Ngày
nay chúng ta thường nghe thấy Thư gửi Elise (Für Elise) ở khắp mọi
nơi như cho nhạc chuông điện thoại, còi ôtô, đồ chơi trẻ em.Nhiều ca
sĩ, nhạc sĩ đã sử dụng Für Elise như là nguồn cảm hứng, như là chất liệu
âm nhạc trong các tác phẩm của mình.
Tinh tế, trong sáng và tràn đầy tình cảm.
Như tất cả mọi trạng thái, cảm xúc muôn đời của tình yêu Thư gửi Elise dạt dào tình cảm, mang lại cho người nghe một sự cuốn hút khó kiềm chế. Và như mọi thành tựu trong cuộc sống, để đạt đến sự giản dị và trong sáng luôn là điều rất khó khăn. Nhạc sĩ Beethoven đã sáng tác Thư gửi Elise khoảng năm 1810, khi ông đã 40 tuổi và đã được khẳng định là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Trong khoảng thời gian này, Beethoven đã bị điếc rồi. Vậy thì Thư gửi Elise đã được sáng tác trong cái sự “yên tĩnh” của nhạc sĩ. Như ai đó đã từng nói “ Tình yêu có chiều sâu hơn khi người ta lớn tuổi”. Thư gửi Elise mang lại sự sâu sắc vô cùng, như sự chiêm nghiệm của người đàn ông đã trải qua bao thăng trầm, cay đắng nhưng vẫn còn nguyên vẹn một tình yêu mãnh liệt và trong sáng trước một cô gái. Bản nhạc như một lời tỏ tình nhẹ nhàng du dương nhưng cháy bỏng. Tôi nghĩ rằng bạn không thể nghe nó một lần. Cũng giống như sự quyến rũ của tình yêu bạn cho phép mình được bay bổng và “phá cách” trong suy nghĩ và hành động để bày tỏ cảm xúc với người tình…Bạn có thể luyện kỹ thuật như: tốc độ cho đúng, hợp lý, âm thanh rõ ràng sau một thời gian tập luyện, nhưng một yêu cầu quan trọng khác không thấy được viết vào bản nhạc, đó là tinh thần,tư tưởng, tình cảm của cuộc đời của Beethoven. Và chính vì vậy đã hàng ngàn nghệ sĩ piano biểu diễn Thư gửi Elise vẫn miệt mài tập luyện, vì muốn thể hiện bản nhạc một cách “toàn vẹn” cần rất nhiều thời gian hiểu biết, tích lũy, cảm nhận để làm sao thể hiện những dòng âm thanh trào dâng mà vẫn sâu lắng và đặc biệt là trong sáng một cách kỳ lạ của người đàn ông 40 tuổi trải qua quá nhiều vất vả, bi kịch trong cuộc đời mà vẫn đang yêu đắm say…
Như tất cả mọi trạng thái, cảm xúc muôn đời của tình yêu Thư gửi Elise dạt dào tình cảm, mang lại cho người nghe một sự cuốn hút khó kiềm chế. Và như mọi thành tựu trong cuộc sống, để đạt đến sự giản dị và trong sáng luôn là điều rất khó khăn. Nhạc sĩ Beethoven đã sáng tác Thư gửi Elise khoảng năm 1810, khi ông đã 40 tuổi và đã được khẳng định là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Trong khoảng thời gian này, Beethoven đã bị điếc rồi. Vậy thì Thư gửi Elise đã được sáng tác trong cái sự “yên tĩnh” của nhạc sĩ. Như ai đó đã từng nói “ Tình yêu có chiều sâu hơn khi người ta lớn tuổi”. Thư gửi Elise mang lại sự sâu sắc vô cùng, như sự chiêm nghiệm của người đàn ông đã trải qua bao thăng trầm, cay đắng nhưng vẫn còn nguyên vẹn một tình yêu mãnh liệt và trong sáng trước một cô gái. Bản nhạc như một lời tỏ tình nhẹ nhàng du dương nhưng cháy bỏng. Tôi nghĩ rằng bạn không thể nghe nó một lần. Cũng giống như sự quyến rũ của tình yêu bạn cho phép mình được bay bổng và “phá cách” trong suy nghĩ và hành động để bày tỏ cảm xúc với người tình…Bạn có thể luyện kỹ thuật như: tốc độ cho đúng, hợp lý, âm thanh rõ ràng sau một thời gian tập luyện, nhưng một yêu cầu quan trọng khác không thấy được viết vào bản nhạc, đó là tinh thần,tư tưởng, tình cảm của cuộc đời của Beethoven. Và chính vì vậy đã hàng ngàn nghệ sĩ piano biểu diễn Thư gửi Elise vẫn miệt mài tập luyện, vì muốn thể hiện bản nhạc một cách “toàn vẹn” cần rất nhiều thời gian hiểu biết, tích lũy, cảm nhận để làm sao thể hiện những dòng âm thanh trào dâng mà vẫn sâu lắng và đặc biệt là trong sáng một cách kỳ lạ của người đàn ông 40 tuổi trải qua quá nhiều vất vả, bi kịch trong cuộc đời mà vẫn đang yêu đắm say…
· Thực
sự ra, cái tên của tác phẩm là do các nhà nghiên cứu về Beethoven khẳng
định đã thấy lời đề tặng “Für Elise” do tác giả viết trên bản thảo,
nhưng bản thảo đó cũng thất lạc từ lâu. Cái tên Elise là một trong những điều bí
hiểm ẩn còn phải nghiên cứu trong cuộc đời của Beethoven.
1 nhận xét:
Tác phẩm này đã là quá hay rồi. Trẻ con tập piano phải làu làu bài này.
Đăng nhận xét