Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

Gặp mặt cán bộ, CNV và gia đình ngành Ngoại giao (Kháng Chiến)

Sở Ngoại vụ Tp HCM, ngày 14/1/2012. Đúng 9 giờ đã thấy trong hội trường khá đông người. Trên hàng đại biểu thấy có cụ Nguyễn Thọ Chân, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh... Tôi tranh thủ đến chào chú Chân, cô Bình và Bộ trưởng.


Tranh thủ chụp được hai bức ảnh chú Chân, Bộ trưởng Bình Minh trong buổi gặp gỡ. Theo ban tổ chức  trong buổi gặp gỡ này có 300 đại biểu. Tôi nhận ra  Cô Hà Giang, vợ cố Đại sứ Trần Xuân Độ, bạn tù Côn Đảo  của cha tôi; cô Mạc Thị Kim Cúc - vợ cố Đại sứ Nguyễn Văn Kỉnh. Riêng gia đình cố Đại sứ Nguyễn Văn Phát có Nguyễn Chỉnh Huấn. 
Tại buổi gặp mặt, ban tổ chức mời cụ Nguyễn Thọ Chân lên phát biểu nhưng cụ xin nhường diễn đàn cho Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bình, người từng là Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam, từng tham gia cuộc Hội đàm Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Bình xúc động phát biểu: "Rất lâu tôi chưa gặp lại các bạn, các đồng nghiệp nên thực sự cảm động và rất quý trọng cuộc gặp gỡ tình cảm, có ý nghĩa này".
Hội trường chú ý lắng nghe Bộ Trưởng Phạm Bình Minh nói chuyện. Anh thay mặt lãnh đạo Bộ chúc tết các thế hệ cán bộ ngoại giao và có mấy lời về công tác ngoại giao năm 2011, đặc biệt nhấn mạnh các sự kiện quan trọng, trong đó  đáng chú ý  là phần quan hệ Việt-Trung.
Năm 2011,  sau hai sự kiện Trung Quốc cắt cáp  tầu Bình Minh và Ving King làm quan hệ Việt-Trung xấu đi. Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc vào tháng 10-2011, dù còn nhiều vấn đề, song đã đưa quan hệ Việt –Trung về vị trí bình thường.
Chuyến thăm Việt nam của  Phó chủ tịch Tập Cận Bình cũng đạt kết quả, cho dù không có trong kế hoạch dài hạn mà chỉ được phía Trung Quốc đề nghị trước có 3 tuần. Theo Bộ trưởng, điều đó chứng tỏ Trung Quốc cũng mong muốn đưa quan hệ hai nứơc về vị trí tốt ơn. Thoả  thuận 6 điểm Việt-Trung trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một quá trìng bàn thảo khá căng thẳng, song cuối cùng hai bên thống nhất với nội dung đã công bố. (Trước chuyến thăm , phía Việt Nam đưa ra đề nghị gọi chuyến  thăm này là "Chuyến thăm chính thức hữu nghị”, còn phía Trung Quốc đề nghị bỏ 2 từ "hữu nghị", điều đó chứng tỏ gặp gỡ cấp cao  Việt –Trung lần này không đơn giản. Song thực tế trong chuyến thăm các vị trong Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc đều tiếp Đoàn (đâylà một tiền lệ hiếm có tại Trung Quốc).
Vấn đề Biển Đông, theo Bộ trưởng, từ 2009 phía Trung Quốc đã chính thức đưa ra "bản đồ lưỡi bò" trước Liên hiệp quốc. Nhưng điều này bị Việt Nam, Philippines, Malaisia trực tiếp phản đối, dư luận quốc tế phê phán. Mỹ  muốn duy trí tự do hàng hải trên Biển Đông , không muốn một nứơc nào độc chiếm  Biển Đông. 
Một vấn đề đáng quan tâm là Lào xúc tiến xây dựng nhà máy thủy điện trên  dòng chính sông Mêkong, vi phạm Hiệp định Ủy ban sông Mê Kong được Lào, Việt, Thái, Miến đã cùng nhau thống nhất. Nếu điều đó diễn ra sẽ dẫn đến nhiều nhà máy thủy điện nối đuôi nhau chặn dòng chính sông Mêkong, Việt Nam sẽ phải chịu những ảnh hưởng rất tiêu cực, ảnh hưỡng đến an ninh lương thực.  Ngành Ngoại giao đã tiến hành trao đổi, đấu tranh trong khuôn khổ Ủy ban sông Mêkong. Kết quả là Lào đã tạm đình việc triển khai xây dựng trên.

Không có nhận xét nào: