Thầy Lê Văn Chiểu là hiệu phó Đại học KTQS từ những năm 1970, sau này còn là Phó chủ nhiệm TCKT. Từng được đi học Đại học Công nghệ mang tên Bau-man ở Matxcơva, Liên Xô những năm 1950, tới 1966 thầy về Phân hiệu 2 Đại học Bách khoa (tiền thân của Đại học KTQS). Vốn là nhà khoa học nên đam mê chuyên môn và không mất đam mê công tác quản lí.
Dân Đại học KTQS không quên hình ảnh ông thượng (rồi đại tá) đi đâu cũng khư khư cắp cái mũ cối bên nách (chả hiểu sao ông rất ngại đội mũ?). Vừa gặp sếp ở đầu này dãy nhà cao tầng Khu 125, vừa hỏi thăm tên tuổi thì vòng sang đầu kia lại gặp: "Chào thủ trưởng!". "Ừ, đồng chí đấy à? Tên gì nhỉ, mình thấy cậu quen quen".
Ông có tật hay nói "này kia kia nọ". Ví như: Các đồng chí phải... này kia kia nọ... học tập không ngừng... để mai sau làm việc tốt... này kia kia nọ.... Ngày ấy cả thầy lẫn trò ở Khu 125 đi WC phải đi qua quãng đường dài suốt từ nhà ở tới nhà WC tận cuối doanh trại. Một lần vừa gặp anh Trần Kiều (bộ môn Điện) đi xuống cầu thang thì ông Chiểu hỏi: "Trần Kiều đấy à? Cậu đi đâu đấy?". Anh Kiều mặt thản nhiên, tay vo vo tờ giấy, nói: "Tôi đi này kia kia nọ, thủ trưởng ạ". Vậy mà ông cũng chả giận.
Ngày đó hiếm ai được mặc quần Jeans hiệu Lewis hay Wrangler. Ở cửa hàng Giao tế có bán cho gia đình cán bộ cao cấp vải đũi của Liên Xô (chắc để may quần áo bảo bộ lao động cho công nhân!). Vải cũng dày, cứng cáp nên lên quần bò cũng đẹp, chỉ tội không bền như Jeans. Tôi có cái "quần giả bò" như thế (cũng là sang lắm rồi!), lên trường mặc ngoài giờ hành chính. Lâu này quần rách, vậy là xé ống làm thành quần soóc.
Lần ấy đi lững thững cắt đồi sang khu Khoa Cơ điện chơi. Vừa lên dốc thì thấy ông Chiểu đi xuống. Sếp nhìn tôi, ngạc nhiên:
- Sao cậu lại mặc quần soóc trong doanh trại?
Tôi cự liền: "Báo cáo thủ trưởng, đúng theo quy định xây dựng quân đội chính quy hiện đại thì ngoài giờ làm việc, sĩ quan chúng tôi không phải sống trong doanh trại mà có khu gia binh đàng hoàng. Thông cảm với khó khăn của QĐ, nay chúng tôi tạm sống trong doanh trại. Vậy ngoài giờ hành chính, chúng tôi cũng phải được tự do như ở nhà chứ". Thấy sếp ớ ớ rồi bỏ đi. Thứ hai sau trong giao ban nhà trường chả thấy nói về chuyện này.
Đó là vài kỉ niệm của tôi với sếp Chiểu.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Trí thức (Ngô Hạnh)
Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét