10 . NHỮNG NGÀY THÁNG TÁM
Ngày 14/8, tiếng súng
chiến tranh lặng im trên toàn châu Á. Nhật đã đầu hàng và tướng Mc Carthur bay
đến vịnh Tokyo để ký kết các điều kiện đầu hàng với Hoàng gia Nhật bản trên chiến
hạm Missouri. Từ các căn cứ địa của mình trên vùng rừng núi Tân trào, Việt minh
bắt đầu hành động. Ngày 16, cùng ngày với Đại hội quốc dân, các đơn vị của Giáp
do nhóm Con nai hộ tống bắt đầu tiến về phía Nam. Lác đác tại một số vùng nông
thôn Bắc bộ, nơi nạn đói và lụt lội đã cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người
trong nửa năm đầu, dưới sự chỉ đạo của các hội Việt minh địa phương, nông dân
đã nổi dậy cướp chính quyền, phá kho thóc và thành lập các Uỷ ban giải phóng
nhân dân địa phương.
Ngày 19/8 tại Thái nguyên, khi quân
của Giáp ăn mặc chỉnh tề tiến vào thành phố và được nhân dân nhiệt liệt chào
đón, lực lượng bảo an và các quan chức chính phủ lâm thời của Trần Trọng Kim đã
nhanh chóng đầu hàng. Tuy nhiên quân Nhật đồn trú đã kiên quyết kháng cự. Được
tin, TƯ đã ra lệnh cho Giáp chỉ để lại một đơn vị nhỏ, còn lại tiến thẳng về thủ
đô. Tình hình cũng xảy ra tương tự ở Tuyên quang.
Ở Hà nội, tin Nhật sắp đầu hàng được rỉ tai nhau từ ngày 11/8. Cơ quan đảng dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Khang đã tích cực chuẩn bị cho khởi nghĩa cướp chính quyền từ tay quân Nhật. Họ đợi ngày này đã lâu. Mặc dù chỉ có khoảng hơn 50 đảng viên ở trong thành phố, đảng đã tổ chức được hàng ngàn người bất mãn với chính quyền hiện tại vào các Hội cứu quốc của Việt minh. Tại ngoại ô, nông dân được huy động để sẵn sàng tràn vào thành phố hỗ trợ cuộc khởi nghĩa.
Tình hình kinh tế ở Hà nội cũng có lợi cho cách mạng. Đồng bạc đông dương bị mất giá thảm hại, chỉ trong mấy tháng giảm từ 0.25 $ xuống còn 0.10. Chi phí sinh hoạt tăng 30 lần so với trước chiến tranh. Các tầng lớp trung lưu bắt đầu có cảm tình với Việt minh, nhiều người bí mật mua trái phiếu Việt minh. Trong hai tuần đầu tháng 8, đảng tìm cách cài người vào các đơn vị quân đội đóng trong thành phố và thiết lập quan hệ với đại diện của triều đình ở Bắc bộ Phan Kế Toại (ông này có con tham gia Việt minh). Ngày 13/8, Toại gặp Nguyễn Khang và khuyên Việt minh tham gia thành lập chính quyền cùng Bảo đại để đón tiếp quân đồng minh. Khang từ chối và đề nghị Bảo đại thoái vị nhường chính quyền cho chính phủ cộng hoà. Toại hứa sẽ truyền đạt thông điệp đó cho triều đình. Cùng ngày, tại Huế Trần Trọng Kim xin từ chức vì bất lực trước tình hình (ông này trước đây là nhà sử học) và trao quyền lại cho một chính phủ lâm thời. Các phần tử không cộng sản ở Hà nội đã thành lập ra Uỷ ban cứu quốc, tự xưng là đại diện cho chính phủ lâm thời mới này.
Ngày 15/8 sau khi Tokyo ký văn bản đầu hàng, quân Nhật tại Hà nội ngay lập tức bàn giao quyền lực cho chính quyền lâm thời. Xứ uỷ Bắc kỳ họp khẩn cấp tại Hà đông trước tình hình mới. Mặc dù chưa có chỉ thị gì từ Tân trào, cuộc họp vẫn quyết định tổng khởi nghĩa tại các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ, tiến tới giải phóng thủ đô. Nguyễn Khang được giao chỉ huy Uỷ ban khởi nghĩa vũ trang gồm 5 người. Tối ngày 16/8, người Hà nội phấp phỏng chờ đón số phận của mình. Ánh đèn rực rỡ từ những khung cửa sổ khách sạn đối lập với màn đêm đen đặc và những ngọn đèn đường tù mù vì sợ bị oanh tạc. Tại một rạp chiếu bóng gần hồ Hoàn Kiếm bỗng vang lên những tiếng súng lục, Việt minh chiếm sân khấu và kêu gọi khởi nghĩa. Một sí quan Nhật chạy ra ngoài lập tức bị bắn chết, nằm trên đường mấy tiếng đồng hồ không ai thèm ngó tới. Ngày 17, Hội đồng tư vấn Bắc bộ, một tổ chức bù nhìn do Pháp lập ra cách đây 2 thập kỷ, họp tại Toà Thống sứ. Thành viên của Hội đồng này chủ yếu là thành viên của đảng Đại Việt và cũng chiếm chân trong Uỷ ban cứu quốc vừa được thành lập 4 ngày hôm trước. Hội đồng quyết định kêu gọi cuộc biểu tình của dân chúng để ủng hộ Bảo đại. Trưa ngày 17, trong lúc Hội Đồng còn đang họp, các đảng phái thân chính phủ lâm thời của Trần trọng Kim đã tổ chức một cuộc miting lớn với gần 20000 người tham dự ngay trước cửa Nhà hát Lớn. Khi cuộc miting còn đang diễn ra, các phần tử võ trang Việt minh đã nhảy lên cướp khán đài, giật cờ triều đình, treo cờ đỏ sao vàng. Nguyễn Khang đã lên phát biểu kêu gọi quần chúng ủng hộ Việt minh giành lại độc lập cho dân tộc. Cuộc miting đã kết thúc trong hỗn loạn, dòng người đội mưa tiến về Bắc bộ phủ, Toà Thống sứ và khu phố cổ.
Ở Hà nội, tin Nhật sắp đầu hàng được rỉ tai nhau từ ngày 11/8. Cơ quan đảng dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Khang đã tích cực chuẩn bị cho khởi nghĩa cướp chính quyền từ tay quân Nhật. Họ đợi ngày này đã lâu. Mặc dù chỉ có khoảng hơn 50 đảng viên ở trong thành phố, đảng đã tổ chức được hàng ngàn người bất mãn với chính quyền hiện tại vào các Hội cứu quốc của Việt minh. Tại ngoại ô, nông dân được huy động để sẵn sàng tràn vào thành phố hỗ trợ cuộc khởi nghĩa.
Tình hình kinh tế ở Hà nội cũng có lợi cho cách mạng. Đồng bạc đông dương bị mất giá thảm hại, chỉ trong mấy tháng giảm từ 0.25 $ xuống còn 0.10. Chi phí sinh hoạt tăng 30 lần so với trước chiến tranh. Các tầng lớp trung lưu bắt đầu có cảm tình với Việt minh, nhiều người bí mật mua trái phiếu Việt minh. Trong hai tuần đầu tháng 8, đảng tìm cách cài người vào các đơn vị quân đội đóng trong thành phố và thiết lập quan hệ với đại diện của triều đình ở Bắc bộ Phan Kế Toại (ông này có con tham gia Việt minh). Ngày 13/8, Toại gặp Nguyễn Khang và khuyên Việt minh tham gia thành lập chính quyền cùng Bảo đại để đón tiếp quân đồng minh. Khang từ chối và đề nghị Bảo đại thoái vị nhường chính quyền cho chính phủ cộng hoà. Toại hứa sẽ truyền đạt thông điệp đó cho triều đình. Cùng ngày, tại Huế Trần Trọng Kim xin từ chức vì bất lực trước tình hình (ông này trước đây là nhà sử học) và trao quyền lại cho một chính phủ lâm thời. Các phần tử không cộng sản ở Hà nội đã thành lập ra Uỷ ban cứu quốc, tự xưng là đại diện cho chính phủ lâm thời mới này.
Ngày 15/8 sau khi Tokyo ký văn bản đầu hàng, quân Nhật tại Hà nội ngay lập tức bàn giao quyền lực cho chính quyền lâm thời. Xứ uỷ Bắc kỳ họp khẩn cấp tại Hà đông trước tình hình mới. Mặc dù chưa có chỉ thị gì từ Tân trào, cuộc họp vẫn quyết định tổng khởi nghĩa tại các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ, tiến tới giải phóng thủ đô. Nguyễn Khang được giao chỉ huy Uỷ ban khởi nghĩa vũ trang gồm 5 người. Tối ngày 16/8, người Hà nội phấp phỏng chờ đón số phận của mình. Ánh đèn rực rỡ từ những khung cửa sổ khách sạn đối lập với màn đêm đen đặc và những ngọn đèn đường tù mù vì sợ bị oanh tạc. Tại một rạp chiếu bóng gần hồ Hoàn Kiếm bỗng vang lên những tiếng súng lục, Việt minh chiếm sân khấu và kêu gọi khởi nghĩa. Một sí quan Nhật chạy ra ngoài lập tức bị bắn chết, nằm trên đường mấy tiếng đồng hồ không ai thèm ngó tới. Ngày 17, Hội đồng tư vấn Bắc bộ, một tổ chức bù nhìn do Pháp lập ra cách đây 2 thập kỷ, họp tại Toà Thống sứ. Thành viên của Hội đồng này chủ yếu là thành viên của đảng Đại Việt và cũng chiếm chân trong Uỷ ban cứu quốc vừa được thành lập 4 ngày hôm trước. Hội đồng quyết định kêu gọi cuộc biểu tình của dân chúng để ủng hộ Bảo đại. Trưa ngày 17, trong lúc Hội Đồng còn đang họp, các đảng phái thân chính phủ lâm thời của Trần trọng Kim đã tổ chức một cuộc miting lớn với gần 20000 người tham dự ngay trước cửa Nhà hát Lớn. Khi cuộc miting còn đang diễn ra, các phần tử võ trang Việt minh đã nhảy lên cướp khán đài, giật cờ triều đình, treo cờ đỏ sao vàng. Nguyễn Khang đã lên phát biểu kêu gọi quần chúng ủng hộ Việt minh giành lại độc lập cho dân tộc. Cuộc miting đã kết thúc trong hỗn loạn, dòng người đội mưa tiến về Bắc bộ phủ, Toà Thống sứ và khu phố cổ.
Trong khi đó, dưới sự chỉ huy của Uỷ
ban khởi nghĩa vũ trang, nông dân các làng ngoại ô đã chiếm chính quyền và tổ
chức thành các đơn vị dân quân với giáo mác và vài khẩu súng kíp, sẵn sàng tràn
vào nội thành vào sáng hôm sau. Đêm 17, là một đêm mùa hè nóng nực. Các lãnh đạo
Đảng bí mật họp tại một địa điểm ngoại ô và quyết định khởi nghĩa vào ngày
19/8. Họ ước tính có khoảng 100,000 người hay 1/2 dân số nội thành ủng hộ Việt
minh, thêm vào đó là các đơn vị dân quân ở ngoại ô sẵn sàng tiếp viện. Trong
ngày 18, vũ khí sẽ được tuồn vào và các đội xung kích sẽ án ngữ các vị trí quan
trọng. Đêm ngày 18, các uỷ viên Việt Minh lặng lẽ đột nhập Hà nội.
Rạng sáng chủ nhật, ngày 19/8. Dòng người từ các huyện Thanh trì, Thường tín, Phú xuyên, cuồn cuộn đổ vào thành phố hoà cùng với công nhân, sinh viên, tiểu thương và các công chức tò mò, bắt đầu tụ tập trước quảng trường Nhà hát Lớn. Đàn ông mặc áo nâu, đi dép cao su, đàn bà áo nâu, chít khăn mỏ quạ, đi giày cỏ. Rợp trời cờ đỏ sao vàng.
Cuộc diễu hành bắt đầu bằng phút mặc niệm các chiến sĩ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc. Dàn nhạc chơi giai điệu mới “Đoàn quân Việt nam đi”, các lãnh đạo Việt minh tuyên bố lệnh Tổng khởi nghĩa. Đoàn người chia làm nhiều ngả chiếm Bắc bộ phủ, Dinh Toàn quyền, Trụ sở bảo an và các địa điểm quan trọng khác. Họ hầu như không gặp sự chống đối nào, ngoại trừ một chút khó khăn ở Bắc bộ phủ. Sau khi đàm phán, quân Nhật tuyên bố sẽ không can thiệp. Uỷ ban cứu quốc bù nhìn hoàn toàn bị tan rã. Đến cuối ngày, toàn
bộ thành phố đã nằm trong tay quân khởi nghĩa. Đoàn diễu hành đi khắp các phố hát vang những bài ca cách mạng và hô khẩu hiệu đòi độc lập dân tộc. Chắc chắn là rất ít người trong số họ hiểu Việt minh là ai và tại sao lại có thể đại diện cho dân tộc. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh Thái bình dương đã kết thúc và viễn cảnh được đá đít Pháp cũng đã đủ để ăn mừng.
Ngay trong đêm 19, lãnh đạo Xứ uỷ gửi chỉ thị đi khắp nơi: “Hành động như Hà nội, nếu quân Nhật kháng cự, hãy tiêu diệt, dành chính quyền bằng mọi giá”. Làn sóng khởi nghĩa mau chóng lan rộng và đến ngày 22/8, cờ đỏ sao vàng đã bay khắp các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Quân Nhật ở Thái nguyên cũng đồng ý hạ vũ khí vào sáng hôm sau. Tình hình miền Trung, đặc biệt ở Huế có vẻ phức tạp hơn. Do không có vùng giải phóng để huy động lực lượng, thông tin từ Tân trào thì phải hàng mấy ngày mới đến, dân nội thành thì toàn là công chức và quan lại, không có đông công nhân, tiểu thương, sinh viên, chi bộ Đảng ở đây chủ yếu phải dựa vào những chỉ thị từ hội nghị tháng 3 để chuẩn bị lực lượng trong các làng ngoại ô. Ngày 21/8, Hà nội gửi điện yêu cầu Bảo đại thoái vị. Nhà cách mạng, nhà thơ trẻ Tố Hữu được phái vào kích động phong trào. Sáng 22/8, hơn 100,000 tụ tập trước cửa Ngọ môn để chứng kiến Uỷ ban khởi nghĩa chiếm chính quyền mà không gặp phải sự kháng cự nào của quân Nhật.
Rạng sáng chủ nhật, ngày 19/8. Dòng người từ các huyện Thanh trì, Thường tín, Phú xuyên, cuồn cuộn đổ vào thành phố hoà cùng với công nhân, sinh viên, tiểu thương và các công chức tò mò, bắt đầu tụ tập trước quảng trường Nhà hát Lớn. Đàn ông mặc áo nâu, đi dép cao su, đàn bà áo nâu, chít khăn mỏ quạ, đi giày cỏ. Rợp trời cờ đỏ sao vàng.
Cuộc diễu hành bắt đầu bằng phút mặc niệm các chiến sĩ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc. Dàn nhạc chơi giai điệu mới “Đoàn quân Việt nam đi”, các lãnh đạo Việt minh tuyên bố lệnh Tổng khởi nghĩa. Đoàn người chia làm nhiều ngả chiếm Bắc bộ phủ, Dinh Toàn quyền, Trụ sở bảo an và các địa điểm quan trọng khác. Họ hầu như không gặp sự chống đối nào, ngoại trừ một chút khó khăn ở Bắc bộ phủ. Sau khi đàm phán, quân Nhật tuyên bố sẽ không can thiệp. Uỷ ban cứu quốc bù nhìn hoàn toàn bị tan rã. Đến cuối ngày, toàn
bộ thành phố đã nằm trong tay quân khởi nghĩa. Đoàn diễu hành đi khắp các phố hát vang những bài ca cách mạng và hô khẩu hiệu đòi độc lập dân tộc. Chắc chắn là rất ít người trong số họ hiểu Việt minh là ai và tại sao lại có thể đại diện cho dân tộc. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh Thái bình dương đã kết thúc và viễn cảnh được đá đít Pháp cũng đã đủ để ăn mừng.
Ngay trong đêm 19, lãnh đạo Xứ uỷ gửi chỉ thị đi khắp nơi: “Hành động như Hà nội, nếu quân Nhật kháng cự, hãy tiêu diệt, dành chính quyền bằng mọi giá”. Làn sóng khởi nghĩa mau chóng lan rộng và đến ngày 22/8, cờ đỏ sao vàng đã bay khắp các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Quân Nhật ở Thái nguyên cũng đồng ý hạ vũ khí vào sáng hôm sau. Tình hình miền Trung, đặc biệt ở Huế có vẻ phức tạp hơn. Do không có vùng giải phóng để huy động lực lượng, thông tin từ Tân trào thì phải hàng mấy ngày mới đến, dân nội thành thì toàn là công chức và quan lại, không có đông công nhân, tiểu thương, sinh viên, chi bộ Đảng ở đây chủ yếu phải dựa vào những chỉ thị từ hội nghị tháng 3 để chuẩn bị lực lượng trong các làng ngoại ô. Ngày 21/8, Hà nội gửi điện yêu cầu Bảo đại thoái vị. Nhà cách mạng, nhà thơ trẻ Tố Hữu được phái vào kích động phong trào. Sáng 22/8, hơn 100,000 tụ tập trước cửa Ngọ môn để chứng kiến Uỷ ban khởi nghĩa chiếm chính quyền mà không gặp phải sự kháng cự nào của quân Nhật.
Nam bộ tỏ ra khó khăn hơn đối với Việt
minh. Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, tất cả các lãnh đạo Đảng hoặc chết
hoặc đang ở trong trại giam. Các đảng phái dân tộc chủ nghĩa mọc ra như nấm dưới
sự cai trị của Nhật, hô hào khẩu hiệu nhái theo học thuyết Monroi: “Châu á của
người châu á”. Chính quyền Pháp thì bám vào tầng lớp thị dân Sài gòn và một số
thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu long. Trong hoàn cảnh đó, cựu học viên của
trường Stalin, Trần Văn Giàu, sau khi trốn khỏi nhà tù, quyết định xây dựng lại
từ đầu.
Vì mất liên lạc với TƯ, xứ uỷ Nam kỳ quyết định hành động theo chỉ thị của Hội nghị 6 năm 1939, kêu gọi chuẩn bị lực lượng để tổng khởi nghĩa. Không có rừng núi như Việt bắc làm chiến khu, Giàu tập trung nỗ lực vào khu đô thị Sài gòn - Chợ lớn, cùng lúc xây dựng phong trào tại các vùng nông thôn. Giàu thường lấy những ngươi thiểu số Bônsevic, nhờ huấn luyện kỹ đã dành được chính quyền, để động viên tinh thần anh em.
Đầu năm 1945, Đảng đã điều khiển được hoạt động của hơn 70 tổ chức công đoàn gồm gần 3000 công nhân. Sau cuộc đảo chính tháng 3, lợi dụng tình hình nhốn nháo, Đảng thừa cơ nắm quyền lãnh đạo tổ chức Thanh niên Tiền phong do Nhật dựng lên. Dưới sự lãnh đạo của Phạm Ngọc Thạch (con trai ông Phạm Ngọc Thọ, người đã từng gặp Hồ ở Quy nhơn khi Hồ trốn vào nam năm 1908), tổ chức này đã phát triển nhanh chóng, và đến tháng 8 năm 1945 đã có hơn 1 triệu thành viên ở tất cả các tỉnh của Nam bộ. Ngày 14/8, Nhật chuyển giao quyền lực. Thừa cơ, ngày 16, khi Sứ thần của Bảo đại là Nguyễn Văn Sâm chưa đến nơi, các phần tử dân tộc không cộng sản lập ra Mặt trận Quốc gia Thống nhất, chiếm lấy chính quyền. Cũng lúc đó, ngày 14 Giàu đã họp các đồng chí của mình để chuẩn bị khởi nghĩa. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm cay đắng năm 1940, nhiều người do dự vì Việt minh không có vũ khí để vũ trang cho dân quân và Thanh niên Tiền Phong. Thêm vào đó, họ cũng chẳng có thông tin gì về kế hoạch của các đồng chí phía Bắc. Cuối cùng cuộc họp quyết định khởi nghĩa “thử” ở một số xã nông thôn, rồi sẽ xem tiếp. Cuộc thử nghiệm đã diễn ra suôn sẻ ở Tân An, một thị trấn nhỏ phía Nam Sài gòn. Ngày 20, sau khi nghe tin Hà nội thành công, Giàu đã yêu cầu Mặt trận Quốc gia từ chức vì quá dính líu với Nhật, chắc chắn sẽ không được Đồng minh chấp nhận. Giàu thông báo chỉ có Việt minh mới được sự hỗ trợ hoàn toàn của Đồng minh. Đang hoang mang, Mặt trận lại được tin Bảo đại đã gửi điện đề nghị Hà nội lập chính phủ cộng hoà thay thế Trần Trọng Kim, cả hội vội vàng giải tán. Ngay lập tức Giàu thành lập Uỷ ban Nam bộ do chính ông làm chủ tịch, triệu tập cuộc họp Xứ uỷ, quyết định khởi nghĩa vào ngày 25.
Sáng 25, các đội xung phong chiếm các trụ sở và nhà máy. Nông dân rầm rập tiến vào từ ngoại ô, hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc, đả đảo thực dân, Việt nam của người Việt nam, Tất cả chính quyền cho Việt minh. Tuy Việt minh tránh đối đầu với quân Nhật, vẫn xảy ra những cuộc đụng độ với người châu Âu. Đã xảy ra một số vụ thảm sát người châu Âu trên đường phố Sài gòn. Chiều ngày 25, Uỷ ban Nam bộ với 6 thành viên là Việt minh đã tuyên thệ nhậm chức chính quyền tạm thời. Đài Việt minh thông báo: “Khởi nghĩa đã thắng lợi tại thành phố Hồ Chí Minh”????
Vì mất liên lạc với TƯ, xứ uỷ Nam kỳ quyết định hành động theo chỉ thị của Hội nghị 6 năm 1939, kêu gọi chuẩn bị lực lượng để tổng khởi nghĩa. Không có rừng núi như Việt bắc làm chiến khu, Giàu tập trung nỗ lực vào khu đô thị Sài gòn - Chợ lớn, cùng lúc xây dựng phong trào tại các vùng nông thôn. Giàu thường lấy những ngươi thiểu số Bônsevic, nhờ huấn luyện kỹ đã dành được chính quyền, để động viên tinh thần anh em.
Đầu năm 1945, Đảng đã điều khiển được hoạt động của hơn 70 tổ chức công đoàn gồm gần 3000 công nhân. Sau cuộc đảo chính tháng 3, lợi dụng tình hình nhốn nháo, Đảng thừa cơ nắm quyền lãnh đạo tổ chức Thanh niên Tiền phong do Nhật dựng lên. Dưới sự lãnh đạo của Phạm Ngọc Thạch (con trai ông Phạm Ngọc Thọ, người đã từng gặp Hồ ở Quy nhơn khi Hồ trốn vào nam năm 1908), tổ chức này đã phát triển nhanh chóng, và đến tháng 8 năm 1945 đã có hơn 1 triệu thành viên ở tất cả các tỉnh của Nam bộ. Ngày 14/8, Nhật chuyển giao quyền lực. Thừa cơ, ngày 16, khi Sứ thần của Bảo đại là Nguyễn Văn Sâm chưa đến nơi, các phần tử dân tộc không cộng sản lập ra Mặt trận Quốc gia Thống nhất, chiếm lấy chính quyền. Cũng lúc đó, ngày 14 Giàu đã họp các đồng chí của mình để chuẩn bị khởi nghĩa. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm cay đắng năm 1940, nhiều người do dự vì Việt minh không có vũ khí để vũ trang cho dân quân và Thanh niên Tiền Phong. Thêm vào đó, họ cũng chẳng có thông tin gì về kế hoạch của các đồng chí phía Bắc. Cuối cùng cuộc họp quyết định khởi nghĩa “thử” ở một số xã nông thôn, rồi sẽ xem tiếp. Cuộc thử nghiệm đã diễn ra suôn sẻ ở Tân An, một thị trấn nhỏ phía Nam Sài gòn. Ngày 20, sau khi nghe tin Hà nội thành công, Giàu đã yêu cầu Mặt trận Quốc gia từ chức vì quá dính líu với Nhật, chắc chắn sẽ không được Đồng minh chấp nhận. Giàu thông báo chỉ có Việt minh mới được sự hỗ trợ hoàn toàn của Đồng minh. Đang hoang mang, Mặt trận lại được tin Bảo đại đã gửi điện đề nghị Hà nội lập chính phủ cộng hoà thay thế Trần Trọng Kim, cả hội vội vàng giải tán. Ngay lập tức Giàu thành lập Uỷ ban Nam bộ do chính ông làm chủ tịch, triệu tập cuộc họp Xứ uỷ, quyết định khởi nghĩa vào ngày 25.
Sáng 25, các đội xung phong chiếm các trụ sở và nhà máy. Nông dân rầm rập tiến vào từ ngoại ô, hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc, đả đảo thực dân, Việt nam của người Việt nam, Tất cả chính quyền cho Việt minh. Tuy Việt minh tránh đối đầu với quân Nhật, vẫn xảy ra những cuộc đụng độ với người châu Âu. Đã xảy ra một số vụ thảm sát người châu Âu trên đường phố Sài gòn. Chiều ngày 25, Uỷ ban Nam bộ với 6 thành viên là Việt minh đã tuyên thệ nhậm chức chính quyền tạm thời. Đài Việt minh thông báo: “Khởi nghĩa đã thắng lợi tại thành phố Hồ Chí Minh”????
Ngày 22/8 Hồ Chí Minh rời Tân trào,
tối hôm đó Hồ đến Thái nguyên, nghỉ đêm và tiếp tục theo đường số 3 xuôi về Hà
nội. Sáng 25, Giáp, Trần Đăng Ninh đón và báo cáo tình hình với Hồ tại làng ngoại
ô Ga. Trưa hôm đó, Trường Chinh chở Hồ qua cầu Long biên đến thẳng tầng trên
cùng của một ngôi nhà 3 tầng trên phố Hàng Ngang. Sau 55 năm, Hồ Chí Minh đã có
mặt tại Hà nội. Ngày hôm sau, Hồ chuyển xuống tầng 2 vốn là tầng để ăn, ở cùng
với Giáp, Ninh. Hồ làm việc với một cái máy chữ cũ trên bàn ăn và ngủ trên giường
xếp, Giáp và Ninh thì ngủ trên chõng và 2 chiếc ghế xếp lại. Đối với hàng xóm,
họ chỉ là những họ hàng từ quê ra.
Ngay buổi trưa đến Hà Nội, Hồ đã triệu tập Uỷ ban thường vụ TƯ để bàn việc ra mắt chính phủ lâm thời. Hồ đề nghị mở rộng thành phần chính phủ được bầu ở Tân trào, nhấn mạnh lễ ra mắt phải được tổ chức trước càng đông dân chúng càng tốt. Tất cả mọi việc đều phải hoàn thành trước khi quân Đồng minh vào đến Hà nội. Theo quy định của Hội nghị Postdam, quân Tưởng sẽ tiếp quản miền Bắc, còn quân Anh sẽ tiếp quản Nam bộ. Người Pháp chỉ được tham gia các hoạt động nhân đạo. Trong lúc đại quân còn chưa kịp đến thì những đơn vị OSS tiền tiêu do Archimedes Patti chỉ huy đã đến Hà nội để tiếp nhận tù binh và đánh giá tình hình. Sainteny, đại diện của phong trào Nước Pháp Tự do đã xin đi theo với lý do để bảo vệ những người Pháp bị kẹt lại. Cả hội ở khách sạn Metropole sang trọng, ngay đối diện toà nhà Bắc bộ phủ. Trưa ngày 26, Patti bất ngờ được mời đến gặp Hồ tại số nhà 48 Hàng Ngang. Sau khi chén súp cá, gà và lợn luộc cả hai đã đàm đạo khá lâu về tình hình hiện tại. Hồ hết sức bất mãn về sự có mặt của quân Pháp trong đoàn Patti. Ông cho rằng mục tiêu của hội này chắc chắn không phải chỉ là lo lắng cho người Pháp ở đây. Quân Anh thì hiển nhiên là sẽ thông đồng với Pháp, còn Tưởng thì chẳng có lý gì lại không bán đứng Việt nam vì lợi ích của mình. Hồ thăm dò thái độ của Mỹ, phủ định tin đồn về nguồn gốc cộng sản của mình, biện hộ rằng sở dĩ mình phải đến Matxcova và chơi với cộng sản Trung hoa là do hoàn cảnh đưa đẩy. Patti thì chẳng hứa hẹn gì, nói rằng mình không có thẩm quyền bàn về các vấn đề chính trị địa phương. 3h30, Patti xin phép về nhà mình tại Maison Gautier, một vila sang trọng cạnh hồ Hoàn kiếm. Lúc đó, Hồ được tin là Sứ thần Bảo đại ở Nam bộ là Nguyễn Văn Sâm đã xin triều đình từ chức. Về đến nhà, Patti đã thấy Sainteny gửi giấy hẹn sang nói chuyện. Thừa biết là Patti đã có quan hệ với Hồ, Sainteny đề nghị Patti môi giới cuộc gặp gỡ với Việt minh. Chiều hôm đó, Patti được thông báo là Giáp sẽ đến gặp Sainteny và Patti vào sáng hôm sau. Rõ ràng là Giáp muốn có những người bạn Mỹ bên cạnh trong lần tiếp xúc đầu tiên với đại diện của Pháp. Hôm sau, Giáp đến trong bộ lễ phục trắng, và ngay lập tức được Sainteny huấn thị về việc Việt minh đã lơ là trong việc bảo vệ luật pháp, trật tự và tính mạng của những người Pháp. Giáp đáp lại, tôi đến đây không phải để giải thích các hành động của người Việt mà để tiếp xúc với đại diện của một nước Pháp “mới”. Sainteny xuống giọng, hứa sẽ xem xét các yêu cầu của người Annam, tuy nhiên cũng doạ thêm là nếu không dựa vào Pháp, Việt nam sẽ bị Tàu Tưởng làm cỏ.
Ngay buổi trưa đến Hà Nội, Hồ đã triệu tập Uỷ ban thường vụ TƯ để bàn việc ra mắt chính phủ lâm thời. Hồ đề nghị mở rộng thành phần chính phủ được bầu ở Tân trào, nhấn mạnh lễ ra mắt phải được tổ chức trước càng đông dân chúng càng tốt. Tất cả mọi việc đều phải hoàn thành trước khi quân Đồng minh vào đến Hà nội. Theo quy định của Hội nghị Postdam, quân Tưởng sẽ tiếp quản miền Bắc, còn quân Anh sẽ tiếp quản Nam bộ. Người Pháp chỉ được tham gia các hoạt động nhân đạo. Trong lúc đại quân còn chưa kịp đến thì những đơn vị OSS tiền tiêu do Archimedes Patti chỉ huy đã đến Hà nội để tiếp nhận tù binh và đánh giá tình hình. Sainteny, đại diện của phong trào Nước Pháp Tự do đã xin đi theo với lý do để bảo vệ những người Pháp bị kẹt lại. Cả hội ở khách sạn Metropole sang trọng, ngay đối diện toà nhà Bắc bộ phủ. Trưa ngày 26, Patti bất ngờ được mời đến gặp Hồ tại số nhà 48 Hàng Ngang. Sau khi chén súp cá, gà và lợn luộc cả hai đã đàm đạo khá lâu về tình hình hiện tại. Hồ hết sức bất mãn về sự có mặt của quân Pháp trong đoàn Patti. Ông cho rằng mục tiêu của hội này chắc chắn không phải chỉ là lo lắng cho người Pháp ở đây. Quân Anh thì hiển nhiên là sẽ thông đồng với Pháp, còn Tưởng thì chẳng có lý gì lại không bán đứng Việt nam vì lợi ích của mình. Hồ thăm dò thái độ của Mỹ, phủ định tin đồn về nguồn gốc cộng sản của mình, biện hộ rằng sở dĩ mình phải đến Matxcova và chơi với cộng sản Trung hoa là do hoàn cảnh đưa đẩy. Patti thì chẳng hứa hẹn gì, nói rằng mình không có thẩm quyền bàn về các vấn đề chính trị địa phương. 3h30, Patti xin phép về nhà mình tại Maison Gautier, một vila sang trọng cạnh hồ Hoàn kiếm. Lúc đó, Hồ được tin là Sứ thần Bảo đại ở Nam bộ là Nguyễn Văn Sâm đã xin triều đình từ chức. Về đến nhà, Patti đã thấy Sainteny gửi giấy hẹn sang nói chuyện. Thừa biết là Patti đã có quan hệ với Hồ, Sainteny đề nghị Patti môi giới cuộc gặp gỡ với Việt minh. Chiều hôm đó, Patti được thông báo là Giáp sẽ đến gặp Sainteny và Patti vào sáng hôm sau. Rõ ràng là Giáp muốn có những người bạn Mỹ bên cạnh trong lần tiếp xúc đầu tiên với đại diện của Pháp. Hôm sau, Giáp đến trong bộ lễ phục trắng, và ngay lập tức được Sainteny huấn thị về việc Việt minh đã lơ là trong việc bảo vệ luật pháp, trật tự và tính mạng của những người Pháp. Giáp đáp lại, tôi đến đây không phải để giải thích các hành động của người Việt mà để tiếp xúc với đại diện của một nước Pháp “mới”. Sainteny xuống giọng, hứa sẽ xem xét các yêu cầu của người Annam, tuy nhiên cũng doạ thêm là nếu không dựa vào Pháp, Việt nam sẽ bị Tàu Tưởng làm cỏ.
Trong khi Hồ bắt đầu cuộc thương lượng
đầy sóng gió với Pháp về số phận mới của Việt nam, chính phủ Việt minh tiếp tục
thương lượng với triều đình Huế. Ngày 20, Bảo Đại đồng ý từ chức, kêu gọi Hà nội
thành lập chính phủ mới. Việt minh quyết định đẩy nhanh tiến độ bằng cách gửi
đoàn đại biểu gồm Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng và Trần Huy Liệu vào ngày
29 yêu cầu Bảo đại thoái vị. Ngày hôm sau, đoàn gặp Bảo đại. Nhà vua tiến hành
nghi lễ thoái vị, chiều hôm đó, lại lặp lại nghi lễ trước cổng Ngọ môn. Sau khi
nhận ấn kiếm, Liệu chuyển lời của Hồ Chí MInh mời Bảo đại ra Hà nội tham gia
vào chính phủ với tư cách một công dân. Bảo đại đồng ý dù đây là lần đầu tiên
nghe thấy cái tên Hồ Chí Minh mà ông ta có thể phần nào đoán ra đó chính là nhà
cách mạng lão thành Nguyễn Ái Quốc. Không khí buổi lễ thoái vị có vẻ hội hè chứ
không có ý gì ép buộc. Tuy nhiên không ít quan lại triều đình cảm thấy ngậm
ngùi khi phải chứng kiến cảnh vị vua cuối cùng của Việt nam rời khỏi ngai vàng.
Một số các cận thần của Bảo đại không được may mắn như nhà Vua. Phạm Quỳnh và
Ngô Đình Khôi bị bắt và bị đưa ra Hà nội sau đó bị thủ tiêu. Ở Quảng ngãi, Tạ
Thu Thâu, người theo chủ nghĩa Troskist và thường xuyên công kích Đảng CS Đông
Dương cũng nhận được số phận tương tự.
Ngày 28, Hồ triệu tập cuộc họp của Uỷ ban giải phóng dân tộc (sẽ nhanh chóng trở thành chính phủ lâm thời) tại toà nhà Bắc bộ phủ để bàn về thành phần chính phủ và xem xét nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập mà Hồ đã chuẩn bị và đánh máy trong căn phòng tối tăm ở phố Hàng ngang. Sau này Hồ kể lại “đó là thời điểm hạnh phúc nhất của đời tôi”.
Trên cuộc họp, Hồ đã đề xuất mở rộng thành phần để có thể có đại diện rộng rãi nhất của dân chúng trong chính phủ và đã được nhiệt liệt hoan nghênh. Một số thành viên Việt minh đã tình nguyện từ chức để nhường chỗ cho các đảng phái khác. Hai ngày sau, Hồ tuyên bố thành phần chính phủ mới: ngoài chức danh Chủ tịch, Hồ Chí MInh còn kiêm bộ trưởng ngoại giao, Võ Nguyên Giáp làm bộ trưởng bộ Nội vụ, Phạm Văn Đồng làm bộ trưởng bộ Tài chính, Chu Văn Tấn làm bộ trưởng Bộ quốc phòng, Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ Tuyên truyền. Khoảng một nửa thành viên chính phủ là Việt minh, ngoài ra là từ đảng Dân chủ (thành lập 1944), một số giáo chức thiên chúa và các thành viên phi đảng phái.
Mấy ngày sau đó, Hồ làm việc ở văn phòng nhỏ tại Bắc bộ phủ để trau chuốt lại bản Tuyên ngôn, Hồ cũng chuyển sang ở một vila tại Rue Bonchamps nhưng vẫn về ăn với các đồng chí tại Hàng Ngang. TƯ đã quyết định lễ Độc lập sẽ được tổ chức tại quảng trường Puginier, mang tên của một giáo sĩ Pháp mà sau này sẽ được đổi thành Ba đình theo đề nghị của Hồ để kỷ niệm ba làng ở Thanh hoá đã nổi lên chống Pháp ở cuối thế kỷ 19.
Ngày 28, Hồ triệu tập cuộc họp của Uỷ ban giải phóng dân tộc (sẽ nhanh chóng trở thành chính phủ lâm thời) tại toà nhà Bắc bộ phủ để bàn về thành phần chính phủ và xem xét nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập mà Hồ đã chuẩn bị và đánh máy trong căn phòng tối tăm ở phố Hàng ngang. Sau này Hồ kể lại “đó là thời điểm hạnh phúc nhất của đời tôi”.
Trên cuộc họp, Hồ đã đề xuất mở rộng thành phần để có thể có đại diện rộng rãi nhất của dân chúng trong chính phủ và đã được nhiệt liệt hoan nghênh. Một số thành viên Việt minh đã tình nguyện từ chức để nhường chỗ cho các đảng phái khác. Hai ngày sau, Hồ tuyên bố thành phần chính phủ mới: ngoài chức danh Chủ tịch, Hồ Chí MInh còn kiêm bộ trưởng ngoại giao, Võ Nguyên Giáp làm bộ trưởng bộ Nội vụ, Phạm Văn Đồng làm bộ trưởng bộ Tài chính, Chu Văn Tấn làm bộ trưởng Bộ quốc phòng, Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ Tuyên truyền. Khoảng một nửa thành viên chính phủ là Việt minh, ngoài ra là từ đảng Dân chủ (thành lập 1944), một số giáo chức thiên chúa và các thành viên phi đảng phái.
Mấy ngày sau đó, Hồ làm việc ở văn phòng nhỏ tại Bắc bộ phủ để trau chuốt lại bản Tuyên ngôn, Hồ cũng chuyển sang ở một vila tại Rue Bonchamps nhưng vẫn về ăn với các đồng chí tại Hàng Ngang. TƯ đã quyết định lễ Độc lập sẽ được tổ chức tại quảng trường Puginier, mang tên của một giáo sĩ Pháp mà sau này sẽ được đổi thành Ba đình theo đề nghị của Hồ để kỷ niệm ba làng ở Thanh hoá đã nổi lên chống Pháp ở cuối thế kỷ 19.
Từ sáng ngày 2/9, Hà nội đỏ rực cờ
hoa và biểu ngữ. Cờ đỏ chảy từ mái nhá, bay trên các ngọn cây, trôi trên mặt hồ.
Khẩu hiệu: “Đả đảo thực dân Pháp”, “ủng hộ chính phủ lâm thời”, “ủng hộ chủ tịch
Hồ Chí Minh” “Chào mừng Đồng minh” bằng đủ các thứ tiếng Việt, Nga, Hoa, Pháp,
Anh giăng khắp nơi. Xưởng máy, cửa hàng, chợ búa trống trơn, tất cả xuống đường.
Đoàn người đủ màu sắc đổ về Ba đình. Chính giữa quảng trường, đội cận vệ đứng
nghiêm trong nắng hè chói chang, bảo vệ một khán đài bằng gỗ mới dựng lên hôm
trước, dự kiến sẽ là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu chính phủ và đọc bản
Tuyên ngôn độc lập.
Buổi lễ dự kiến bắt đầu lúc 2h nhưng Hồ đến chậm mấy phút do đoàn xe Mỹ chở phải khó khăn lắm mới vượt qua được biển người. Giáp là người dẫn chương trình, giới thiệu Hồ Chí Minh. Bài nói của Hồ ngắn nhưng xúc động:
“Tất cả sinh ra đều bình đẳng. Tạo hoá đã cho họ những quyền không thể tách rời, trong đó có quyền Sống, quyền Tự do và quyền Mưu cầu Hạnh phúc”. Câu nói bất hủ đó trích trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776. Nói rộng ra điều đó có nghĩa là tất cả các dân tộc trên trái đất bình đẳng từ lúc ra đời. Tất cả các dân tộc đều có quyền sống và được hưởng tự do và hạnh phúc. Tuyên ngôn Nhân quyền của Cách mạng Pháp 1789 cũng đã nhấn mạnh “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng và mãi mãi sẽ tự do và bình đẳng”
Sau đó Hồ Chí Minh miêu tả những đau khổ mà chế độ thực dân Pháp đã gây ra cho Việt nam, và cuối cùng người Việt nam đã phải đứng lên đánh đuổi Pháp dành lại độc lập dân tộc. Hồ kết luận “Việt nam có quyền được hưởng tự do, độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể nhân dân Việt nam sẽ huy động tất cả sức mạnh vật chất và tinh thần, sẵn sàng hy sinh tính mạng và của cải để bảo vệ tự do và độc lập của mình”. Giữa bài nói của mình, Hồ đã dừng lại hỏi “Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?”. Hàng triệu người đã reo lên “Có”, theo lời Giáp kể.Sau khi chính phủ tuyên thệ độc lập, đám đông bắt đầu giải tán trong tiếng gầm rú của phi đội P-38 của Mỹ bay chào mừng. Cùng ngày hôm đó, lễ độc lập được tổ chức tại tất cả các đền, chùa và nhà thờ thiên chúa giáo.
Tối đó, Hồ Chí Minh tiếp đại diện của các tỉnh . Khoảng 15.000 dân Pháp sống ở Hà nội lúc đó quan sát sự kiện này với sự lo lắng ra mặt. Họ lẳng lặng chuẩn bị vũ khí và thực phẩm cho những ngày khó khăn sắp tới. 5000 quân Pháp bị giam ở Hoả lò cũng âm thầm chuẩn bị nổi dậy khi quân đội của Nước Pháp Tự do theo Đồng minh tiến vào Đông dương.
Sáng 3/9, chính phủ họp phiên đầu tiên ở Bắc bộ phủ để thảo luận chiến lược hoạt động, dựa trên “10 chính sách” mà Quốc dân Đại hội đã vạch ra ở Tân trào. Trong bài khai mạc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh mục tiêu quan trọng nhất của chính phủ là đẩy lùi nạn đói. Mặc dù vụ đông xuân có một số tiến bộ, nhưng nạn lụt vào tháng 8 đã đẩy các tỉnh Bắc bộ vào tình cảnh hết sức khó khăn. Sản lượng lúa của 15 tỉnh Bắc bộ chỉ là 500,000 tấn so với 832,000 tấn của năm 1944. Sinh viên các trường đại học phải lập những đội tình nguyện đi thu nhặt xác chết vào mỗi buổi sáng sớm. Một loạt các biện pháp được thông qua. Đầu tiên là thực thi tiết kiệm. Hồ Chí Minh tự nguyện 10 ngày nhịn ăn 1 ngày để giúp người nghèo. Đất công, thường chiếm khoảng 20% đất canh tác ở làng, được trưng thu để chia đều cho dân nghèo từ 18 tuổi trở lên. Cấm sản xuất bún và nấu rượu. Giảm và miễn thuế nông nghiệp. Mở các trạm tín dụng nông nghiệp tại xã. Đẩy mạnh khai hoang. Theo đề nghị của Hồ Chí Minh, chính phủ còn quan tâm đến một số vấn đề quan trọng khác trong đó có việc xoá mù chữ.
Theo đánh giá, chính sách giáo dục thiển cận của Pháp đã đẩy một dân tộc thường xuyên có tỉ lệ biết chữ cao ở châu á xuống mức 90% mù chữ vào năm 1945. Chính phủ ra sắc lệnh yêu cầu tất cả người Việt nam phải học đọc và viết chữ quốc ngữ trong vòng 1 năm. Sắc lệnh mang hơi hướng của Nho giáo viết: “Ai chưa biết phải học. Vợ học chồng. Em học anh. Già học trẻ. Bố mẹ học con. Tất cả đều phải học chăm chỉ hơn”. Các lớp xoá mù được mở khắp nơi, đền chùa, chợ búa cũng biến thành trường. Đến mùa thu năm 1946, hơn 2 triệu người Việt nam đã được xoá mù chữ.
Ngày 8/9, Chính phủ quyết định tổ chức Tổng tuyển cử trong 2 tháng tới để bầu ra quốc hội lập pháp có khả năng thông qua hiến pháp mới. Ngày 13/10 ban bố sắc lệnh về việc thành lập các hội đồng nhân dân tại địa phương thông qua bầu cử. Các chính sách kinh tế của chính phủ chủ yếu là miễn giảm thuế, nâng cao điều kiện lao động và cấp đất cho người nghèo. Không có quốc hữu hoá hoặc cải cách ruộng đất. Chỉ có đất của người Pháp và những kẻ cộng tác mới bị tịch thu. Chính sách này phù hơp với các tuyên bố của Hồ Chí Minh trước đó về cách mạng 2 giai đoạn, khi dành được chính quyền, ưu tiên đầu tiên của ông là thành lập chính phủ có khả năng đoàn kết rộng rãi các tầng lớp dân chúng, tập hợp được sức mạnh để đối phó với đe doạ ngoại xâm. Tuy nhiên đây đó vẫn xảy ra những hiện tượng quá khích, các phần tử địa chủ, quan lại bị thanh toán, đền chùa bị đập bỏ, nhân dân bị cấm không được tiến hành các nghi lễ phong tục, tập quán.
Buổi lễ dự kiến bắt đầu lúc 2h nhưng Hồ đến chậm mấy phút do đoàn xe Mỹ chở phải khó khăn lắm mới vượt qua được biển người. Giáp là người dẫn chương trình, giới thiệu Hồ Chí Minh. Bài nói của Hồ ngắn nhưng xúc động:
“Tất cả sinh ra đều bình đẳng. Tạo hoá đã cho họ những quyền không thể tách rời, trong đó có quyền Sống, quyền Tự do và quyền Mưu cầu Hạnh phúc”. Câu nói bất hủ đó trích trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776. Nói rộng ra điều đó có nghĩa là tất cả các dân tộc trên trái đất bình đẳng từ lúc ra đời. Tất cả các dân tộc đều có quyền sống và được hưởng tự do và hạnh phúc. Tuyên ngôn Nhân quyền của Cách mạng Pháp 1789 cũng đã nhấn mạnh “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng và mãi mãi sẽ tự do và bình đẳng”
Sau đó Hồ Chí Minh miêu tả những đau khổ mà chế độ thực dân Pháp đã gây ra cho Việt nam, và cuối cùng người Việt nam đã phải đứng lên đánh đuổi Pháp dành lại độc lập dân tộc. Hồ kết luận “Việt nam có quyền được hưởng tự do, độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể nhân dân Việt nam sẽ huy động tất cả sức mạnh vật chất và tinh thần, sẵn sàng hy sinh tính mạng và của cải để bảo vệ tự do và độc lập của mình”. Giữa bài nói của mình, Hồ đã dừng lại hỏi “Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?”. Hàng triệu người đã reo lên “Có”, theo lời Giáp kể.Sau khi chính phủ tuyên thệ độc lập, đám đông bắt đầu giải tán trong tiếng gầm rú của phi đội P-38 của Mỹ bay chào mừng. Cùng ngày hôm đó, lễ độc lập được tổ chức tại tất cả các đền, chùa và nhà thờ thiên chúa giáo.
Tối đó, Hồ Chí Minh tiếp đại diện của các tỉnh . Khoảng 15.000 dân Pháp sống ở Hà nội lúc đó quan sát sự kiện này với sự lo lắng ra mặt. Họ lẳng lặng chuẩn bị vũ khí và thực phẩm cho những ngày khó khăn sắp tới. 5000 quân Pháp bị giam ở Hoả lò cũng âm thầm chuẩn bị nổi dậy khi quân đội của Nước Pháp Tự do theo Đồng minh tiến vào Đông dương.
Sáng 3/9, chính phủ họp phiên đầu tiên ở Bắc bộ phủ để thảo luận chiến lược hoạt động, dựa trên “10 chính sách” mà Quốc dân Đại hội đã vạch ra ở Tân trào. Trong bài khai mạc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh mục tiêu quan trọng nhất của chính phủ là đẩy lùi nạn đói. Mặc dù vụ đông xuân có một số tiến bộ, nhưng nạn lụt vào tháng 8 đã đẩy các tỉnh Bắc bộ vào tình cảnh hết sức khó khăn. Sản lượng lúa của 15 tỉnh Bắc bộ chỉ là 500,000 tấn so với 832,000 tấn của năm 1944. Sinh viên các trường đại học phải lập những đội tình nguyện đi thu nhặt xác chết vào mỗi buổi sáng sớm. Một loạt các biện pháp được thông qua. Đầu tiên là thực thi tiết kiệm. Hồ Chí Minh tự nguyện 10 ngày nhịn ăn 1 ngày để giúp người nghèo. Đất công, thường chiếm khoảng 20% đất canh tác ở làng, được trưng thu để chia đều cho dân nghèo từ 18 tuổi trở lên. Cấm sản xuất bún và nấu rượu. Giảm và miễn thuế nông nghiệp. Mở các trạm tín dụng nông nghiệp tại xã. Đẩy mạnh khai hoang. Theo đề nghị của Hồ Chí Minh, chính phủ còn quan tâm đến một số vấn đề quan trọng khác trong đó có việc xoá mù chữ.
Theo đánh giá, chính sách giáo dục thiển cận của Pháp đã đẩy một dân tộc thường xuyên có tỉ lệ biết chữ cao ở châu á xuống mức 90% mù chữ vào năm 1945. Chính phủ ra sắc lệnh yêu cầu tất cả người Việt nam phải học đọc và viết chữ quốc ngữ trong vòng 1 năm. Sắc lệnh mang hơi hướng của Nho giáo viết: “Ai chưa biết phải học. Vợ học chồng. Em học anh. Già học trẻ. Bố mẹ học con. Tất cả đều phải học chăm chỉ hơn”. Các lớp xoá mù được mở khắp nơi, đền chùa, chợ búa cũng biến thành trường. Đến mùa thu năm 1946, hơn 2 triệu người Việt nam đã được xoá mù chữ.
Ngày 8/9, Chính phủ quyết định tổ chức Tổng tuyển cử trong 2 tháng tới để bầu ra quốc hội lập pháp có khả năng thông qua hiến pháp mới. Ngày 13/10 ban bố sắc lệnh về việc thành lập các hội đồng nhân dân tại địa phương thông qua bầu cử. Các chính sách kinh tế của chính phủ chủ yếu là miễn giảm thuế, nâng cao điều kiện lao động và cấp đất cho người nghèo. Không có quốc hữu hoá hoặc cải cách ruộng đất. Chỉ có đất của người Pháp và những kẻ cộng tác mới bị tịch thu. Chính sách này phù hơp với các tuyên bố của Hồ Chí Minh trước đó về cách mạng 2 giai đoạn, khi dành được chính quyền, ưu tiên đầu tiên của ông là thành lập chính phủ có khả năng đoàn kết rộng rãi các tầng lớp dân chúng, tập hợp được sức mạnh để đối phó với đe doạ ngoại xâm. Tuy nhiên đây đó vẫn xảy ra những hiện tượng quá khích, các phần tử địa chủ, quan lại bị thanh toán, đền chùa bị đập bỏ, nhân dân bị cấm không được tiến hành các nghi lễ phong tục, tập quán.
Trong khi Hồ đang trau chuốt những
nét bút cuối cùng cho bản tuyên ngôn độc lập, những đơn vị quân Tưởng đầu tiên
đã bắt đầu tiến vào Việt nam. Vào phút cuối, Tưởng đã đổi ý, không dùng Trương
Phát Khuê mà sử dụng quân đoàn 1 của Lư Hán ở Vân Nam để tiến vào Hà nội. Tiêu
Văn, người đỡ đầu cũ của Hồ trong Việt nam cách mạng đồng minh Hội ở Lưu châu
trước đây được cử làm chính uỷ. Các bọn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh cũng được dịp
bám theo. Đội quân 180,000 này rõ ràng không phải là lực lượng tốt nhất của Quốc
dân đảng. Dân Việt nam thì chỉ thấy một đội quân bệ rạc, áo quần bẩn thỉu, chân
thì phù thũng, dắt díu theo cả họ hàng hang hốc. Patti miêu tả trong hồi ký của
mình:
Quân Tưởng của Lư Hán tiến vào thành phố lúc ban đêm. Chúng tôi nghe rõ tiếng bước chân, tiếng động cơ rồi tiếng quát tháo. Sáng hôm sau, đập vào mắt chúng tôi là một cảnh tượng gây sốc. Các đơn vị “tinh nhuệ” hôm qua (các đơn vị tiền tiêu) đã biến thành đội quân “thổ phỉ ”. Khắp phố là cảnh hỗn loạn, lính Tàu đi lại lang thang vô mục đích. Trên các hè phồ, lề đường, vườn hoa, ngổn ngang quân lính và người thân, các dụng cụ gia đình lẫn lộn với quân trang quân dụng. Một số đám đun chè uống, xếp đồ đạc, thậm chí giặt giũ
Đối với Hồ Chí Minh, bề ngoài của đội quân này không quan trọng bằng mục đích của nó. Mặc dù Tưởng đã hứa với Roosevelt tại Hội nghị Cairo 1943 là không hề có ý định dòm ngó Việt nam, hiển nhiên là Trung Quốc muốn duy trì một chế độ mà mình có thể ảnh hưởng. Thái độ của quân Tưởng đối với Pháp khi Pháp quay trở lại tiếp quản Đông dương cũng là điều Hồ bận tâm, Trương Phát Khuê kịch liệt chống Pháp nhưng cũng không loại trừ một số kẻ thoả hiệp để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong hội nghị TƯ vào giữa tháng 8, Hồ đã tập trung phân tích những vấn đề liên quan phức tạp liên quan đến quân Đồng minh, khai thác sự mâu thuẫn giữa chúng để bảo vệ độc lập. Hồ cho rằng 2 đối tượng nguy hiểm nhất là Pháp và Tưởng. Pháp chắc chắn muốn chiếm lại Việt nam. Tưởng cũng vậy, nếu không được thì cũng sẽ cố gắng dựng lên một chính phủ thân Tưởng ở Hà nội. Hồ dự đoán, một là Mỹ và Tưởng có thể ở một bên, còn Anh ủng hộ Pháp để chiếm lại VN, chính phủ mới có thể lợi dụng sự mâu thuẫn này. Hai là, các nước đồng minh thống nhất chĩa mũi dùi sang Liên xô, khi đó Mỹ, Anh sẽ đều quay sang ủng hộ Pháp vào Việt Nam. Trong mọi điều kiện VN, phải cố gắng tránh đối đầu một mình. Đối với Pháp, tránh đụng độ vũ trang, nhưng kiên quyết huy động quần chúng chống lại Pháp khôi phục cai trị. Đối với Anh, Tưởng, phát triển quan hệ hữu hảo, nếu bị can thiệp vào công việc, dùng quần chúng để đòi độc lập. Dựa trên chính sách đó, chính phủ mới ở Việt Nam đã hết sức mềm dẻo với Tưởng.
Khi người bảo trợ cũ là Tiêu Văn đến Hà Nội, Hồ Chí Minh đã đích thân hứa phát triển mối quan hệ hữu hảo. Giáp đổi tên Giải phóng quân thành Vệ quốc quân, rút một số đơn vị ra ngoại ô, bố trí lại các đơn vị trong Hà Nội để tránh đụng độ. Ngày 14/9 Lư Hán đến Hà nội và chiếm luôn Dinh Thống sứ, đuổi Sainteny xuống một biệt thự gần Ngân hàng Đông dương khi đó vẫn do Nhật chiếm. Các phần tử dân tộc thân Tưởng cũng tranh thủ ùa vào. Chính phủ phải thông báo cho các uỷ ban nhân dân từ biên giới hết sức bình tĩnh trước những hành động khiêu khích của đám này trên đường từ Việt bắc về Hà nội. Tại Hà nội, Nguyễn Hải Thần và tay chân tự động lập ra “Vùng tự trị” và bắt đầu gây rối.
Quân Tưởng của Lư Hán tiến vào thành phố lúc ban đêm. Chúng tôi nghe rõ tiếng bước chân, tiếng động cơ rồi tiếng quát tháo. Sáng hôm sau, đập vào mắt chúng tôi là một cảnh tượng gây sốc. Các đơn vị “tinh nhuệ” hôm qua (các đơn vị tiền tiêu) đã biến thành đội quân “thổ phỉ ”. Khắp phố là cảnh hỗn loạn, lính Tàu đi lại lang thang vô mục đích. Trên các hè phồ, lề đường, vườn hoa, ngổn ngang quân lính và người thân, các dụng cụ gia đình lẫn lộn với quân trang quân dụng. Một số đám đun chè uống, xếp đồ đạc, thậm chí giặt giũ
Đối với Hồ Chí Minh, bề ngoài của đội quân này không quan trọng bằng mục đích của nó. Mặc dù Tưởng đã hứa với Roosevelt tại Hội nghị Cairo 1943 là không hề có ý định dòm ngó Việt nam, hiển nhiên là Trung Quốc muốn duy trì một chế độ mà mình có thể ảnh hưởng. Thái độ của quân Tưởng đối với Pháp khi Pháp quay trở lại tiếp quản Đông dương cũng là điều Hồ bận tâm, Trương Phát Khuê kịch liệt chống Pháp nhưng cũng không loại trừ một số kẻ thoả hiệp để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong hội nghị TƯ vào giữa tháng 8, Hồ đã tập trung phân tích những vấn đề liên quan phức tạp liên quan đến quân Đồng minh, khai thác sự mâu thuẫn giữa chúng để bảo vệ độc lập. Hồ cho rằng 2 đối tượng nguy hiểm nhất là Pháp và Tưởng. Pháp chắc chắn muốn chiếm lại Việt nam. Tưởng cũng vậy, nếu không được thì cũng sẽ cố gắng dựng lên một chính phủ thân Tưởng ở Hà nội. Hồ dự đoán, một là Mỹ và Tưởng có thể ở một bên, còn Anh ủng hộ Pháp để chiếm lại VN, chính phủ mới có thể lợi dụng sự mâu thuẫn này. Hai là, các nước đồng minh thống nhất chĩa mũi dùi sang Liên xô, khi đó Mỹ, Anh sẽ đều quay sang ủng hộ Pháp vào Việt Nam. Trong mọi điều kiện VN, phải cố gắng tránh đối đầu một mình. Đối với Pháp, tránh đụng độ vũ trang, nhưng kiên quyết huy động quần chúng chống lại Pháp khôi phục cai trị. Đối với Anh, Tưởng, phát triển quan hệ hữu hảo, nếu bị can thiệp vào công việc, dùng quần chúng để đòi độc lập. Dựa trên chính sách đó, chính phủ mới ở Việt Nam đã hết sức mềm dẻo với Tưởng.
Khi người bảo trợ cũ là Tiêu Văn đến Hà Nội, Hồ Chí Minh đã đích thân hứa phát triển mối quan hệ hữu hảo. Giáp đổi tên Giải phóng quân thành Vệ quốc quân, rút một số đơn vị ra ngoại ô, bố trí lại các đơn vị trong Hà Nội để tránh đụng độ. Ngày 14/9 Lư Hán đến Hà nội và chiếm luôn Dinh Thống sứ, đuổi Sainteny xuống một biệt thự gần Ngân hàng Đông dương khi đó vẫn do Nhật chiếm. Các phần tử dân tộc thân Tưởng cũng tranh thủ ùa vào. Chính phủ phải thông báo cho các uỷ ban nhân dân từ biên giới hết sức bình tĩnh trước những hành động khiêu khích của đám này trên đường từ Việt bắc về Hà nội. Tại Hà nội, Nguyễn Hải Thần và tay chân tự động lập ra “Vùng tự trị” và bắt đầu gây rối.
Hồ có lẽ cũng đã cảm thấy những cố gắng
của mình nhằm xây dựng quan hệ chiến lược với Mỹ thông qua OSS không mang lại
nhiều kết quả. Trong một bức thư gửi Charle Fenn vào giữa tháng 8, Hồ viết rất
vui vì chiến tranh đã kết thúc, nhưng cũng rất buồn vì phải chia tay những người
bạn Mỹ. Hồ tiên đoán “Khi các ông đi, quan hệ giữa chúng ta chắc chắn sẽ
xấu đi”. Đối với Hồ, Mỹ qua tổng thống Roosevelt là người lớn tiếng đòi
phục hồi độc lập cho các dân tộc bị áp bức ở châu á. Nhưng Hồ cũng hiểu rằng, với
tình hình thế giới phân cực, kiểu gì Mỹ cũng sẽ trở thành thành trì của chủ
nghĩa tư bản, chống lại cách mạng thế giới. Tháng 4, Truman lên thay Roosevelt
chết vì bệnh, đã lờ đi không nhắc đến vấn đề độc lập ở Đông dương nữa. Tháng 5,
tại hội nghị San Francisco, phái đoàn Mỹ cho thấy rằng sẽ không phản đối nếu
Pháp trở lại Đông dương. Sự thay đổi chính sách này là kết quả cuộc tranh luận
giữa Vụ châu á và Vụ châu Âu của Bộ Ngoại giao Mỹ. Vụ châu Âu cho rằng trong
tình hình sự đối đầu ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Liên xô tại châu Âu, Mỹ phải
ủng hộ Pháp. Tuy nhiên Mỹ cũng yêu cầu “bảo đảm những điều kiện tự trị tiến bộ
hoặc hình thức liên hiệp cho các dân tộc mong muốn độc lập, tương ứng với các
điều kiện bên ngoài cũng như khả năng thực tế của dân tộc đó”.
Tướng De Gaul cũng hứa Đông dương “sẽ nhận được những hình thức tự trị tương xứng”. Vào cuối tháng 8, khi Việt minh đang bận củng cố quyền lực, Truman đã gặp De Gaul ở Nhà Trắng. De Gaul đã từ chối yêu cầu của Nhà trắng hứa hẹn về tương lai của Đông dương, cho rằng nói bây giờ chỉ là những lời “nói suông”. Mấy ngày sau, Mỹ tuyên bố không phản đối việc Pháp trở lại Đông dương. Đáng tiếc là đến tận tháng 10 tin này mới đến Trùng Khánh, bởi thế Patti và những quân nhân Mỹ đến Hà nội chẳng được chỉ thị nào của Đại sứ quán cả. Hồ vẫn tiếp tục liên lạc với Patti mà không biết rằng ông này cũng chẳng biết gì hơn mình về đường lối chính thức của Mỹ.
Trong cuộc gặp gỡ trước ngày 2/9, H kêu ca là Mỹ không hiểu gì về mục tiêu của Tưởng và Pháp. Hồ cam kết rằng Việt minh không phải là Đảng CS Đông Dương, chấp nhận đàm phán với Pháp về một nền độc lập hạn chế và hứa sẽ dành cho Mỹ những nhượng quyền kinh tế đặc biệt. Patti, cũng như tất cả những người Mỹ đã từng tiếp xúc với Hồ ở cuối cuộc chiến, có cảm tình với chính phủ của Hồ. Tuy nhiên cấp trên của ông này là Richard Hepnner đã ra lệnh không được dính líu gi đến các vấn đề chính trị. Bị bỏ rơi, Hồ tìm cách thoả hiệp với Tưởng. Khi Tiêu Văn nhắc khéo về việc bổ sung thêm thành phần chính phủ, Hồ đã thề thốt rằng mục tiêu của ông là dân chủ hoá chính phủ và tổng tuyển cử sẽ được tiến hành cuối năm. Trong lúc đó, chính quyền mong manh ở phía Nam phải đối mặt với nhiều đe doạ trực tiếp. Sau những sự kiện lộn xộn ngày 25/8, Uỷ ban Nam bộ bắt đầu ổn định tình hình và thâu tóm quyền lực để chuẩn bị đón quân đội chiếm đóng Anh. Vài ngày sau, Hoàng Quốc Việt được Trung Ương phái vào. Việt đã khuyên Giàu tránh đối đầu với quân Anh. Tuy nhiên vị thế của Giàu khá tế nhị. Ông này phải chấp nhận trong uỷ ban có nhiều thành phần khác. Hội này không những luôn luôn nghi ngờ bản chất của Việt minh mà còn rình rập thế cơ để tố cáo Việt minh thoả hiệp với quân thù. Trên thực tế, Xứ uỷ Nam bộ cũng bị mất liên lạc với Trung Ương và đã quen tự quyết định tình hình. Thậm chí, khi Việt vào, Giàu mới biết nhân vật kỳ bí Hồ CHí Minh chính là Nguyễn ái Quốc. Bởi vậy các đồng chí phía Nam không nhiệt tình lắm với những đề nghị của Việt, chưa kể nhiều khi Việt như muốn ra lệnh.Xuất thân từ công nhân, với tư tưởng cứng nhắc, Việt cũng chẳng thích thú gì với hội của Giàu. Việt coi hội này như những kẻ phiêu lưu tiểu tư sản đã bị nhiễm lối sống của tư bản Sài gòn. Sự chia rẽ giữa Xứ uỷ hai miền từ cuối những năm 30, càng trở nên căng thẳng cuộc khởi nghĩa tại hai nơi bị buộc phải đi theo những con đường khác nhau.
Ngày 2/9, đám đông tụ tập trước dinh Norodom để chào mừng độc lập và nghe truyền thanh bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Trong lúc đó, căng thẳng với kiều dân Pháp vẫn rất cao. Khi những người biểu tình đang rầm rộ tiến vào Rue Catinat thì tiếng súng bỗng đột nhiên vang lên tại quảng trường Nhà thờ. Đám đông trở nên bị kích động, thanh niên ùa vào những ngôi nhà lân cận để tìm kẻ bắn lén. Lộn xộn xảy ra, cha cai quản Nhà thờ Tricoire đang đứng trên thềm thì bị trúng đạn chết ngay tại chỗ. Bạo lực lan nhanh, nhà cửa bị đập phá, cửa hàng bị hôi của, đám đông đi tìm người châu Âu để đánh. Báo chí Pháp gọi ngày này là Ngày Chủ nhật đen. Bốn người chết và hàng trăm người bị thương. Vài ngày sau, Giàu ra lời kêu gọi các đồng chí của mình duy trì kỷ luật, kiềm chế tránh bị lôi kéo vào những hành động manh động. Các phe phái dân tộc chủ nghĩa và nhóm Troskist được thể lấn át Việt minh. Hai giáo phái chính là Cao đài và Hoà hảo bắt nguồn và sinh sôi nảy nở trên đồng bằng Mekong từ những năm đầu thế kỷ, với hàng trăm ngàn giáo dân, cũng ra sức củng cố quyền lực trong khu vực hoạt động của mình, chống lại sự bành trướng của Việt minh.
Ngày 12/9 Sư đoàn Gurkha số 20 của tướng Douglas Gracey đến Tân sơn nhất cùng với một số đơn vị quân Pháp. Sư đoàn này vừa trải qua những trận chiến với quân Nhật tại Miến điện. Gracey, con của một quan chức thực dân ở ấn độ, tốt nghiệp Sandhurst, dáng khắc khổ, với bộ ria mép đặc trưng cho các vị tướng Anh. Con đường binh nghiệp của Gracey chủ yếu ở các nước thuộc địa châu Á. Ông được binh lính kính trọng vì lòng dũng cảm và công bằng. Có vẻ như Gracey là sự bổ nhiệm hoàn hảo cho nhiệm vụ tiếp quản sự đầu hàng của Nhật và duy trì luật pháp tại Đông dương. Tuy nhiên ngay từ những ngày đầu tiên ông này đã gặp phải những vấn đề lớn. Đầu tiên là thiếu kinh nghiệm xử lý chính trị, xuất phát từ nguồn gốc của mình Gracey coi việc các dân tộc châu á phải bị cai trị là đương nhiên. Tiếp đến là sự thiếu nhất quán trong lãnh đạo đồng minh. Khi ở Rangoon, Gracey được giao nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ quân đội đồng minh ở Đông dương phía dưới vĩ tuyến 16. Tuy nhiên, trên đường hành quân, tướng Slim chỉ huy quân Anh ở Đông Nam á lại chỉ đạo Gracey chỉ tập trung kiểm soát một số vùng trọng yếu, còn lại để mặc quân Pháp, trừ khi Pháp yêu cầu hoặc có lệnh của tướng Mountbatten, chỉ huy toàn bộ quân đội Đồng minh tại Đông Nam Á (trụ sở tại Ceylon). Thực tế là Slim đã trả lại nửa Nam của Đông dương cho Pháp.
Tướng De Gaul cũng hứa Đông dương “sẽ nhận được những hình thức tự trị tương xứng”. Vào cuối tháng 8, khi Việt minh đang bận củng cố quyền lực, Truman đã gặp De Gaul ở Nhà Trắng. De Gaul đã từ chối yêu cầu của Nhà trắng hứa hẹn về tương lai của Đông dương, cho rằng nói bây giờ chỉ là những lời “nói suông”. Mấy ngày sau, Mỹ tuyên bố không phản đối việc Pháp trở lại Đông dương. Đáng tiếc là đến tận tháng 10 tin này mới đến Trùng Khánh, bởi thế Patti và những quân nhân Mỹ đến Hà nội chẳng được chỉ thị nào của Đại sứ quán cả. Hồ vẫn tiếp tục liên lạc với Patti mà không biết rằng ông này cũng chẳng biết gì hơn mình về đường lối chính thức của Mỹ.
Trong cuộc gặp gỡ trước ngày 2/9, H kêu ca là Mỹ không hiểu gì về mục tiêu của Tưởng và Pháp. Hồ cam kết rằng Việt minh không phải là Đảng CS Đông Dương, chấp nhận đàm phán với Pháp về một nền độc lập hạn chế và hứa sẽ dành cho Mỹ những nhượng quyền kinh tế đặc biệt. Patti, cũng như tất cả những người Mỹ đã từng tiếp xúc với Hồ ở cuối cuộc chiến, có cảm tình với chính phủ của Hồ. Tuy nhiên cấp trên của ông này là Richard Hepnner đã ra lệnh không được dính líu gi đến các vấn đề chính trị. Bị bỏ rơi, Hồ tìm cách thoả hiệp với Tưởng. Khi Tiêu Văn nhắc khéo về việc bổ sung thêm thành phần chính phủ, Hồ đã thề thốt rằng mục tiêu của ông là dân chủ hoá chính phủ và tổng tuyển cử sẽ được tiến hành cuối năm. Trong lúc đó, chính quyền mong manh ở phía Nam phải đối mặt với nhiều đe doạ trực tiếp. Sau những sự kiện lộn xộn ngày 25/8, Uỷ ban Nam bộ bắt đầu ổn định tình hình và thâu tóm quyền lực để chuẩn bị đón quân đội chiếm đóng Anh. Vài ngày sau, Hoàng Quốc Việt được Trung Ương phái vào. Việt đã khuyên Giàu tránh đối đầu với quân Anh. Tuy nhiên vị thế của Giàu khá tế nhị. Ông này phải chấp nhận trong uỷ ban có nhiều thành phần khác. Hội này không những luôn luôn nghi ngờ bản chất của Việt minh mà còn rình rập thế cơ để tố cáo Việt minh thoả hiệp với quân thù. Trên thực tế, Xứ uỷ Nam bộ cũng bị mất liên lạc với Trung Ương và đã quen tự quyết định tình hình. Thậm chí, khi Việt vào, Giàu mới biết nhân vật kỳ bí Hồ CHí Minh chính là Nguyễn ái Quốc. Bởi vậy các đồng chí phía Nam không nhiệt tình lắm với những đề nghị của Việt, chưa kể nhiều khi Việt như muốn ra lệnh.Xuất thân từ công nhân, với tư tưởng cứng nhắc, Việt cũng chẳng thích thú gì với hội của Giàu. Việt coi hội này như những kẻ phiêu lưu tiểu tư sản đã bị nhiễm lối sống của tư bản Sài gòn. Sự chia rẽ giữa Xứ uỷ hai miền từ cuối những năm 30, càng trở nên căng thẳng cuộc khởi nghĩa tại hai nơi bị buộc phải đi theo những con đường khác nhau.
Ngày 2/9, đám đông tụ tập trước dinh Norodom để chào mừng độc lập và nghe truyền thanh bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Trong lúc đó, căng thẳng với kiều dân Pháp vẫn rất cao. Khi những người biểu tình đang rầm rộ tiến vào Rue Catinat thì tiếng súng bỗng đột nhiên vang lên tại quảng trường Nhà thờ. Đám đông trở nên bị kích động, thanh niên ùa vào những ngôi nhà lân cận để tìm kẻ bắn lén. Lộn xộn xảy ra, cha cai quản Nhà thờ Tricoire đang đứng trên thềm thì bị trúng đạn chết ngay tại chỗ. Bạo lực lan nhanh, nhà cửa bị đập phá, cửa hàng bị hôi của, đám đông đi tìm người châu Âu để đánh. Báo chí Pháp gọi ngày này là Ngày Chủ nhật đen. Bốn người chết và hàng trăm người bị thương. Vài ngày sau, Giàu ra lời kêu gọi các đồng chí của mình duy trì kỷ luật, kiềm chế tránh bị lôi kéo vào những hành động manh động. Các phe phái dân tộc chủ nghĩa và nhóm Troskist được thể lấn át Việt minh. Hai giáo phái chính là Cao đài và Hoà hảo bắt nguồn và sinh sôi nảy nở trên đồng bằng Mekong từ những năm đầu thế kỷ, với hàng trăm ngàn giáo dân, cũng ra sức củng cố quyền lực trong khu vực hoạt động của mình, chống lại sự bành trướng của Việt minh.
Ngày 12/9 Sư đoàn Gurkha số 20 của tướng Douglas Gracey đến Tân sơn nhất cùng với một số đơn vị quân Pháp. Sư đoàn này vừa trải qua những trận chiến với quân Nhật tại Miến điện. Gracey, con của một quan chức thực dân ở ấn độ, tốt nghiệp Sandhurst, dáng khắc khổ, với bộ ria mép đặc trưng cho các vị tướng Anh. Con đường binh nghiệp của Gracey chủ yếu ở các nước thuộc địa châu Á. Ông được binh lính kính trọng vì lòng dũng cảm và công bằng. Có vẻ như Gracey là sự bổ nhiệm hoàn hảo cho nhiệm vụ tiếp quản sự đầu hàng của Nhật và duy trì luật pháp tại Đông dương. Tuy nhiên ngay từ những ngày đầu tiên ông này đã gặp phải những vấn đề lớn. Đầu tiên là thiếu kinh nghiệm xử lý chính trị, xuất phát từ nguồn gốc của mình Gracey coi việc các dân tộc châu á phải bị cai trị là đương nhiên. Tiếp đến là sự thiếu nhất quán trong lãnh đạo đồng minh. Khi ở Rangoon, Gracey được giao nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ quân đội đồng minh ở Đông dương phía dưới vĩ tuyến 16. Tuy nhiên, trên đường hành quân, tướng Slim chỉ huy quân Anh ở Đông Nam á lại chỉ đạo Gracey chỉ tập trung kiểm soát một số vùng trọng yếu, còn lại để mặc quân Pháp, trừ khi Pháp yêu cầu hoặc có lệnh của tướng Mountbatten, chỉ huy toàn bộ quân đội Đồng minh tại Đông Nam Á (trụ sở tại Ceylon). Thực tế là Slim đã trả lại nửa Nam của Đông dương cho Pháp.
Sài gòn khi Gracey đến không yên
bình. Quân Nhật đầu hàng làm thành phố hầu như không có chủ. Cảnh sát Việt nam
chẳng biết phải báo cáo cho ai. Ngày 8/9, Giàu kêu gọi dân chúng bình tĩnh và hợp
tác với Uỷ ban Nam bộ và ngay lập tức bị các thành viên phê phán về thái độ hoà
hoãn, thậm chí còn nghi ngờ Giàu là “tay sai” của Pháp. Hôm sau Uỷ ban bị cơ cấu
lại, Giàu phải từ chức, Việt minh chỉ còn 4 trong số 13 thành viên. Ngày 12/9,
một số tù binh Pháp được quân Pháp đi theo Gracey giải cứu ùa ra đường, đập phá
và tấn công những người Việt nam cho bõ tức. Gracey ra lệnh cho quân Nhật tước
vũ khí của các đơn vị Việt nam, đuổi Uỷ ban Nam bộ ra khỏi toà nhà Thống sứ. Bộ
chỉ huy Anh tuyên bố sẽ trực tiếp cai trị cho đến khi chế độ thực dân Pháp được
phục hồi.Trong vài ngày sau, các đơn vị Anh đã tuần tiễu khắp đường phố và đuổi
quân “phiến loạn” ra khỏi những vị trí trọng yếu. Giàu nhận được lệnh từ Hà nội
tìm mọi cách tránh đối đầu trực tiếp, âm thầm sơ tán các đơn vị Việt minh ra
ngoại ô.
Uỷ ban Nam bộ cũng bắt đầu thương lượng với đại diện Pháp Jean Cedile, đã nhảy dù xuống Nam bộ từ 22/8. Tuy nhiên như nhà ngoại giao Pháp Bernard de Folin ghi lại, đây là cuộc đối thoại của 2 người câm, mặc dù có sự trợ giúp đắc lực của Peter Dewey từ OSS. Pháp chỉ chấp nhận nói chuyện về độc lập sau khi chế độ cai trị thực dân được khôi phục lại. Đến giữa tháng 9, Phạm Văn Bách lúc đó là chủ tịch UBNB hiểu rằng các cuộc đàm phán là vô nghĩa, UB kêu gọi tổng bãi công vào ngày 17. Ngay lập tức Gracey ban bố thiết quân luật, thả tất cả quân Pháp (chủ yếu là lính lê dương), trang bị vũ khí và đề nghị Pháp lập lại trật tự. Đụng độ đã xảy ra giữa quân Việt nam và Pháp. Đêm 22/9, Cedile ra lệnh cho quân Pháp chiếm lại tất cả các vị trí trọng yếu và đuổi UB ra khỏi trụ sở mới là toà Thị chính Sài gòn. Sáng hôm sau, 22000 người Pháp hân hoan biết rằng Sài gòn lại dưới quyền cai trị của họ. Người Pháp tràn ra phố đánh đập bất cứ người Việt nam nào bất kể trẻ già, trai, gái mà chúng gặp trên đường.
Chỉ huy của OSS lúc đó tại Sài gòn là trung tá Dewey. Chàng thanh niên 28 tuổi này tốt nghiệp đại học Yale, từng là phóng viên báo Tin tức Chicago, gia nhập OSS tại châu Âu, vốn là con của đại sứ Mỹ tại Pháp. Anh nói tiếng Pháp thành thạo nhưng lại căm ghét chế độ thực dân chẳng khác Patti. Dewey liền đến gặp Gracey để phàn nàn về sự lộng hành của quân Pháp. Gracey chẳng những không tiếp mà còn yêu cầu Dewey rời khỏi Đông dương càng sớm càng tốt, cho rằng các hoạt động của OSS không có ích gì mà còn gây rối thêm. Tuy nhiên Gracey cũng xuống nước, đề nghị Pháp rút quân khỏi đường phố, trao lại quyền gìn giữ trật tự cho Nhật.
Uỷ ban Nam bộ cũng bắt đầu thương lượng với đại diện Pháp Jean Cedile, đã nhảy dù xuống Nam bộ từ 22/8. Tuy nhiên như nhà ngoại giao Pháp Bernard de Folin ghi lại, đây là cuộc đối thoại của 2 người câm, mặc dù có sự trợ giúp đắc lực của Peter Dewey từ OSS. Pháp chỉ chấp nhận nói chuyện về độc lập sau khi chế độ cai trị thực dân được khôi phục lại. Đến giữa tháng 9, Phạm Văn Bách lúc đó là chủ tịch UBNB hiểu rằng các cuộc đàm phán là vô nghĩa, UB kêu gọi tổng bãi công vào ngày 17. Ngay lập tức Gracey ban bố thiết quân luật, thả tất cả quân Pháp (chủ yếu là lính lê dương), trang bị vũ khí và đề nghị Pháp lập lại trật tự. Đụng độ đã xảy ra giữa quân Việt nam và Pháp. Đêm 22/9, Cedile ra lệnh cho quân Pháp chiếm lại tất cả các vị trí trọng yếu và đuổi UB ra khỏi trụ sở mới là toà Thị chính Sài gòn. Sáng hôm sau, 22000 người Pháp hân hoan biết rằng Sài gòn lại dưới quyền cai trị của họ. Người Pháp tràn ra phố đánh đập bất cứ người Việt nam nào bất kể trẻ già, trai, gái mà chúng gặp trên đường.
Chỉ huy của OSS lúc đó tại Sài gòn là trung tá Dewey. Chàng thanh niên 28 tuổi này tốt nghiệp đại học Yale, từng là phóng viên báo Tin tức Chicago, gia nhập OSS tại châu Âu, vốn là con của đại sứ Mỹ tại Pháp. Anh nói tiếng Pháp thành thạo nhưng lại căm ghét chế độ thực dân chẳng khác Patti. Dewey liền đến gặp Gracey để phàn nàn về sự lộng hành của quân Pháp. Gracey chẳng những không tiếp mà còn yêu cầu Dewey rời khỏi Đông dương càng sớm càng tốt, cho rằng các hoạt động của OSS không có ích gì mà còn gây rối thêm. Tuy nhiên Gracey cũng xuống nước, đề nghị Pháp rút quân khỏi đường phố, trao lại quyền gìn giữ trật tự cho Nhật.
Ngày 24/9, hàng trăm phần tử vũ
trang, chủ yếu là Cao đài và Bình xuyên tràn vào khu phố người Pháp Herault hô ầm
ĩ “Giết bọn Âu trắng”. Hơn 150 người chết, 100 người bị bắt đi và mất tích
luôn, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Nông dân ngoại ô cũng bạo loạn, đốt
nhà, chiếm đất và đánh giết các địa chủ. Bây giờ thì Giàu không còn tin vào hoà
hoãn nữa. Lo sợ các lực lượng dân tộc sẽ chiếm mất quyền lực, Giàu ra lệnh tiếp
tục bãi công và phong toả thành phố. Những chiến luỹ được dựng trên các ngả đường
để ngăn người Pháp ra khỏi thành phố và không cho người Việt nam từ ngoài vào.
Dewey điện cho Patti “Nam bộ như lò thuốc súng, người Mỹ cần hành động”. Trưa
ngày hôm sau, trên đường ra sân bay Tân sơn nhất, Dewey bị bắn chết trên một
chiến luỹ và trở thành người Mỹ đầu tiên chết trong cách mạng Việt nam. Trụ sở
OSS cũng bị tấn công và được quân Anh giải cứu. Các sĩ quan OSS điều tra cái chết
của Dewey đều cho rằng Việt minh không có động cơ để giết Dewey cũng như người
Mỹ vốn ủng hộ nền độc lập của Việt nam. Một phần lỗi là do Gracey đã từ chối
cho Dewey được treo cờ Mỹ trên chiếc Jeep của mình (theo Gracey là chưa xứng
đáng), và nhiều khả năng là Việt minh đã nhầm chiếc xe của Dewey là chở quân
Pháp. Biết chuyện qua Patti, Hồ Chí Minh đã bị sốc, sau đó gửi thư đến tổng thống
Truman bày tỏ sự đau buồn.
Sự hỗn loạn ở Sài gòn đã ảnh hưởng nặng đến hình ảnh gìn giữ hoà bình của quân Anh. Ngài Mountbatten đã triệu Gracey và Cedile đến Singapore để mắng mỏ vì kỳ thị chủng tộc và không chịu làm việc với người Việt nam. Nhưng mọi sự đã muộn. Đầu tháng 10, quân Pháp do Leclerc chỉ huy đã tiến vào Nam bộ, vài ngày sau, tại Cung Sportif, Grace đã ký hiệp định giao lại toàn quyền cai trị Việt nam từ vĩ tuyến 16 trở về trước cho Pháp. Ngày 10/10, Giàu tấn công quân Anh-Pháp tại Tân sơn nhất và các cửa ô. Tuy nhiên chỉ vài tuần sau, các đơn vị Việt minh và các phần tử dân tộc thiếu kinh nghiệm đã bị đẩy bật ra xa ngoại ô Sài gòn và buộc phải lẩn trốn trong những cánh rừng và đầm lầy. Trước tình hình đó, Việt minh ra sức tìm cách hàn gắn các phe phái, còn Lê Duẩn thì khẩn cấp triệu tập cuộc họp Việt minh ở đồng bằng sông Mekong để chuẩn bị cho chiến tranh. Tại Hà nội, Hồ CHí MInh lên đài kêu gọi cả nước ủng hộ miền Nam, thề sẽ thống nhất đất nước. Tại miền trung, nhiều nơi, cả làng đã hưởng ứng Nam tiến đánh Pháp. Tuy nhiên trong chỗ thân tín, Hồ khuyên các cộng sự phải kiên nhẫn, “từ kinh nghiệm lịch sử, chỉ có cuộc chiến kéo dài mới dành được kết quả”.
Sự hỗn loạn ở Sài gòn đã ảnh hưởng nặng đến hình ảnh gìn giữ hoà bình của quân Anh. Ngài Mountbatten đã triệu Gracey và Cedile đến Singapore để mắng mỏ vì kỳ thị chủng tộc và không chịu làm việc với người Việt nam. Nhưng mọi sự đã muộn. Đầu tháng 10, quân Pháp do Leclerc chỉ huy đã tiến vào Nam bộ, vài ngày sau, tại Cung Sportif, Grace đã ký hiệp định giao lại toàn quyền cai trị Việt nam từ vĩ tuyến 16 trở về trước cho Pháp. Ngày 10/10, Giàu tấn công quân Anh-Pháp tại Tân sơn nhất và các cửa ô. Tuy nhiên chỉ vài tuần sau, các đơn vị Việt minh và các phần tử dân tộc thiếu kinh nghiệm đã bị đẩy bật ra xa ngoại ô Sài gòn và buộc phải lẩn trốn trong những cánh rừng và đầm lầy. Trước tình hình đó, Việt minh ra sức tìm cách hàn gắn các phe phái, còn Lê Duẩn thì khẩn cấp triệu tập cuộc họp Việt minh ở đồng bằng sông Mekong để chuẩn bị cho chiến tranh. Tại Hà nội, Hồ CHí MInh lên đài kêu gọi cả nước ủng hộ miền Nam, thề sẽ thống nhất đất nước. Tại miền trung, nhiều nơi, cả làng đã hưởng ứng Nam tiến đánh Pháp. Tuy nhiên trong chỗ thân tín, Hồ khuyên các cộng sự phải kiên nhẫn, “từ kinh nghiệm lịch sử, chỉ có cuộc chiến kéo dài mới dành được kết quả”.
Quả thật là chính quyền non trẻ chưa
thể có đủ năng lực đến tiến hành chiến tranh. Tuy quân Pháp chưa đến Bắc bộ,
nhưng dưới sự bảo kê của quân Tưởng, các phần tử dân tộc đang ngày càng lấn lướt.
Hồ Chí MInh phải hết sức khéo léo để lôi kéo đồng minh. Ông ra lệnh cung cấp
thuốc phiện cho Lư Hán, tư lệnh quân Tưởng ở Việt nam. Ông cho mời Bảo đại từ
Huế ra, tỏ vẻ lấy làm tiếc là cáp dưới đã dùng vũ lực để ép Bảo Đại thoái vị. Hồ
nói “Tôi cho rằng ngài phải lãnh đạo đất nước, còn tôi sẽ lãnh đạo chính phủ”.
Hồ Chí MInh đã đề nghị Bảo đại làm cố vấn tối cao cho Chính phủ và ông này đã
nhận lời.
Mặc dù Hồ đã làm hết sức để giữ hình ảnh ôn hoà, ông không thuyết phục được các phần tử dân tộc trong Đồng minh Hội, đã tố cáo Việt minh tráo trở trong khi chủ động đơn phương dành chính quyền. Nguyễn Hải Thần và Đại Việt gọi chính phủ là “Hồ và băng đảng khố rách áo ôm” đang tìm cách thoả hiệp với Pháp. Vũ Hồng Khanh và báo chí Việt Nam Quốc Dân Đảng thì rêu rao về nguy cơ “Khủng bố đỏ”. Mặc dù như Patti nhận xét bọn này không có một chiến lược kinh tế xã hội nào và “mất phương hướng chính trị một cách vô vọng” , chúng có trong tay một con bài quan trọng là sự ủng hộ của quân Tưởng. Tuy nhiên bọn này cũng chẳng có mục tiêu thống nhất. Hội liên quan đến Đồng minh Hội do Tiêu Văn ủng hộ thì mong quân Tưởng và Nhật rút sớm để có thể thành lập chính phủ của mình. Đại Việt và Việt nam Quốc Dân Đảng thì theo đuôi Lư Hán và muốn quân chiếm đóng Tưởng ở lại lâu dài. Nhà báo Pháp Phelip Deviller, lúc đó đang ở Hà nội cũng nhận thấy sự chia rẻ trong hàng ngũ Việt minh làm 3 nhóm: nhóm cộng sản cứng rắn như Hoàng Quốc Việt, Trần Huy Liệu, Hồ Tùng Mậu; nhóm cộng sản thực dụng như Giáp, Hoàng Minh Giám và bố vợ Giáp là Đặng Thai Mai; nhóm thứ 3 là nhóm không cộng sản, theo Việt minh vì yêu nước. Deviller cho rằng Hồ Chí MInh đã rất khéo léo xoa dịu mâu thuẫn giữa các nhóm, đặc biệt là thuyết phục các đồng chí cứng rắn không manh động. Trong một bình luận, Hồ cho rằng các phần tử phản động sẽ “bị quét sạch” nhưng từng bước cho đến khi chính phủ nắm được chính quyền một cách vững chắc. Nhiều lúc tình hình quá căng thẳng, Hồ phải thay đổi chỗ ở thường xuyên, đề phòng bị ám sát. Theo Hồ, cách tốt nhất để trị hội Dân tộc chủ nghĩa là làm việc với quân Tưởng. Tuy nhiên chưa rõ là Lư Hán sẽ ở lại đây bao lâu. Đầu tháng 10, Tưởng cử tướng Hồ Yingqin sang thị sát tình hình, phê phán Lư Hán không có kế hoạch hành động để ngăn cản cộng sản thâu tóm quyền lực. Khả năng quân Tưởng rút lại càng mù mờ hơn.
Trong khi đó Pháp vẫn là mối đe doạ lớn nhất, nếu các nước Đồng minh cùng xúm lại để chống Nga, đương nhiên Pháp sẽ được rảnh tay để chiếm lại Đông dương mà chẳng ai phản đối mặc dù có thể không thích. Hiểu được điều đó, từ giữa tháng 9, Hồ đã bí mật đàm phán với Marcel Alessandri bà Leo Pignon (Sainteny lúc này đã sang ấn độ). Trong các cuộc phỏng vấn với các nhà báo phương Tây, Hồ đã chào mừng người Pháp quay trở lại Đông dương nếu họ đến như những người bạn chứ không phải những kẻ chinh phục.
Hy vọng cuối cùng của Hồ là được Mỹ bảo trợ. Mặc dù liên tiếp bị cấp trên khiển trách, đại diện cao cấp nhất của Mỹ ở Đông dương là thiếu tá Patti không giấu được thiện cảm với chính phủ Việt nam. Ông này báo cáo là tuy chính phủ rõ ràng là thiên tả nhưng họ đang nắm vững chính quyền và sẵn sàng tiến hành chiến tranh với Pháp. Vài tuần sau Patti lại báo cáo: các nhà lãnh đạo Việt nam rất muốn được Mỹ bảo trợ như Philippines, tuy nhiên họ hiểu rằng điều đó là vô vọng nên đề nghị lộ trình 10 năm để tiến tới độc lập hoàn toàn, cho tới lúc đó Pháp có thể cử Thống sứ với tư cách là nguyên thủ quốc gia, dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc.
Mặc dù Hồ đã làm hết sức để giữ hình ảnh ôn hoà, ông không thuyết phục được các phần tử dân tộc trong Đồng minh Hội, đã tố cáo Việt minh tráo trở trong khi chủ động đơn phương dành chính quyền. Nguyễn Hải Thần và Đại Việt gọi chính phủ là “Hồ và băng đảng khố rách áo ôm” đang tìm cách thoả hiệp với Pháp. Vũ Hồng Khanh và báo chí Việt Nam Quốc Dân Đảng thì rêu rao về nguy cơ “Khủng bố đỏ”. Mặc dù như Patti nhận xét bọn này không có một chiến lược kinh tế xã hội nào và “mất phương hướng chính trị một cách vô vọng” , chúng có trong tay một con bài quan trọng là sự ủng hộ của quân Tưởng. Tuy nhiên bọn này cũng chẳng có mục tiêu thống nhất. Hội liên quan đến Đồng minh Hội do Tiêu Văn ủng hộ thì mong quân Tưởng và Nhật rút sớm để có thể thành lập chính phủ của mình. Đại Việt và Việt nam Quốc Dân Đảng thì theo đuôi Lư Hán và muốn quân chiếm đóng Tưởng ở lại lâu dài. Nhà báo Pháp Phelip Deviller, lúc đó đang ở Hà nội cũng nhận thấy sự chia rẻ trong hàng ngũ Việt minh làm 3 nhóm: nhóm cộng sản cứng rắn như Hoàng Quốc Việt, Trần Huy Liệu, Hồ Tùng Mậu; nhóm cộng sản thực dụng như Giáp, Hoàng Minh Giám và bố vợ Giáp là Đặng Thai Mai; nhóm thứ 3 là nhóm không cộng sản, theo Việt minh vì yêu nước. Deviller cho rằng Hồ Chí MInh đã rất khéo léo xoa dịu mâu thuẫn giữa các nhóm, đặc biệt là thuyết phục các đồng chí cứng rắn không manh động. Trong một bình luận, Hồ cho rằng các phần tử phản động sẽ “bị quét sạch” nhưng từng bước cho đến khi chính phủ nắm được chính quyền một cách vững chắc. Nhiều lúc tình hình quá căng thẳng, Hồ phải thay đổi chỗ ở thường xuyên, đề phòng bị ám sát. Theo Hồ, cách tốt nhất để trị hội Dân tộc chủ nghĩa là làm việc với quân Tưởng. Tuy nhiên chưa rõ là Lư Hán sẽ ở lại đây bao lâu. Đầu tháng 10, Tưởng cử tướng Hồ Yingqin sang thị sát tình hình, phê phán Lư Hán không có kế hoạch hành động để ngăn cản cộng sản thâu tóm quyền lực. Khả năng quân Tưởng rút lại càng mù mờ hơn.
Trong khi đó Pháp vẫn là mối đe doạ lớn nhất, nếu các nước Đồng minh cùng xúm lại để chống Nga, đương nhiên Pháp sẽ được rảnh tay để chiếm lại Đông dương mà chẳng ai phản đối mặc dù có thể không thích. Hiểu được điều đó, từ giữa tháng 9, Hồ đã bí mật đàm phán với Marcel Alessandri bà Leo Pignon (Sainteny lúc này đã sang ấn độ). Trong các cuộc phỏng vấn với các nhà báo phương Tây, Hồ đã chào mừng người Pháp quay trở lại Đông dương nếu họ đến như những người bạn chứ không phải những kẻ chinh phục.
Hy vọng cuối cùng của Hồ là được Mỹ bảo trợ. Mặc dù liên tiếp bị cấp trên khiển trách, đại diện cao cấp nhất của Mỹ ở Đông dương là thiếu tá Patti không giấu được thiện cảm với chính phủ Việt nam. Ông này báo cáo là tuy chính phủ rõ ràng là thiên tả nhưng họ đang nắm vững chính quyền và sẵn sàng tiến hành chiến tranh với Pháp. Vài tuần sau Patti lại báo cáo: các nhà lãnh đạo Việt nam rất muốn được Mỹ bảo trợ như Philippines, tuy nhiên họ hiểu rằng điều đó là vô vọng nên đề nghị lộ trình 10 năm để tiến tới độc lập hoàn toàn, cho tới lúc đó Pháp có thể cử Thống sứ với tư cách là nguyên thủ quốc gia, dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc.
Quan điểm của chính phủ Mỹ không nhất
quán, chủ yếu là do mâu thuẫn giữa 2 Vụ châu Á và châu Âu. Ngày 28/9, vụ phó vụ
Viễn đông John Carter Vincent (sau này trở thành nạn nhân của phong trào chống
Cộng do nghị sĩ Mc Carthy khởi xướng) đã nêu vấn đề với thứ trưởng Dean
Acheson. Theo Vincent, chính sách “không can thiệp” của Mỹ sẽ dẫn đến cuộc khủng
hoảng toàn diện ở Đông dương vì Pháp không chịu nhượng bộ. Vincent đề nghị Mỹ
và Anh thành lập một uỷ ban điều tra tình hình.Trên cơ sở báo cáo của UB này, một
cuộc đàm phán quốc tế có thể có đại diện thích hợp của Annam sẽ được tiến hành.
Những biện pháp này sẽ tránh được một cuộc bùng nổ chủ nghĩa dân tộc ở Đông
dương. Vụ châu Âu có quan điểm khác, Vụ trưởng Freeman Mathew cho rằng hãy để Anh
Pháp tự giải quyết lấy. UB mà điều tra chỉ có thể dẫn đến một kết quả duy nhất
là Pháp phải trả lại Đông dương. Khi đó Nga sẽ nhảy vào đòi chia phần, rất rắc
rối :”bất lợi cho Pháp, cho phương Tây và cho cả người Đông dương nói chung” Vốn
xuất thân từ dân Châu Âu, Acheson đồng ý với Mathew và Mỹ sẽ chỉ can thiệp nếu
tình hình xấu đi nhanh chóng. Ngày 20/10 Vincent ra thông báo, Mỹ không phản đối
Hà lan và Pháp tiếp quản các thuộc địa cũ tại Đông Nam á, nhưng Mỹ hy vọng là
nhân dân các nước này sẽ được chuẩn bị cho trách nhiệm tự trị.
Trong lúc đó Pháp cũng tỏ rõ thái độ. Cuối tháng 10, đại diện của Sứ Quán Pháp tại Washington đã gặp một quan chức vụ Viễn đông là Abbot Moffat để bày tỏ quan điểm về tin đồn là đại diện của chính phủ Hồ Chí MInh đang tới Mỹ, ông này tuyên bố “chính phủ Pháp coi hành động này của Mỹ là không thân thiện”.
Hồ Chí Minh có thể không biết về những thay đổi này trong thái độ của Mỹ, nhưng rõ ràng là ông nhận thấy xu hướng xấu đi. Trong bữa tiệc chia tay với Patti ngày 30/9 tại Bắc bộ phủ, Hồ chia sẻ, ông không thể nào liên kết được những gì Mỹ đã tuyên bố tại Teheran, Quebec và Postdam với thái độ dửng dưng cho phép Anh và Tưởng đưa Pháp trở lại Việt nam. Tại sao Hiến chương Đại tây dương lại không áp dụng cho Việt nam? Hồ đề xuất một chương trình cải cách kinh tế xã hội cho khối các nước thuộc địa châu á. Patti bày tỏ thiện cảm với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhưng cũng nhắc lại quan điểm của Mỹ: "ủng hộ chủ quyền của Pháp nhưng không ủng hộ những tham vọng thực dân của Pháp". Cuối buổi nói chuyện, Hồ nhắc lại những thời điểm mấu chốt trong đời cách mạng của mình. Ông phủ nhận mình là cộng sản, là “bù nhìn của Matxcova” theo cách hiểu của Mỹ. Hồ Chí Minh đã nợ Liên xô bài học tư tưởng và đã trả hết trong 15 năm hoạt động cho Đảng, bây giờ ông là người tự do. Có phải là Mỹ đã giúp Việt nam trong những tháng gần đây để dành độc lập? Thế thì tại sao Việt nam lại mang nợ với Matxcova. Khi chia tay, Hồ nhờ Patti mang theo thông điệp Việt nam luôn biết ơn Mỹ đã giúp đỡ và mãi mãi coi Mỹ như người bạn và đồng minh tin cậy, cuộc đấu tranh giành độc lập của Mỹ là tấm gương cho nhân dân Việt nam noi theo. Vài ngày sau, Hồ còn gửi một bức thư cho tổng thống Truman. Nhưng tất cả đều vô vọng, những hoạt động của Patti, bức thư của người kế nhiệm Patti về đề nghị của Hà nội để Mỹ trung gian hoà giải, và những bức thư của Hồ cho Truman đều bị vứt vào sọt rác.
Trong lúc đó Pháp cũng tỏ rõ thái độ. Cuối tháng 10, đại diện của Sứ Quán Pháp tại Washington đã gặp một quan chức vụ Viễn đông là Abbot Moffat để bày tỏ quan điểm về tin đồn là đại diện của chính phủ Hồ Chí MInh đang tới Mỹ, ông này tuyên bố “chính phủ Pháp coi hành động này của Mỹ là không thân thiện”.
Hồ Chí Minh có thể không biết về những thay đổi này trong thái độ của Mỹ, nhưng rõ ràng là ông nhận thấy xu hướng xấu đi. Trong bữa tiệc chia tay với Patti ngày 30/9 tại Bắc bộ phủ, Hồ chia sẻ, ông không thể nào liên kết được những gì Mỹ đã tuyên bố tại Teheran, Quebec và Postdam với thái độ dửng dưng cho phép Anh và Tưởng đưa Pháp trở lại Việt nam. Tại sao Hiến chương Đại tây dương lại không áp dụng cho Việt nam? Hồ đề xuất một chương trình cải cách kinh tế xã hội cho khối các nước thuộc địa châu á. Patti bày tỏ thiện cảm với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhưng cũng nhắc lại quan điểm của Mỹ: "ủng hộ chủ quyền của Pháp nhưng không ủng hộ những tham vọng thực dân của Pháp". Cuối buổi nói chuyện, Hồ nhắc lại những thời điểm mấu chốt trong đời cách mạng của mình. Ông phủ nhận mình là cộng sản, là “bù nhìn của Matxcova” theo cách hiểu của Mỹ. Hồ Chí Minh đã nợ Liên xô bài học tư tưởng và đã trả hết trong 15 năm hoạt động cho Đảng, bây giờ ông là người tự do. Có phải là Mỹ đã giúp Việt nam trong những tháng gần đây để dành độc lập? Thế thì tại sao Việt nam lại mang nợ với Matxcova. Khi chia tay, Hồ nhờ Patti mang theo thông điệp Việt nam luôn biết ơn Mỹ đã giúp đỡ và mãi mãi coi Mỹ như người bạn và đồng minh tin cậy, cuộc đấu tranh giành độc lập của Mỹ là tấm gương cho nhân dân Việt nam noi theo. Vài ngày sau, Hồ còn gửi một bức thư cho tổng thống Truman. Nhưng tất cả đều vô vọng, những hoạt động của Patti, bức thư của người kế nhiệm Patti về đề nghị của Hà nội để Mỹ trung gian hoà giải, và những bức thư của Hồ cho Truman đều bị vứt vào sọt rác.
Đến mùa
thu năm 1945, bức tranh về Cách Mạng Tháng 8 trở nên rõ ràng hơn. Tuy lãnh thổ
vẫn do quân Tưởng chiếm đóng, Việt minh kiểm soát phía Bắc chủ yếu nhờ sự hồ hởi
vì độc lập của dân chúng và hình ảnh huyền thoại của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại
miền Nam, quân Pháp đã khôi phục lại chế độ thuộc địa, Việt minh đang xây dựng
những căn cứ địa tại nông thôn.
Đối với Hồ Chí Minh, diễn biến trên chính trường quốc tế mới là điều quan trọng. Hồ muốn nhờ tay nước ngoài để ngăn chặn tham vọng thực dân của Pháp. Kinh nghiệm lâu năm cho Hồ biết Stalin chẳng quan tâm gì đến châu á và không thể ảo tưởng về sự giúp đỡ của Liên Xô.Tuy nhiên cũng khó có khả năng là Liên Xô sẽ ủng hộ Pháp. Hồ biết rõ về những tư tưởng chống thực dân ở Mỹ, tuy nhiên hy vọng Mỹ giúp đỡ thật là mong manh. Nếu liên minh Xô - Mỹ chuyển thành thế đối đầu, Việt nam sẽ bị kẹt trong thế mâu thuẫn toàn cầu mới. Tại hội nghị Tân trào, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh, rất có thể vì sợ cách mạng thế giới, Mỹ sẽ quay sang ủng hộ Pháp.
Mặc dù con đường phía trước còn đầy chông gai, thực tế là Việt minh đang nắm chính quyền tại Hà nội. Sau này nhiều nhà sử học của Đảng đã tâng bốc vai trò lãnh đạo tài tình của Đảng, rằng Cách Mạng Tháng 8 ( CMT8) là điển hình kết hợp giữa nông thôn và thành thị, là hình mẫu cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thứ Ba... Gần đây nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng CMT8 là một cuộc nổi dậy có tính ngẫu hứng, rất ít có kế hoạch và chỉ đạo. Một số còn gọi đó là cuộc đảo chính. Những nhận xét này cũng có phần đúng, Lenin đã từng nói thực tế cách mạng phức tạp hơn nhiều so với lý thuyết với cách mạng và bất cứ cuộc cách mạng nào cũng có yếu tố ngẫu nhiên. Mặc dù có thể Đảng đã dự trù nhiều thứ ở Tân trào, khi Nhật đầu hàng, cuộc nổi dậy đã diễn ra có phần bột phát. Nhiều cơ sở đảng chẳng có liên hệ gì với TƯ, cứ tuỳ cơ ứng biến mà làm. Nạn đói khủng khiếp hoành hành trước đó vài tháng làm nhân dân nổi giận cũng giúp cho cuộc nổi dậy thành công nhanh chóng.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận CMT8 là một thành công to lớn của Đảng. Không thể có một cuộc cách mạng nếu không có những người cách mạng. Trong khi các phần tử dân tộc chủ nghĩa co ro nằm chờ ở Nam Trung hoa thì Việt minh đã dám chấp nhận thử thách và đã chớp được cơ hội tại thời điểm cuối của cuộc chiến tranh Thái bình dương, đặt thế giới vào một sự đã rồi “Fait accompli”. Bằng cách sử dụng Việt minh như một mặt trận rộng rãi với chương trình thu hút tất cả các tầng lớp nhân dân, Hồ Chí Minh đã mở rộng đáng kể phạm vi ảnh hưởng của Đảng cộng sản. Không những thế, Việt minh còn giúp Hồ kêu gọi sự công nhận của các nước đồng minh thắng trận như đại diện hợp pháp cho các quyền lợi dân tộc. Hình ảnh ôn hoà đó chính là hình ảnh của Hồ Chí Minh, một “người đơn giản là yêu nước”, mặc áo kaki và đi dép cao su, đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người Việt nam và những người gần gũi với Hồ như Charles Fenn, Archimedes Patti, Jean Sainteny, Tướng Leclerc. Tuy nhiên không phải tất cả các đồng đội của Hồ đều ủng hộ ông. Sau này Trường Chinh đã nói, Đảng đã tắm máu không sạch và để lại quá nhiều kẻ thù tương lai trong CMT8.
Chiến lược của Hồ không phải là hoàn hảo. Chương trình hành động của Việt minh chỉ là điểm khởi đầu và sau này, rất có thể Đảng phải lộ bộ mặt thật sẽ dẫn đến sự thất vọng của dân chúng. Nhưng Hồ Chí MInh luôn luôn là một con người thực dụng. Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Harold Isaacs cuối năm 1945, Hồ nói: “Độc lập là một sự kiện. Cái gì phải đến sau đó sẽ đến. Nhưng độc lập phải có trước, không phụ thuộc sau đó sẽ là cái gì”. Có giữ được độc lập hay không là một chuyện khác “chúng tôi đang đơn độc, và chúng tôi phải phụ thuộc vào chính mình”. Hồ nói với Isaacs, chấp nhận cuộc chơi đầy khó khăn phía trước.
Đối với Hồ Chí Minh, diễn biến trên chính trường quốc tế mới là điều quan trọng. Hồ muốn nhờ tay nước ngoài để ngăn chặn tham vọng thực dân của Pháp. Kinh nghiệm lâu năm cho Hồ biết Stalin chẳng quan tâm gì đến châu á và không thể ảo tưởng về sự giúp đỡ của Liên Xô.Tuy nhiên cũng khó có khả năng là Liên Xô sẽ ủng hộ Pháp. Hồ biết rõ về những tư tưởng chống thực dân ở Mỹ, tuy nhiên hy vọng Mỹ giúp đỡ thật là mong manh. Nếu liên minh Xô - Mỹ chuyển thành thế đối đầu, Việt nam sẽ bị kẹt trong thế mâu thuẫn toàn cầu mới. Tại hội nghị Tân trào, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh, rất có thể vì sợ cách mạng thế giới, Mỹ sẽ quay sang ủng hộ Pháp.
Mặc dù con đường phía trước còn đầy chông gai, thực tế là Việt minh đang nắm chính quyền tại Hà nội. Sau này nhiều nhà sử học của Đảng đã tâng bốc vai trò lãnh đạo tài tình của Đảng, rằng Cách Mạng Tháng 8 ( CMT8) là điển hình kết hợp giữa nông thôn và thành thị, là hình mẫu cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thứ Ba... Gần đây nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng CMT8 là một cuộc nổi dậy có tính ngẫu hứng, rất ít có kế hoạch và chỉ đạo. Một số còn gọi đó là cuộc đảo chính. Những nhận xét này cũng có phần đúng, Lenin đã từng nói thực tế cách mạng phức tạp hơn nhiều so với lý thuyết với cách mạng và bất cứ cuộc cách mạng nào cũng có yếu tố ngẫu nhiên. Mặc dù có thể Đảng đã dự trù nhiều thứ ở Tân trào, khi Nhật đầu hàng, cuộc nổi dậy đã diễn ra có phần bột phát. Nhiều cơ sở đảng chẳng có liên hệ gì với TƯ, cứ tuỳ cơ ứng biến mà làm. Nạn đói khủng khiếp hoành hành trước đó vài tháng làm nhân dân nổi giận cũng giúp cho cuộc nổi dậy thành công nhanh chóng.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận CMT8 là một thành công to lớn của Đảng. Không thể có một cuộc cách mạng nếu không có những người cách mạng. Trong khi các phần tử dân tộc chủ nghĩa co ro nằm chờ ở Nam Trung hoa thì Việt minh đã dám chấp nhận thử thách và đã chớp được cơ hội tại thời điểm cuối của cuộc chiến tranh Thái bình dương, đặt thế giới vào một sự đã rồi “Fait accompli”. Bằng cách sử dụng Việt minh như một mặt trận rộng rãi với chương trình thu hút tất cả các tầng lớp nhân dân, Hồ Chí Minh đã mở rộng đáng kể phạm vi ảnh hưởng của Đảng cộng sản. Không những thế, Việt minh còn giúp Hồ kêu gọi sự công nhận của các nước đồng minh thắng trận như đại diện hợp pháp cho các quyền lợi dân tộc. Hình ảnh ôn hoà đó chính là hình ảnh của Hồ Chí Minh, một “người đơn giản là yêu nước”, mặc áo kaki và đi dép cao su, đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người Việt nam và những người gần gũi với Hồ như Charles Fenn, Archimedes Patti, Jean Sainteny, Tướng Leclerc. Tuy nhiên không phải tất cả các đồng đội của Hồ đều ủng hộ ông. Sau này Trường Chinh đã nói, Đảng đã tắm máu không sạch và để lại quá nhiều kẻ thù tương lai trong CMT8.
Chiến lược của Hồ không phải là hoàn hảo. Chương trình hành động của Việt minh chỉ là điểm khởi đầu và sau này, rất có thể Đảng phải lộ bộ mặt thật sẽ dẫn đến sự thất vọng của dân chúng. Nhưng Hồ Chí MInh luôn luôn là một con người thực dụng. Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Harold Isaacs cuối năm 1945, Hồ nói: “Độc lập là một sự kiện. Cái gì phải đến sau đó sẽ đến. Nhưng độc lập phải có trước, không phụ thuộc sau đó sẽ là cái gì”. Có giữ được độc lập hay không là một chuyện khác “chúng tôi đang đơn độc, và chúng tôi phải phụ thuộc vào chính mình”. Hồ nói với Isaacs, chấp nhận cuộc chơi đầy khó khăn phía trước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét