán nôm ! Các Cụ ta xưa Túc Nho nhưng cũng khó cho các Cụ.Tự điển không có để tra cho thống nhất,chữ tượng hình nên từng Cụ còn có quyền Phantersy ( thêm chân, phẩy nét ) rồi nhỡ ra con mèo bước qua chân dính mực lại thêm một nét,thiếu một chấm, đến lượt ông thợ trạm,thợ sơn... Bây giờ con cháu dịch chữ "THUẬT"" PHÉP"hay chữ" TRUẬT" thì trên chữ mộc còn thiếu một chấm, mà dịch chữ "CHỨC" chữ "HÀM" thì phải thay mộc bằng kim . Y các Cụ thâm thúy ,con cháu chưa nắm bắt được. Xin khất bạn đọc BT5, Trình độ còn thấp, Mỗ tôi phải học hỏi thêm.

Nặc danh nói...

Hay hỏi cụ Thiên Tích hay thầy Trung nhà ta?

Nặc danh nói...

Còn nhớ sau tết ta ,năm 1959 cha tôi rủ cụ Đinh Đức Thiện đi băn vịt trời trên cánh đồng Đình Bảng.Hai cụ cho tôi theo chân.Hai cụ có ghé thăm Đình làng.Cụ Thiện sau khởi nghĩa là bí thư Bắc Ninh nên coi như thổ địa.Tôi nhớ mãi một câu cụ nói với cha tôi:"Dân làng này buôn giỏi lắm ,gái Đình Bảng đi buôn nuôi cả nhà đấy.Lệ làng rất quy củ,làm quan to mấy khi về làng phải im một phép".Sau này tôi nghiệm thấy những điều cụ Thiện nói đúng cả. KC

Nặc danh nói...

Cụ Tỉnh, thân phụ của Tiến bắc, Việt Triều cũng dân Đình Bảng. Cánh k7 cũng được Triều mời về làng thăm Đền Đô và nhà thờ họ.

Nặc danh nói...

2 chữ trên hoành phi là chữ TỈNH (tỉnh Hà Nam) THUẬT (học thuật). Nghĩa là tỉnh ngộ đuợc cái uyên thâm của học thuật.
Trần Trung