Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Những ngồi làng kì lạ: Ngôi làng "siêu cổ" có từ thời Hùng Vương (ST: Đạt)

Trong khi nhiều nơi trên cả nước cơ bản đã... xóa xong làng cổ thì ngay sát Hà Nội vẫn có một ngôi làng cổ có niên đại gần 4000 năm tồn tại.



Làng Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh hiện là một trong những ngôi làng có niên đại cổ nhất Việt Nam còn được lưu giữ. Điểm đặc biệt của ngôi làng này ngoài niên đại rất lâu đời còn là ngôi làng cực hiếm có con đường lát đá xanh làm thành một vạch xương sống vòng quanh làng. Ở những trục đường chính, được lát 4 viên gạch, còn những trục đường phụ chỉ có 2 viên.

Đường chính.
Cổng làng Phù Lưu là nơi bắt đầu của con đường đá xanh chạy dọc suốt xung quanh làng
Cổng làng.

Qua bao vật đổi sao dời, con đường đã xanh vẫn còn nguyên dáng vẻ của nó, xanh mát và đều chằn chặn, không cong vênh, gồ ghề. Đây cũng là nơi mưu sinh của biết bao con người trong làng.

Sửa xe đạp mưu sinh.

Điểm đặc biệt tiếp theo của làng Phù Lưu từ xa xưa đó là Từ Phù Lưu đã hình thành một kiểu làng hoàn toàn khác biệt, làng trong phố, phố trong làng. Phố thì có nhiều ngôi nhà xây kiểu tây, sinh hoạt theo kiểu phố. Còn làng, có những ngôi nhà cổ, vẫn sinh hoạt theo kiểu làng.


Nhà cổ.
Đường qua bao năm không đổi.


Còn đường lát đá xanh này do cụ Hoàng Thùy Chi, Tổng trấn Bắc Giang ngày xưa, chỉ đạo khởi công xây dựng từ năm 1933 đến năm 1943 mới xong. Đến nay, dù bao thăng trầm của lịch sử nhưng con đường vẫn còn y nguyên.
Những ngôi nhà cổ giống Hà Nội xưa vẫn còn ở làng Phù Lưu.


Nhà kiểu HN.
Đường lát đá len vào mọi ngõ nhách.



.



Con đường đá xanh đặc biệt len lỏi vào sâu tận các ngóc ngách của làng




Cũng từ ngôi làng này, sinh ra rất nhiều người con nổi tiếng làm rạng danh người dân nơi đây như: nhà báo Hoàng Tích Chu, người đã làm một cuộc cách tân làm thay đổi hẳn phong cách của báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX; họa sỹ Hoàng Tích Chù, người đã nhận Giải thưởng Hồ Chí  Minh; nhà văn Kim Lân, nhà văn Nguyễn Địch Dũng, nhà thơ Hoàng Hưng; nhà quay phim, NSND Nguyễn Đăng Bẩy, nhạc sỹ Hồ Bắc, họa sỹ Thành Chương, họa sỹ Nguyễn Thị Hiền.


Đình làng.

Dân ở đây hầu như không làm ruộng, ruộng chỉ đếm trên đầu ngón tay mà chủ yếu buôn bán. Phụ nữ Phù Lưu nổi tiếng buôn bán giỏi nuôi chồng nuôi con ăn học.


Phù Lưu là làng có nhiều bố mẹ nuôi nhất nước, người nào trên 60 tuổi không có bố mẹ nuôi thì không phải là người làng Phù Lưu.



Điều đặc biệt cuối cùng mà không nhiều người biết về Phù Lưu đó là đây chính là nguyên mẫu ngôi làng trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân.

4 nhận xét:

Nặc danh nói...

Sưu tập của Đạt luôn đặc biệt và đắt hàng.

Nhat Trung nói...

Biết được làng cổ này trước thì hay quá.Vừa rồi ra đi thăm Đường Lâm.Hôm đi trại Hòe,Phố Thắng mà ko biết cùng Bắc Đen đi thăm luôn.Hôm đó chỉ vào thăm làng Đình Bảng ở đó vẫn còn ngôi nhà cổ của bác Lê Quang Đạo.Nhưng ấn tượng nhất vẫn là thịt Chuột được bày bán trong làng Đình Bảng.Nghe nói đám giỗ mà k có thịt này là giỗ hơi bị kém.

Tualinh nói...

Hết sức qúi báu vì nước Việt ta còn lưu giũ lại được một làng siêu cổ như vậy.
Có tuổi gần 4000 năm,tức là làng hình thành sau đời Hùng vương,vậy thì cổ lắm lắm,cực kỳ có giá trị để nghiên cứu tìm hiểu về đời sống quần thể tộc Việt sau giai đoạn Hùng Vương.

Rất tiếc TG bài báo không cho biết : Căn cứ vào đâu để cho rằng ngôi làng này có tuổi gần 4000 năm ? :)

tranbachai nói...

Vậy mà xưa không hiểu sao có câu "Bất giao Phù Lưu hữu, bất phu Đình Bảng thê, bất ẩm Đồng Kỵ thủy, bất thực Cẩm Giang kê"? hehehehe