Sinh vào ngày Tòan quốc kháng chiến. Bố mẹ đều là bộ đội nên từ thủa nhỏ đối với lũ con bộ đội chúng tôi hai tiếng “Việt Bắc” trở nên rất thiêng liêng. Cho đến khi học cấp III, tôi nhớ mãi trong bài thơ Việt Bắc cũa nhà thơ Tố Hữu có câu: ”Nhìn về Việt Bắc mà nuôi chí bền”. Chính vì vậy lần ra Bắc này, vợ chồng tôi thu xếp lên Việt Bắc thăm thắng cảnh Hồ Ba Bể.
Chuyến lên thăm Ba Bể đối với cá nhân tôi là một cơ hội quý báu trong đời, về lại núi rừng Việt Bắc - nơi gia đình tôi gồm cha, mẹ, ông, bà tôi đã được cưu mang, nơi “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” trong cuộc kháng chiến 9 năm.
Từ trên mạng chúng tôi tìm hiểu được biết đường Hà Nội lên Ba Bể khỏang 250km, thời gian cần cho chuyến đi là 2 ngày. Chúng tôi thuê một xe Innova còn mới cong của Sơn, bạn Hải (anh em cọc chèo). Sơn tính giá 5000đ/km. Ừ liền.
Sáng 15-11 lên đường. Xuất phát 7 giờ sáng. Xe qua cầu Thăng Long, khu công nghiệp Nôi Bài, sang thị trấn Đa Phúc (Sóc Sơn). Đa Phúc là nơi 1973 tôi từng đóng quân. Thị trấn Đa Phúc nghèo nàn ngày xưa không còn nữa, nay phố xá tấp nập, nhà cửa khang trang, san sát. Đó là điều đáng mừng. Tại đây có Núi Đôi nổi tiếng với bài thơ tình cùng tên, rất lãng mạn cách mạng nên lũ học sinh Hà Nội những năm 1960 hay chép truyền tay nhau.
Qua cầu Đa Phúc sang đất Thái Nguyên. Đường rất tốt. Ấn tượng nhất là đọan đường tránh nôi thị Thái Nguyên, có độ dài non 10km. Ngồi trên xe có cảm tưởng đang trên đường cao tốc Trung Lương.
Qua cầu Đa Phúc sang đất Thái Nguyên. Đường rất tốt. Ấn tượng nhất là đọan đường tránh nôi thị Thái Nguyên, có độ dài non 10km. Ngồi trên xe có cảm tưởng đang trên đường cao tốc Trung Lương.
Gần thành phố Thái Nguyên nhận ra mỏ than Trại Cau đang được khai thác nham nhở. Các ngọn núi bị san bằng, các tầng than xếp lên nhau trông nhức nhối. Không công nghiệp thì nghèo, mà công nghiệp hóa không có tính tóan cẩn thận thì phá vỡ hết môi trường.
Sau Thái Nguyên đi qua những địa danh rất quen thuôc thời kháng chiến 9 năm như Chợ Chu, Định Hóa, Bắc Cạn, Phủ Thông... Đọan đường này nhỏ, được trải nhựa, đạt chất lượng đường miền núi cấp 2.Lưu lượng xe qua lại không nhiều nên tốc độ trung bình đạt 40 km/giờ. Ven đường có nhiều cách đồng lúa vừa đến kỳ thu họach, cảnh tượng rất đẹp.
Những cánh đồng lúa vừa thu hoạch. |
Thị trấn Ba Bể. |
Thăm thú. |
Cảnh hồ nên thơ. |
CCB Điền - ông chủ nhà nghỉ kiêm nghề bốc thuốc. |
Cùng gia đình anh Điền. |
Theo VTV thì năm nay Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang được mùa, năng xuất bình quân đạt 6 tấn/ha.
Nghỉ trưa vào 11 giờ, ăn cơm tại huyên lỵ Ba Bể, phố huyện miền núi. Cũng đông vui nhộn nhịp. Tranh thủ ghi được tấm hình mấy ngôi nhà phố núi rất dễ thương.
Từ huyên lỵ, chúng tôi phải lên xe chạy tiếp độ 15 km đến Vườn quốc gia Ba Bể, có diện tích 10.048 ha. Bên đường là các bản làng tương đối trù phú. Rừng nguyên sinh xen lẫn bản làng. Trên đường thấp thoáng bóng áo chàm cùng những đàn trâu. Những dòng sông, dòng suối nước trong vắt. Đặc biệt thú vị khi xe chạy trong những cánh rừng nguyên sinh, tán cây che hết ánh sáng mặt trời.
Vào Vườn quôc gia phải qua trạm kiểm lâm, mỗi người vào tham quan phải mua vé với giá 20 nghìn. Sau đấy là khu khách sạn du lịch khá khanh trang của Công ty du lịch Bắc Kạn. Trong khách sạn có bể bơi, vườn hoa… Song váo tháng 11 rất ít khách.
Xe chạy tiếp lên dốc. Nhìn xuống thấy tòan cảnh hồ Ba Bể. Mặt hồ phẳng lặng, nước trong mầu ngọc bích, quanh hồ là rừng cây nguyên sinh với nhiều cây cao, to, mọc trên núi đá vôi.
Hồ Ba Bể gồm ba hồ lớn nối liền với nhau, có diện tích 500 ha, có độ sâu trung bình 20 m (nơi sâu nhất 35 m). Hồ là một thủy vực liên tục dài 8,5 km, nằm trên độ cao 150m so với mực nước biển. Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên trên núi đá vôi, có cơ chế hình thành độc đáo nhất thế giới. Nước hồ không bao giờ cạn.
Chúng tôi đến bến thuyền của Cty du lịch Ba Bể lúc 13g30, thuê thuyền tham quan hồ với thời gian 3 giờ. Giá cả 410K. Thuyền đưa dọc ngang qua các hồ, ra sông Năng, thăm thác Đầu Đẳng (phía dưới là Thủy diện Tuyên Quang), thăm động Puông...
Lên một hồ nhỏ nằm cao hơn mặt hồ lớn khỏang 30 m, nằm trong lòng một quả núi đá vôi, có rừng cây bao bọc với diện tích 1,2 ha. Nước quanh năm trong vắt, phẳng lặng, cây rừng soi bóng. Hồ có tên gọi là Ao Tiên.
Cảm giác khi ngồi thuyền trên hồ Ba Bể rất khó tả. Vừa mãn nguyện vì được đắm mình trong cảnh bồng lai, vừa mong sao kéo dài thời gian trong mơ của chính mình trước vẻ đẹp tuyệt trần của mặt hồ mầu ngọc bích, của rừng cây xanh bao la, của chim, của cá...
Sau 3 giờ tham quan hồ, chúng tôi lên xe chạy quanh hồ. Nhìn từ trên cao xuống cảm thấy mãn nguyện vì được chiêm ngưỡng một kỳ quan thiên nhiên tuyệt vời của đất nước, cho dù chỉ trong khỏang thới gian hơn 3 giờ.
Theo giơi thiệu của một người bạn, chúng tôi tìm đến Nhà nghỉ Suối Mơ của vợ chồng CCB Triệu Sỹ Điền. Nhà nghỉ được xây dựng bằng gỗ, nằm sát đường cái, lưng dựa vào rừng nguyên sinh. Được tiếp xúc với người dân hồ Ba Bể, với cuộc sống của họ làm chúng tôi thêm mãn nguyện cho chuyến về thăm ATK lần này.
Anh Điền là người Tày, sinh 1958. Năm 1978 nhập ngũ, tham gia chiến tranh biên giới, đóng quân tại mặt trận Lào Cai. Trong chiến đấu anh bị thương, mất một chân. Năm 1982 xuất ngũ với cấp bậc trung sỹ, hiện được hưởng trợ cấp 1,8T/ tháng.
Vào mùa du lịch, khách du lịch trong, ngòai nước theo các tour do Cty du lich Hà Nôi tổ chức lên nghỉ rất đông. Ở nhà nghỉ của anh có khi tới 30, 40 người.
Sau lưng nhà nghỉ Suối Mơ là rừng nguyên sinh. |
Giá mỗi chỗ nghỉ đêm tập thể 50 ngàn, phòng riêng là 80 ngàn. Nhà nghỉ phục vụ ăn bình dân. Phòng ốc khá, chăn đệm sạch sẽ, có nhà vệ sinh, nhà tắm. Từ lâu điện đã về đến bản làng quanh hồ. Nhà nào cũng chảo thu tín hiệu do TQ sản xuất. Tại nhà nghỉ có thể theo dõi đầy đủ kết quả thi đấu của Đòan thể thao Viêt Nam tại Indonesia.
Quanh nhà anh Điền còn nhiều nhà nghỉ như vậy.
Điều thú vị ở chỗ, ngòai việc quản lý nhà nghỉ, anh Điền còn có nghề thuốc gia truyền. Anh kết hợp bán thuốc, chữa bệnh. Biết các loai cây cỏ có giá trị dươc liệu cao trong rừng nguyên sinh, anh thường vào rừng tìm kiếm, thu mua phơi, đóng gói. Khách du lịch từ Hà Nôi lên mua nhiều.
Anh tham gia sinh họat chi bộ tại xã, tham gia họat động Hội CCB địa phương. Có nhiều bệnh nhân còn giữ quan hệ thân thiết vẫn đuợc anh gửi thuốc về (trong đó có bạn tôi).
Con người sống trong Vườn quốc gia Ba Bể hiền lành, thực thà, mến khách. Cuộc sống của họ chưa thật giàu có, song họ bắt đầu biết cách kinh doanh làm giàu, phục vụ nhu cầu du lịch. Việc làm của họ góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái của Vườn quốc gia. Thực tê cuộc sống cùa họ đã có nhiều thay đổi tiến bộ, họ tin vào tương lai tốt đẹp.
Qua tâm sự bên chén rượu, họ cho biết nhiều chuyện tham nhũng của ông này, bà kia trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn. Đó là một thực tế đáng buồn của xã hội Việt Nam hiện nay.
Nhân dân tại Vườn quốc gia Ba Bể rất có ý thức trong việc bảo vệ rứng, bảo vệ nguồn nước cho chính mình, cho đất nước.
Nếu có ai muốn lên tham quan Hồ Ba Bể cần sự giúp đỡ thì liên hệ:
Triệu Sỹ Điền - Nhà nghỉ Suối Mơ-Hồ Ba Bể – Bắc Kạn
Đt: 0281.394049/ 0977035977
2 nhận xét:
Du hi van la tro vui nhat neu co thoi gian va it tien.
VA
Chúng tôi đều đả nghỉ hưu,rảnh. Chi phí cho chuyến đi cụ thể chư sau: Thuê xe 2tr,500 ngàn.Nếu rủ được thên bạn thì đỡ tiền xe hơn.Ăn trưa ở phố huyện 200 ngàn (đắt), Ngồi 3 giờ thăm Hồ 410 ngàn. Ăn,nghỉ ở nhà nghỉ Suối Mơ anh Điền không lấy tiền,vì chúng tôi là bệnh nhân,mua đến 4 triệu tiền thuốc -300 ngàn 1 gói (cho bạn bè ,cho bản thân.Có được sự mãn nguyện như vậy rẻ chán.KC
Đăng nhận xét