Tháng 8/2005 tại Giao lưu trực tuyến trên VTV1 “60 năm:
Những thông điệp từ quá khứ” nhân kỷ niệm 60 năm Cách mạng Tháng Tám 1945, nhiều
người còn nhớ Nhà sử học Dương Trung Quốc có nói: “Đã là lãnh đạo, đã là nhà
quản lý phải hết sức gương mẫu trong sinh hoạt đời thường. Cụ Hồ và thế hệ cán
bộ tham gia đấu tranh giành chính quyền và xây dựng chính quyền dân chủ nhân
dân những ngày Tháng Tám lịch sử là những tấm gương sáng cho mọi thế hệ”. (Hôm đó 1 số lãnh đạo đương chức xem và tỏ ra không hài lòng, phản ứng ngay qua điện thoại với người tổ chức chương trình. Ý là, anh đã nói cho dân biết sự thật!?).
Ngày Trung tướng Lê Quang Đạo còn
sống, tôi thường được tiếp xúc với ông. Ông có nhiều kỷ niệm với Bác và thường
kể lại: Hàng năm cứ đến ngày 19/5 sinh nhật Bác, Người thường bí mật đi công
tác xa để các cơ quan, đoàn thể không thể đến thăm và chúc mừng. Bác bảo: “Đến
chúc thọ là ta phải tiếp mà đã tiếp là xâm phạm vào thời gian làm việc. Và khi
đến chúc thọ là phải có hoa, có quà. Tiền mua hoa, mua quà lấy từ ngân sách, mà
đã là ngân sách chính là xương máu của nhân dân. Vậy là lãng phí!”.
Trong hồi ký của Trung tướng có ghi: Ngày 19/5/1969, sinh nhật cuối cùng của Bác, Người nhận được những lẵng hoa của Đoàn Ngoại giao gửi tới chúc mừng. Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ: “Chuyển những lẵng hoa này cho đồng chí Lê Quang Đạo (Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) để tặng ngay cho những đơn vị vừa bắn rơi máy bay Mỹ!”.
Trong hồi ký của Trung tướng có ghi: Ngày 19/5/1969, sinh nhật cuối cùng của Bác, Người nhận được những lẵng hoa của Đoàn Ngoại giao gửi tới chúc mừng. Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ: “Chuyển những lẵng hoa này cho đồng chí Lê Quang Đạo (Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) để tặng ngay cho những đơn vị vừa bắn rơi máy bay Mỹ!”.
Có trong tay hồi ký “Ở cạnh Bác Hồ” của đồng chí Văn Trang, cán bộ Trung Quốc từng công tác ở Việt Nam hơn 10 năm, suốt từ thời kháng chiến chống Pháp, đồng chí đã ghi lại: “Ngày 1/1/1955, Hà Nội đón Bác về Thủ đô. Bác ở trong Phủ Chủ tịch (trước là Phủ toàn quyền Đông Dương) nhưng hàng ngày sinh hoạt trong gian nhà dành cho người phục vụ. Sau này anh em làm ngôi nhà sàn cho Bác, nhưng mùa đông Bác thường ở trong ngôi nhà nhỏ này. An mặc của Bác vẫn giản dị như trước, gặp trời lạnh hoặc đi ra ngoài thì mặc áo Trung Sơn vải ka-ki vàng, khi nào trời rét thì mặc thêm chiếc áo kép lót lông tơ lạc đà do chị Đặng Dĩnh Siêu (phu nhân Thủ tướng Chu An Lai) may tặng. Tuy đã vào thành, Bác vẫn đi đôi “dép kháng chiến” làm bằng lốp ôtô.
… Tháng 5/1961, trước khi lên đường sang Trung Quốc, Bác gặp Đại sứ Hà Vĩ nêu “ba điều quy ước”: “Một là không tổ chức các hoạt động chúc thọ; Hai là đi lại không đưa đón (trừ các cháu bé ra); Ba là các hoạt động ở Trung Quốc không bí mật và không công khai. Bác từng nhiều lần nói với đồng chí Chu Ân Lai: “Tôi sang Trung Quốc thì cũng như ở nhà vậy, không khách khí chút nào”.
Sau khi thăm quê hương Mao Chủ tịch ở làng Thiều Sơn Xung (tỉnh Hồ Nam) về, Bác ghé qua Trường Sa. Hôm đó đúng ngày sinh nhật Bác, các đồng chí địa phương bố trí tiệc chúc thọ tại nhà ăn. Bác bước vào chợt thấy cảnh đó, dừng ngay lại, vẻ ngạc nhiên, cố nói một cách dí dỏm: “Cái gì đấy, như tổ chức đám cưới?” rồi quay ra nghiêm túc nói với đồng chí phụ trách: “Cũng như đồng chí Mao Trạch Đông, tôi phản đối chúc thọ. Các đồng chí làm thế này không đúng”. An cơm xong, Bác tìm gặp Đại sứ Hà Vĩ nhắc lại ý kiến đó. Đồng chí Hà Vĩ tiếp thu phê bình của Bác...”.
Chỉ qua vài câu chuyện quanh ngày sinh nhật Bác, ta đã thấy hình ảnh mẫu mực của vị lãnh đạo đất nước và đó chính là tấm gương cho nhà quản lý các cấp. Nghĩ cho cùng không trong sạch, không gương mẫu, không công tâm thật khó mà quản lý được đất nước hay doanh nghiệp trong vận hội mới.
5 nhận xét:
Người ta đang tổ chức rùm beng cái gọi là :Học tập gương sáng HCM.Nhưng hình như bỏ quên chuyện này rồi?Nghe nói họ bảo:"Làm theo Bác khó quá!Nói dễ hơn".
Nghe nói, vụ học theo Bác tốn hàng nghìn tỷ đổng (lại thuế của dân!) nhưng chả quan cậu nào làm theo. (Chúng em tranh thủ gặt trước khi hạ cánh). Ngày xưa dân ghét công an, thuế vụ, hải quan... nay dân nói xấu cả đảng viên. Ai mà được khen "cái tay này là đảng viên nhưng mà tốt thật" thì sướng vô cùng, gần dân vô cùng dưng mà nghèo.
Nước ta đang ở thời suy. Bao giờ được sống trong xã hội thịnh với đạo đức xã hội trong sáng như ngày nào?
Chúng nó có nhiều tiền thì kệ thây nó nhưng nghe kể về đám cưới rình rang của con cái quan to (mấy cậu ở Chính phủ như cậu Phúc, cậu Ba...) mà chán. Nghe nói hốt khá.
Thật, chả có gì vinh mà thật ra là nhục.
Bao giờ cho đến ngày xưa! Phải chăng quy luật hết thịnh đến suy, quá ngọ sẽ đến hoàng hôn. Lịch sử các triều đại của nước ta trong lịch sử đều vậy cả. Nếu cứ cha truyền con nối thì phải theo quy luật như vậy thôi. Biết đến khi nào nước ta thật sự là "Việt Nam dân chủ cộng hòa, độc lập tự do hạnh phúc" như cái tên Bác đã đặt ra.
tôi cho rằng học tập tấm gương của bác so với quan chức ngày nay là khập khiểng.chỉ có các cụ thế hệ thứ hai là gương mẫu.chứ thế hệ bây giờ thì...xưa có câu"trời suy thì quỹ lộng đất động thì chó tru"nghĩ cho cùng chán ngán với thời cuộc.
Đăng nhận xét